Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 14/10/2024 về việc triển khai đề án chuyển đổi số đến hết năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
5. Nội dung:
Mục tiêu đề ra của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Từng bước hoàn thiện nền tảng hạ tầng số, nền tảng ứng dụng số phục vụ xây dựng chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước; phục vụ người dân và doanh nghiệp; ưu tiên thực hiện chuyển đổi số một số lĩnh vực, hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hoàn thành xây dựng Đề án Chính quyền điện tử, đô thị thông minh giai đoạn 2020 - 2025, trọng tâm xây dựng cơ sở dữ liệu của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn Tỉnh phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Duy trì và nâng cao thứ hạng chuyển đổi số của Tỉnh theo bảng xếp hạng của Bộ Thông tin và Truyền thông về chỉ số chuyển đổi số (DTI) và chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông (Vietnam ICT Index).
Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp đảm bảo vai trò dẫn dắt chuyển đổi số của ngành, lĩnh vực; đào tạo kỹ năng chuyển đổi số; phân tích dữ liệu và hướng dẫn người dân, doanh nghiệp cùng tham gia chuyển đổi số để phát triển kinh tế - xã hội. Đảm bảo an toàn thông tin trên các nền tảng số; bảo vệ thông tin cá nhân trong quá trình thực hiện chuyển đổi số.
Các chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch:
- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với TTHC đủ điều kiện đạt trung bình tối thiểu 95%; Hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tỷ lệ trung bình tối thiểu 60%; Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất giữa các nền tảng, hệ thống thông tin giải quyết TTHC thông qua định danh điện tử VNeID đạt 100%; Tỷ lệ cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử đạt 100%; Tỷ lệ người dân, doanh nghiệp hài lòng trong giải quyết TTHC đạt 90%; Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) tại Tỉnh đạt 90%; cấp huyện đạt 80%; cấp xã đạt 60%; Tỷ trọng kinh tế số trên GDP đạt tối thiểu 20%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thương mại đạt trên 80%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; 80% cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng triển khai giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền để chống thất thu thuế, thất thu ngân sách; Tỷ lệ dân số trưởng thành được cấp chứng thư chữ ký số, chứng thư chữ ký điện tử đạt trên 50%; 100% số hộ gia đình có khả năng tiếp cận dịch vụ Internet cáp quang băng rộng; Tỷ lệ triển khai học bạ số đối với học sinh và bảng điểm số đối với sinh viên đạt 100%; Tỷ lệ các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn Tỉnh triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt đạt tỷ lệ 100%; Tỷ lệ các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID đạt 100%; Tỷ lệ phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước đạt 100%, tỷ lệ triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ của các cơ quan nhà nước đạt 100%.
Một số giải pháp để thực hiện các mục tiêu:
- Phát huy, nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành chuyển đổi số; Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp; Phát triển, thu hút nguồn nhân lực chuyển đổi số; Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ; Đảm bảo nguồn lực tài chính; Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế.