Xem chi tiet tin - Sở Giao thông vận tải

 

07. THANH TRA GIAO THÔNG VẬN TẢI

Ngày 03-08-2020

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

ĐIỆN THOẠI

THƯ ĐIỆN TỬ

1

Trần Văn Lê

Chánh Thanh tra GTVT

0918 932 295

letv@haugiang.gov.vn

2

Lữ Thành Trung

Phó Chánh Thanh tra GTVT

0913 816 517

trunglt@haugiang.gov.vn

3

Lư Văn Sĩ

Phó Chánh Thanh tra GTVT

0918 765 910

silv@haugiang.gov.vn

4

Võ Thanh Phong

Phó Chánh Thanh tra GTVT

0903 772 333

phongvt@haugiang.gov.vn

 

I. Vị trí, chức năng:
Thanh tra Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Thanh tra Sở), là cơ quan trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang, thuộc hệ thống Thanh tra Giao thông vận tải trên cơ sở sắp xếp, củng cố, tổ chức lại Ban Thanh tra Giao thông vận tải trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Hậu Giang.
Thanh tra Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và mở tài khoản riêng theo quy định của Pháp luật.
Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Giám đốc Sở), có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
Thanh tra Sở chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh; đồng thời, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Xây dựng Chương trình, Kế hoạch thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải, trình Giám đốc Sở phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình, Kế hoạch đó.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Thanh tra Hành chính (thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giao thông vận tải và các lĩnh vực khác liên quan thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở):
- Thanh tra, kết luận, Quyết định theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý;
- Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính theo hướng dẫn của Thanh tra tỉnh.
3. Về Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 136/2004/NĐ-CP:
- Thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng đường bộ, đường thủy nội địa do địa phương trực tiếp quản lý;
- Thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn của phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, do địa phương trực tiếp quản lý;
- Thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về vận tải và dịch vụ hổ trợ vận tải;
- Phối hợp và hỗ trợ chính quyền cấp huyện, cấp xã thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải của Trung ương trong việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ, chống lấn chiếm hành lan an toàn đường bộ, hành lang bảo vệ đường thủy nội địa do Trung ương trực tiếp quản lý ủy thác;
- Thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính đối các cơ sở đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép do địa phương quản lý trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đào tạo, cấp bằng giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ cho người điều kiện phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực giao thông vận tải;
- Khi có yêu cầu, phối hợp với thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải của Trung ương trong việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kiểm định kỹ thuật phương tiện, thiết bị giao thông vận tải;
- Phối hợp với lực lượng công an và tổ chức, lực lượng có liên quan khác trong việc phòng ngừa và xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông vận tải.
4. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Chủ trì hoặc tham gia giải quyết trực tiếp những khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh của công dân theo quy định của pháp luật;
- Giúp Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại về Quyết định hành chính; Quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Giám đốc Sở; xác minh kết luận và kiến nghị giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của sở theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định;
- Theo dõi, kiểm tra các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở trình tự, thủ tục do pháp luật quy định;
5. Thực hiện công tác phòng ngừa, chống tham nhũng trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
6. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
7. Theo dõi, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị và quyết định sau thanh tra; đồng thời, tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở.
8. Chủ trì, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra; được sử dụng công tác viên thanh tra theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản và kinh phí hoạt động của Thanh tra Sở.
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật do Giám đốc Sở giao.
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế:
1. Về tổ chức bộ máy:
1.1 Lãnh đạo:
- Chánh Thanh tra Sở: là người đứng đầu Thanh tra Sở và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Sở và nhiệm vụ được giao.
- Phó Chánh Thanh tra Sở: từ 01 đến 02 Phó Chánh Thanh tra Sở, giúp Chánh Thanh tra Sở thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn do Chánh Thanh tra Sở phân công, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
1.2 Cơ cấu tổ chức:
- Văn phòng Thanh tra Sở (Tổ chức, Hành chính, Quản trị, Tổng hợp, Tài vụ, kho…) hoạt động theo cơ chế “ một cửa”.
- Các Đội Thanh tra Giao thông vận tải (gọi chung là Đội Thanh tra GTVT):
+ Đội Thanh tra GTVT 1: là Đội Thanh tra Nghiệp vụ có chức năng Thanh tra hành chính, xử lý vi phạm hành chính, làm công tác tuyên truyền, tham mưu, tổng hợp.
+ Đội Thanh tra GTVT 2: là Đội cơ động, làm công tác tuần tra, kiểm soát đường thủy, đường bộ tỉnh; kiêm công tác tuần tra, kiểm soát và phụ trách trên địa bàn TP Vị Thanh.
+ Đội Thanh tra GTVT 3: Tuần tra, kiểm soát và phụ trách trên địa bàn 2 huyện Vị Thủy và Long Mỹ.
+ Đội Thanh tra GTVT 4: Tuần tra, kiểm soát và phụ trách trên địa bàn 2 huyện Châu Thành và Châu Thành A.
 Đội Thanh tra GTVT 5: Tuần tra, kiểm soát và phụ trách trên địa thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp.
Các Đội Thanh tra GTVT được phép sử dụng con dấu riêng theo quy định.
2. Về biên chế:
Biên chế của Thanh tra Sở là biên chế hành chính bao gồm Thanh tra viên và công chức thuộc các ngạch khác làm việc trong Thanh tra Sở.
Biên chế hành chính của Thanh tra Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ trong tổng chỉ tiêu hành chính của tỉnh do Bộ nội vụ giao,
Riêng lái xe, bảo vệ, kỹ thuật và một số công việc khác thực hiện theo chế độ hợp đồng theo quy định của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

Đang online: 5
Hôm nay: 500
Đã truy cập: 1411130
You do not have the roles required to access this portlet.