STT |
HỌ VÀ TÊN |
CHỨC VỤ |
ĐIỆN THOẠI |
THƯ ĐIỆN TỬ |
1 |
Trần Lê Trung |
Chánh Văn phòng Sở |
0907 346 345 |
trungtl.sgtvt @haugiang.gov.vn |
2 |
Võ Văn Kiến Quốc |
Phó Chánh Văn phòng Sở |
0907 566 660 |
@haugiang.gov.vn |
1. Vị trí, chức năng
Văn phòng Sở Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là Văn phòng) là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng điều phối hoạt động của các phòng và đơn vị trực thuộc Sở theo chương trình kế hoạch công tác của Sở;
Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện về: công tác tổ chức cán bộ, công chức, viên chức và lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; công tác cải cách hành chính, hành chính - quản trị, bao gồm: văn thư, lưu trữ, kế toán, tiền lương, tài sản; chế độ chính sách, bảo mật, phục vụ, bảo vệ, quân sự của cơ quan, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, quy chế dân chủ của Sở và công tác pháp chế ngành Giao thông vận tải.
Văn phòng được sử dụng con dấu của Sở khi Chánh Văn phòng ký văn bản thừa lệnh Giám đốc Sở.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Là đầu mối tổng hợp và lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về thực hiện nhiệm vụ của Sở gửi các cơ quan theo quy định. Chuẩn bị nội dung báo cáo giao ban định kỳ của Sở, ghi chép và thông báo nội dung các cuộc họp do lãnh đạo Sở chủ trì.
2. Tổng hợp tình hình xử lý công việc theo nhiệm vụ được giao, báo cáo kịp thời đến lãnh đạo Sở các công việc đã được giải quyết, chưa được giải quyết và những công việc cần thiết khác để lãnh đạo Sở biết, xử lý.
3. Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện trong công tác tổ chức cán bộ: quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và đơn vị trực thuộc Sở; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Sở. Phối hợp với các tổ chức có liên quan trong việc đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động thuộc cơ quan Sở theo quy định của pháp luật.
5. Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực hành chính, quản trị: văn thư, lưu trữ, tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn cơ quan, thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, hiếu hỷ. Phối hợp Phòng Kế hoạch Kỹ thuật tham mưu thực hiện công tác kế toán, tiền lương, tài sản. Theo dõi, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính, quản lý mạng tin học cơ quan và trang thông tin điện tử của Sở. Làm Thường trực Hội đồng kiểm kê tài sản của Sở để kiểm kê tài sản nhà nước đã giao cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.
6. Chủ trì xây dựng và trình Giám đốc Sở ban hành các quy chế, nội quy của cơ quan Sở nhằm tăng cường kỷ cương kỷ luật hành chính.
7. Tổ chức, phối hợp với Thanh tra Sở tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi của Sở; nghiên cứu đề xuất với Lãnh đạo Sở phương hướng, biện pháp xử lý các phản ánh, kiến nghị; đôn đốc các phòng và đơn vị được giao giải quyết, xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị và công khai kết quả xử lý các phản ánh, kiến nghị.
8. Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng: xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua khen thưởng cho từng thời kỳ và từng lĩnh vực; thẩm định, đề xuất các hình thức khen thưởng đảm bảo chính xác, kịp thời theo đúng quy định.
9. Chánh Văn phòng là người phát ngôn của Giám đốc, cung cấp thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong phạm vi Sở theo quy định của pháp luật.
11. Tham mưu lãnh đạo Sở ban hành các biện pháp cụ thể trong phạm vi đơn vị nhằm phòng chống mọi biểu hiện quan liêu, tiêu cực, hách dịch, cửa quyền trong khi thi hành nhiệm vụ của cán bộ công chức, viên chức Sở.
12. Về công tác xây dựng pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với các phòng và đơn vị liên quan giúp Giám đốc Sở đề xuất chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành ở địa phương; chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Giám đốc Sở đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Giám đốc Sở. Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Giám đốc Sở xem xét, quyết định;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các phòng và đơn vị liên quan giúp Giám đốc Sở góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến.
13. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với các phòng và đơn vị liên quan thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành ở địa phương;
b) Định kỳ 6 tháng, hàng năm xây dựng báo cáo trình Giám đốc Sở gửi Sở Tư pháp để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.
14. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
a) Chủ trì giúp Giám đốc Sở phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trình Giám đốc Sở để gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
15. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với các phòng và đơn vị liên quan giúp Giám đốc Sở lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành ở địa phương và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành ở địa phương; hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các đơn vị thuộc Sở;
c) Chủ trì và phối hợp với các phòng và đơn vị liên quan tổ chức xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật tại cơ quan;
d) Chủ trì và phối hợp với các phòng và đơn vị liên quan giúp Giám đốc Sở định kỳ 6 tháng, hàng năm tiến hành kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo Sở Tư pháp về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
16. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với các phòng và đơn vị liên quan giúp Giám đốc Sở thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành ở địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các phòng và đơn vị liên quan giúp Giám đốc Sở đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật;
c) Chủ trì xây dựng báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan trình Giám đốc Sở gửi Sở Tư pháp.
17. Về công tác bồi thường của Nhà nước
Chủ trì, phối hợp với các phòng và đơn vị liên quan giúp Giám đốc Sở thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
18. Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Chủ trì giúp Giám đốc Sở phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của ngành theo quy định của pháp luật.
19. Về công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng:
a) Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành ở địa phương; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng của Giám đốc Sở;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các phòng và đơn vị liên quan tham mưu cho Giám đốc Sở về các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp với các phòng và đơn vị liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo sự phân công của Giám đốc Sở.
20. Thực hiện công tác Cải cách thủ tục hành chính theo quy định; là đầu mối trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính của Sở.
21. Quản lý công chức, hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Văn phòng theo quy định của pháp luật và phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan xây dựng mối quan hệ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
22. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
3. Nguyên tắc hoạt động
1. Chánh Văn phòng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, trực tiếp điều hành công việc về mọi hoạt động chung của Văn phòng và những công việc được phân công theo quy định của pháp luật.
2. Phó Chánh Văn phòng là người giúp Chánh Văn phòng, được Chánh Văn phòng phân công chỉ đạo một số công tác và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng về nhiệm vụ được phân công.
3. Các chuyên viên và người lao động theo chế hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP chịu sự quản lý điều hành của Chánh Văn phòng, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Phó Chánh Văn phòng về phần việc được giao.