Xem chi tiet tin - Sở Giao thông vận tải

 

03. PHÒNG QUẢN LÝ HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Ngày 22-03-2021

1. Vị trí, chức năng

          Phòng Quản lý Hạ tầng giao thông là phòng chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông thủy bộ và công tác an toàn giao thông.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Tham mưu, thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác thuộc trách nhiệm của tỉnh quản lý hoặc được ủy thác quản lý. Cụ thể:

a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa do Trung ương ủy thác và UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý (Quốc lộ ủy thác, đường tỉnh, đường thủy nội địa);

b) Tham mưu xây dựng các đề án, quy định, quyết định, cơ chế, chính sách, ... để phục vụ công tác quản lý, bảo trì, hệ thống công trình giao thông do địa phương quản lý. Chỉ đạo kiểm tra việc quản lý, bảo trì đường địa phương;

c) Hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp quy chuyên ngành phục vụ cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống công trình giao thông và bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa tại các địa phương trên địa bàn tỉnh;

d) Xem xét, có ý kiến đề xuất đối với các dự án liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến công trình giao thông trên đường bộ, đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.

đ) Thiết lập và quản lý hệ thống báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa địa phương, đường sắt đô thị trong phạm vi quản lý;

e) Tham mưu cho lãnh đạo Sở quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ, ngừng khai thác các công trình giao thông do Sở quản lý bị xuống cấp, có nguy cơ dẫn đến sự cố nguy hiểm hoặc vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn chất lượng công trình đang khai thác;

2. Tham mưu thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn giao thông và công trình giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;

3. Tham mưu cho lãnh đạo Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phân loại đường thủy nội địa; công bố luồng, tuyến đường thủy nội địa theo thẩm quyền;

4. Tham mưu cho lãnh đạo Sở có ý kiến đối với việc xây dựng công trình trên đường thủy nội địa địa phương và tuyến chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương theo quy định;

5. Tổ chức quản lý và tham mưu cho lãnh đạo Sở chấp thuận, cấp phép đấu nối vào hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý; cấp Giấy phép lưu hành đặc biệt cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên các tuyến đường bộ thuộc địa bàn tỉnh; chấp thuận, cấp phép thi công công trình trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa đang khai thác do Sở quản lý hoặc Trung ương ủy thác quản lý;

6. Tham mưu cho lãnh đạo Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống đường tỉnh, các đường khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh;

7. Tham mưu cho lãnh đạo Sở tổ chức thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông tại bến xe ô tô, bãi đỗ xe, nhà ga đường sắt đô thị, trạm dừng nghỉ và cảng, bến thủy nội địa trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa do địa phương quản lý.

8. Là đầu mối lập kế hoạch sửa chữa, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nhằm đảm bảo an toàn giao thông và tổ chức thực hiện theo quy định.

9. Chủ trì phối hợp với phòng Kế hoạch Kỹ thuật tham mưu cho Giám đốc Sở trong việc tiếp nhận các công trình giao thông do các chủ đầu tư khác bàn giao cho Sở quản lý.

10. Là thành viên thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của ngành:

a) Tham mưu phương án phòng chống lụt bão, các văn bản chỉ đạo về phòng chống lụt bão; tìm kiếm cứu nạn;

b) Theo dõi đôn đốc, kiểm tra công tác PCLB&TKCN; Thực hiện nghiêm túc chế độ trực PCLB và báo cáo thường xuyên, đột xuất về tình hình mưa bão, tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh cho lãnh đạo Sở và lãnh đạo cấp trên theo đúng qui định;

c) Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị quản lý; đơn vị thi công kịp thời xử lý, khắc phục đảm bảo giao thông khi công trình xảy ra sự cố gây nên ách tắc giao thông và tìm kiếm cứu nạn; Phối hợp với các lực lượng khác để tham gia ứng cứu khi xảy ra sự cố ùn tắc giao thông.

11. Thường trực công tác xây dựng giao thông nông thôn và xây dựng xã nông thôn mới. Là đầu mối để Sở phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Sở ngành có liên quan trong việc đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, đồng thời kiểm tra kết quả thực hiện, đề xuất lãnh đạo Sở công nhận các xã đạt tiêu chí giao thông.

12. Tham mưu cho lãnh đạo Sở thực hiện kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo số liệu về hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của ngành và các báo cáo liên quan khác.

13. Theo dõi công tác giao thông của các huyện, thị xã, thành phố; tham mưu giúp Giám đốc Sở tổ chức phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định về trật tự an toàn giao thông; Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn giao thông cho các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân cấp huyện, thị xã, thành phố; đôn đốc các địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông ở những địa bàn có giao thông phức tạp.

14. Tham mưu giúp Giám đốc Sở chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không xảy ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức việc phối hợp các ngành, các cấp khắc phục hậu quả các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh; phối hợp xử lý tai nạn giao thông trên địa bàn khi có yêu cầu.

15. Thẩm định an toàn giao thông đối với dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông, kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác theo quy định của pháp luật.

16. Tham mưu cho Giám đốc Sở kế hoạch triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về trật tự an toàn giao thông; đề xuất Giám đốc Sở kiến nghị với UBND tỉnh về các biện pháp phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố để thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đã được phê duyệt.

17. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn giao thông, phối hợp với các đơn vị có liên quan ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

18. Tham mưu giúp Giám đốc Sở phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể có liên quan trong việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

19. Quản lý công chức của phòng theo quy định của pháp luật và phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan xây dựng mối quan hệ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

          3. Nguyên tắc hoạt động

1. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, trực tiếp điều hành công việc về mọi hoạt động chung của phòng và những công việc được phân công theo quy định của pháp luật.

2. Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công chỉ đạo một số công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công.

3. Các chuyên viên chịu sự quản lý điều hành của Trưởng phòng, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Phó Trưởng phòng về phần việc được giao.


Đang online: 1
Hôm nay: 649
Đã truy cập: 1411279
You do not have the roles required to access this portlet.