Chi tiết tin - Cải cách hành chính

 

Kỷ yếu Tòa án tỉnh Hậu Giang

Ngày 12-09-2023 - Lượt xem: 214

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1. Tóm tắt lịch sử hình thành

Vào ngày 12/9/1945, thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ trưởng Bộ nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký sắc lệnh số 32 - SL về việc bãi bỏ hai ngạch quan hành chính và quan tư pháp. Ngày 13/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 33c/SL về việc thành lập Tòa án quân sự trong phạm vi cả nước với nhiệm vụ "xét xử tất cả người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trừ trường hợp phạm nhân là binh sĩ thì thuộc về nhà binh tự xử lấy theo quân luật". Sự kiện này đã đánh dấu sự ra đời của hệ thống Tòa án nước ta. Từ đó đến nay, Tòa án nhân dân (TAND) đã trải qua những bước phát triển khác nhau, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đặt ra trong từng giai đoạn lịch sử.

Để bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất Tổ quốc, nhiệm vụ được đặt ra là tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Trong bối cảnh đó, một số phần tử phản cách mạng tăng cường hoạt động chống phá; những phần tử bất mãn, cơ hội, biển thủ của công, xâm phạm tài sản công dân, hiếp dâm xảy ra nhiều, các Tòa án quân sự, Tòa án binh đã đưa ra xét xử nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng và xét xử nhiều vụ án hoạt động biệt kích, gián điệp, góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng miền Bắc. Các Tòa án quân sự ở miền Nam với danh nghĩa Tòa án quân sự cách mạng, Tòa án quân sự mặt trận được tổ chức và hoạt động xét xử trên khắp các chiến trường, kịp thời trừng trị bọn ác ôn và những phần tử gây tội ác với nhân dân.

Cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước, kết thúc 21 năm kháng chiến đấu tranh chống Mỹ, 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân thống nhất đất nước. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tòa án quân quản ở một số địa phương được hình thành và thực hiện nhiệm vụ xét xử trong một khoảng thời gian nhất định nhằm trừng trị các phần tử có nợ máu với cách mạng và nhân dân, thiết lập trật tự trị an, góp phần xây dựng chính quyền mới.

Đến tháng 11 năm 1976 hệ thống Tòa án nhân dân ở các tỉnh phía Nam lần lượt được thành lập, trong đó có Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang. Năm 1992, tỉnh Hậu Giang lại được chia tách thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Tại kỳ họp cuối năm 2003, Quốc hội khóa XI đã ra Nghị quyết số 22/2003/QH.11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về việc chia tách tỉnh Cần Thơ, thành lập mới tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Theo đó, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hậu Giang cũng chính thức được thành lập.

Từ khi được thành lập, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hậu Giang luôn giữ vai trò quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế của địa phương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm. Vì vậy, lãnh đạo Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hậu Giang luôn đươc cơ cấu tham gia cấp ủy cùng cấp qua các thời kỳ.

2. Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cao quý từ năm 2004 đến 30/9/2022.

Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Hậu Giang sau 18 năm thành lập, với tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cùng với tinh thần chủ động, quyết tâm của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan luôn bám sát sự chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao để xây dựng các kế hoạch thi đua năm, thi đua chuyên đề, thi đua ngắn hạn, thi đua do Chính phủ phát động và triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức, người lao động Tòa án nhân dân hai cấp, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, hăng hái thi đua lập thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Từ năm 2004 đến nay, Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang, nhiều năm liền được tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Bằng khen của Chánh án TAND tối cao”, “Huân chương lao động”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và nhiều Tòa án nhân dân cấp huyện được tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”, nhiều tập thể được suy tôn, trao tặng những phần thưởng cao quý cấp Nhà nước, nhiều cá nhân xuất sắc tiêu biểu được tặng thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân” và nhiều “Bằng khen”, Giấy khen” cấp ngành, cấp tỉnh…Đặc biệt, đơn vị vinh dự được Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” đối với 03 cá nhân.


Đang online: 1
Hôm nay: 624
Đã truy cập: 945525