Chi tiết tin - Cải cách hành chính

 

Kỷ yếu Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang

Ngày 05-10-2023 - Lượt xem: 89

1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ quan

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang là Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ công cao đầu tiên cả nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 1152/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2012 về việc Thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang với quy mô 5.200 ha, trong đó: Khu vực trung tâm 415 ha, Khu vực sản xuất 4.785 ha tại 4 xã thuộc huyện Long Mỹ Tỉnh Hậu Giang. Khu cách Trung tâm TP. Vị Thanh tỉnh Hậu Giang khoảng 15km.

Trên cơ sở Quyết định số 1152/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc thành lập Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hậu Giang.

Chức năng của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang là khu công nghệ cao tập trung thực hiện các hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp.

Nhiệm vụ trọng tâm của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang là tạo, sản xuất sản phẩm công nghệ cao phục vụ cho nông nghiệp của tỉnh, vùng và ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, ngoài ra tiến hành thực hiện nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cung ứng dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao.

2. Các thành tích về kinh tế xã hội và sự kiện nổi bật của đơn vị

2.1 Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong Khu trung tâm Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đến nay đã và đang triển khai được 5 dự án đầu tư xây dựng với tổng số vốn là 379,539 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương 149,689 tỷ đồng và ngân sách trung ương là 229,850 tỷ đồng. Cụ thể các hạng mục như:

- Triển khai đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 03 dự án năm 2021 với tổng mức 45,539 tỷ đồng gồm các hạng mục như: một phần tuyến đường số 2, đường số 3; xây dựng trụ sở; hệ thống điện trung hạ thế và trạm biến áp tại Khu trung tâm.

- Giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh tiếp tục bố trí khoảng 333,995 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn để thực hiện 02 dự án gồm:

+ (1) Dự án “Giải phóng mặt bằng: Khu mời gọi đầu tư cây trồng cạn và vi sinh (giai đoạn 1); Khu thực nghiệm trình diễn (giai đoạn 2) thuộc Khu trung tâm - Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang”, có tổng mức đầu tư 104 tỷ đồng với diện tích khoảng 54,56 ha để tạo quỹ đất sạch phục vụ cho mời gọi và thu hút đầu tư; Dự kiến đến năm 2024 giải phóng mặt bằng đạt 54,56/54,56ha để tạo quỹ đất sạch phục vụ cho mời gọi và thu hút đầu tư.

+ (2) Dự án “Đầu tư xây dựng cầu số 1, đường số 5 và đường số 1 thuộc Khu trung tâm Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang”, tổng mức đầu tư khoảng 229 tỷ đồng. Dự án hoàn thành giúp từng bước hình thành đồng bộ hạ tầng Khu trung tâm Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang kết nối Khu trung tâm với đường tỉnh 930, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đã và đang triển khai thực hiện các dự án đầu tư tại Khu trung tâm. Dự kiến dự án hoàn thành đưa vào hoạt động giữa năm 2024.

2.2. Về thu hút mời gọi đầu tư

- Đến nay đã thu hút được 04 dự án đầu tư đã và đang triển khai dự án với tổng số vốn đầu tư 293,56 tỷ đồng, quy mô khoảng 285,069 ha, gồm: (1) Dự án “Mô hình trình diễn thực nghiệm ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp kết hợp vi sinh” quy mô 2,04 ha với mức đầu tư 20 tỷ đồng; (2) dự án “Đầu tư sản xuất, chế biến nông, thủy sản và phân vi sinh tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang” quy mô khoảng 277,9 ha với mức đầu tư 248,2 tỷ đồng; (3) Dự án “Nhà máy sản xuất đất sạch, phân bón hữu cơ” quy mô 2,02 ha với mức đầu tư 20 tỷ đồng; (4) Dự án “Mô hình thực nghiệm lúa theo hướng hữu cơ” quy mô 3,108 ha với tổng mức đầu tư 5,36 tỷ đồng.

Các dự án đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ứng dụng các công nghệ bao gồm: Công nghệ nhà màng kết hợp tưới tự động và tiết kiệm, công nghệ sản xuất giống, công nghệ sản xuất đất sạch ứng dụng vi sinh vật. Các dự án đầu tư được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế theo Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Quy định chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đến nay đã có một dự án nhận được cam kết hỗ trợ với tổng số vốn là khoảng 10,5 tỷ đồng và đã nhận hỗ trợ được 8 tỷ đồng.

2.3. Kết quả về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ đã thực hiện

- Dự án cấp Tỉnh

+ Dự án: “Trình diễn và xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp cho các giống lúa có năng suất, chất lượng cao làm nền tảng phục vụ cho phát triển sản xuất của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang”. Thực hiện từ 2015 - 2018. Kinh phí là khoảng 1,256 tỷ đồng. Kết quả đạt được: đã chọn được 3 giống lúa chất lượng cao OM3673, OM4488, OM8108 cho vùng đất phèn.

+ Dự án: “Nghiên cứu, xây dựng mô hình tiêu tràm hiệu quả và bền vững trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Thời gian thực hiện từ 2017-2019.

- Dự án cấp Bộ: Dự án Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp công nghệ cao, thời gian 2013-  2016. Kinh phí thực hiện là 6 tỷ đồng. Kết quả nổi bật: Hoàn thiện quy trình sản xuất lúa giống cấp xác nhận và quy trình sản xuất lúa thương phẩm theo hướng VietGAP;

- Mô hình rau Kinh giới: Ban đã hợp tác với công ty LV về việc trồng thử nghiệm cây rau kinh giới với diện tích 50 m2. Thời gian thực hiện: năm 2020 - 2021. Kết quả đã hoàn thiện quy trình trồng rau kinh giới trong nhà màng và ngoài trời.

- Mô hình Aquaponic: Đây là mô hình nuôi thủy sản kết hợp trồng rau trong hệ thống nước tuần hoàn (Aquaponic) với diện tích 100 m2. Quy trình và công nghệ do Trường Đại học Quốc gia TP. HCM chuyển giao.

- Mô hình Chanh dây: Viện cây ăn quả Miền Nam chuyển giao công nghệ thực hiện năm 2021 với diện tích 1000 m2. Kinh phí: 50 triệu đồng. Kết quả: cây chanh dây thích nghi với điều kiện khí hậu và thỗ nhưỡng tại Khu nhưng cần áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp. Mô hình đã ứng dụng thành công về một số kỹ thuật canh tác: sử dụng vôi, phân bón hữu cơ để hạ phèn, xử lý nước tưới, làm giàn chữ T, hệ thống tưới phun mưa.

- Dự án Hàn Quốc: Ban Quản lý phối hợp Tổ chức chuyển giao công nghệ và thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp của Hàn Quốc (FACT) thực hiện thí nghiệm trình diễn các chế phẩm sinh học, phân bón và thiết bị nông nghiệp của Hàn Quốc. Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 - 2021. Diện tích: 46,4 ha. Kinh phí thực hiện: 2,3 tỷ đồng. Kết quả nổi bật: sản phẩm phân bón và thuốc BVTV của Hàn Quốc đều rất có hiệu quả, thân thiện với môi trường, phù hợp với canh tác cây trồng an toàn, được người dân và doanh nghiệp Việt Nam đánh giá cao. Qua quá trình thực hiện thí nghiệm, cán bộ kỹ thuật và nông dân đã tiếp cận được sản phẩm công nghệ mới thông qua áp dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh chiết xuất từ thiên nhiên, thiết bị công nghệ cao từng bước thay đổi nhận thức về ứng dụng sản phẩm hữu cơ, vi sinh của người dân. Tổ chức 12 đợt hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư kết nối giữa các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc. Mỗi đợt thu hút 30 doanh nghiệp tham dự.

Các hình ảnh hoạt động của đơn vị:

Học tập Ban Quản lý Khu Kinh tế Bình Phước

A group of people standing at a podiumDescription automatically generated with low confidence

Ký hợp tác với Ban Quản lý Khu nông nghiệp UDCNC Phú Yên

Hội thảo tổng kết mô hình dự án Hàn Quốc năm 2020

 

 


Đang online: 1
Hôm nay: 549
Đã truy cập: 945450