xem chi tiết - UBND huyện Phụng Hiệp

 

Nỗ Lực giải quyết việc làm tại cho lao động nông thôn

Ngày 21-06-2023

Kinh tế sau đại dịch covid-19 dù có phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, buộc các doanh nghiệp lớn phải cắt giảm nhân công lao động. Chính vì thế tình hình lao động thất nghiệp tại các tỉnh lớn ngày một gia tăng và xu hướng dạt về các vùng nông thôn. Trước thực trạng này, thời gian qua huyện Phụng Hiệp đã tổ chức củng cố lại các mô hình, ngành nghề ở địa phương để góp phần giải quyết việc làm tại chổ cho lao động thất nghiệp qua về địa phương.

Ảnh, Một người thợ giỏi mỗi ngày có thể hoàn thành một bộ sản phẩm từ dây nhựa

Gần 15 năm gắn bó với công ty chuyên gia công dây nhựa xuất khẩu ở tỉnh Bình Dương, nhưng trong đợt dịch covid-19 vừa rồi công ty cắt giảm nhân sự buộc anh Nguyễn Văn Cưng ở thị trấn Búng Tàu phải chở về địa phương. Ngán ngẫm cảnh tha phương cầu thực, anh Cưng đã mạnh dạn mua sắm phương tiện, sẳn có những đầu mối giao hàng trước đây, anh đã mở cơ sở đan dây nhựa tại nhà.  Anh Cưng cho biết: “Đi mãi cũng vậy, nên gia đình muốn về quê lập nghiệp, vừa phát triển kinh tế vừa coi sóc ruộng vườn. Sẳn nghề đan dây nhựa nên gia đình mới quyết định khởi nghiệp với nghề này.

Một mình không làm xuể, Cơ sở của anh Cưng đã chủ động liên hệ hệ với những lao động tại địa phương đi làm ở các tỉnh về để tham gia mô hình. Tính đến nay đã có hơn 10 lao động rời các tỉnh như: Bình dương, TP HCM và Cần Thơ về quê sinh sống và gắn kết với cơ sở của anh Cưng. Anh Nguyễn Văn Ngoan cho biết: “Lúc trước em đi làm ở Bình Dương lương cũng cao nhưng chi phí cũng cao nên không có dư. Thấy ở quê có mô hình cũng phù hợp nên gia đình quyết định về gần nhà, gần gia đình, chứ ở Bình Dương chi phí cao quá.”

Từ một vài lao động lúc mới khởi nghiệp, đến nay cơ sở của  anh Cưng đã đào tạo và giải quyết việc làm cho 20 lao động trong vùng và hàng chục lao động nhận sản phẩm về nhà gia công. Vừa giúp bà con có thể làm công việc gia đình, tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập. từ 70-100 ngàn đồng. Chị Trần Thị Ngọc Nhàn, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp cho biết: “Nghề này nói chung rảnh thì mình làm, sáng dậy cơm nước cho con cái xong rồi mình làm, chiều mình rảnh lúc nào làm lúc đó không có gò bó về thời gian. Thu nhập hàng ngày từ nghề này cũng đủ để trang cho cuộc sống.”

Bà Đỗ Thị Ngọc Trúc, Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Phụng Hiệp cho biết: “Hiện tại huyện đang tổ chức rà soát lại số người trong độ tuổi lao động cũng như lao động có tay nghề, sau đó phối hợp với các ngành tổ chức giới thiệu việc làm cho người lao động nay có công việc trong thời gian tới.”

Theo ngành lao động thương binh xã hội huyện Phụng Hiệp, toàn huyện hiện có hơn 20 cơ sở đan dây nhựa, lụt bình, đan lát, may gia công quy mô nhỏ. Giải quyết việc làm tại chổ cho hơn 500 lao động ở địa phương. Mục tiêu trong thời gian tới, ngành sẽ tập trung liên kết nhân rộng những mô hình này để góp phần giải quyết việc làm tại chổ cho người dân ở nông thôn, hạn chế tình trạng bỏ xứ đi làm ăn xa.

Duy Khánh


Tin cùng chuyên mục



Đang online: 3
Hôm nay: 2685
Đã truy cập: 693749
You do not have the roles required to access this portlet.