xem chi tiết - UBND huyện Phụng Hiệp

 

Phụng Hiệp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Ngày 25-12-2023

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được xem là “chìa khóa vàng” thực hiện tốt công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Và thời gian qua, huyện Phụng Hiệp luôn làm tốt điều này.

Ảnh Từ nghề đan ghế nhựa giúp chị Nguyễn Kim Ba có thêm thu nhập ổn định cuộc sống

Trước đây, gia đình chị Nguyễn Kim Ba, ngụ ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, sống bằng nghề làm nông nghiệp, những năm gần đây giá cả hàng nông sản thường rơi vào tình cảnh bắp bên, không ổn định dẫn đến thua lỗ nhiều năm liền. Thấy vậy, gia đình chỉ lên liếp trồng 70 cây sầu riêng trên diện tích hơn 4 công đất vườn, hiện sầu riêng đang phát triển tốt. Để có nguồn thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày và lo cho con ăn học, gia đình mở quán nước nhỏ bán ven đường. Biết được trên địa bàn ấp có cơ sở đan ghế nhựa, chị xin vào học nghề và nhận ghế về nhà đan. Chị Nguyễn Kim Ba chia sẽ, đan ghế nhựa không tốn nhiều công sức, không ràng buộc thời gian, rảnh lúc nào làm lúc đó. Vì vậy, tôi vừa có thời gian chăm lo gia đình, vừa có thêm nghề đan ghế nhựa, hơn hết, người thợ khéo léo, nhanh tay, mỗi ngày có thể làm được từ 4-5 sản phẩm, thu nhập bình quân 4 triệu đồng/tháng. Cũng nhờ thu nhập từ nghề phụ này, gia đình tôi có tiền xoay xở trong cuộc sống. Chị Nguyễn Kim Ba, ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình cho biết "Một cái ghế như vậy là 30 ngàn, đương suốt ngày chắc được 4 – 5 cái cũng kiếm được trăm ngoài ngàn, ở không thì được còn làm công chuyện nhà thì nghĩ, tối rảnh thì đương tiếp, đương ghế này có cái thuận lợi là không ràng buộc thời gian, tại vì mình đương ăn theo sản phẩm"

Xác định đào tạo nghề cho lao động nhàn rổi ở nông thôn là việc làm rất quan trọng, sau mang lại chất lượng và hiệu quả. Ngay từ đầu năm, xã Phương Bình xây dựng kế hoạch và tổ chức rà soát nhu cầu học nghề để triển khai đào tạo, qua đó địa phương đã mở được 2 lớp đào tạo nghề cho 50 lao động, các học viên sau khi đào tạo điều có việc làm tại chỗ. Bên cạnh đó, địa phương cũng có 183 lao động ngoài tỉnh có chứng chỉ. Điểm thuận lợi nhất của địa phương hiện nay là trên địa bàn xã có 6 cơ sở gồm đan ghế nhựa, bó chổi, may gia công, xưởng gỗ giải quyết việc làm tại chỗ cho trên 500 lao động, với mức thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng/người/tháng, góp phần vào công tác giảm nghèo tại địa phương. Ông Trần Văn Sang – Phó Chủ tịch UBND xã Phương Bình cho biết "Phối hợp cùng với các cơ sở thì các cở sở này cũng đồng thuận, cùng với Ủy ban để giới thiệu người để đến cơ sở để làm, các cơ sở này điều thực hiện tốt, một năm thì đối với 6 cơ sở này giải quyết nhàn rổi cho lao động nông thôn cũng trên 500 lao động"

Bên cạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, huyện còn quan tâm hỗ trợ cho 250  hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ từ Dự án “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trong năm 2023, với kinh phí hơn 9 tỷ đồng. Trong năm 2023, huyện đã mở 19 lớp dạy nghề cho 475 học viên, giới thiệu việc làm cho 2.700 lao động, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 2,5% xuống còn 5,31%. Bà Đỗ Thị Ngọc Trúc – Trưởng Phòng lao động thương bình và xã hội huyện Phụng Hiệp cho biết "phát huy những kết quả đạt được, hướng tới, huyện tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp giảm nghèo, tập trung hỗ trợ vốn vay ưu đãi, tăng cường đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động. Trong đó, duy trì các mô hình, tổ hợp tác tạo việc làm cho người lao động, huy động các nguồn lực thực hiện tốt công tác an sinh xã hội nhằm giúp cho các hoàn cảnh khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương'

Th: Văn Minh


Tin cùng chuyên mục



Đang online: 3
Hôm nay: 711
Đã truy cập: 691778
Bạn chưa có đủ quyền truy nhập portlet này.