xem chi tiet tin tuc - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

 

Quy hoạch ngành VHTTDL

Ngày 13-09-2021

 

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1

PHẦN THỨ NHẤT:   ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG............................................................................................... 9

    I. BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH HẬU GIANG:.............. 9

    II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA TỈNH HẬU GIANG:...................................................................................................... 10

      II.1. Vị trí địa  lý, đơn vị hành chính, diện tích, dân số......................... 11

      II.2. Vị trí của tỉnh Hậu Giang đối với cả nước, khu vưc và thế giới...... 12

 II.3. Bối cảnh kinh tế trong nước………………………………………… 13

      II.4. Những đặc điểm về vùng và cơ cấu kinh tế - xã hội, văn hóa và truyền thống văn hóa....................................................................................................... 14

      II.5. Những mặt thuận lợi và khó khăn…………………………………… 15

    III. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HÓA – PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP TDTT, PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP DU LỊCH CỦA TỈNH TRONG NHỮNG NĂM QUA........................................................ 16

       III.1. Lĩnh vực văn hóa......................................................................... 16

       III.2. Lĩnh vực thể dục thể thao............................................................ 18

       III.3. Lĩnh vực du lịch........................................................................... 19    

PHẦN THỨ HAI:   HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG:....................................................................... 21

  CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, THỂ DỤC THỂ THAO (TDTT) QUẦN CHÚNG TỈNH HẬU GIANG... 21

   I. Hiện trạng hoạt động văn hóa............................................................ 21

    I.1 Hoạt động văn hóa cơ sở................................................................... 21

    I.2 Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.................................................. 22

   II. Hiện trạng hoạt động TDTT quần chúng........................................ 23

    II.1. Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố người tập luyện TDTT thường xuyên và Gia đình thể thao............................................................. 23

    II.2. Phân tích đánh giá hiện trạng giáo dục thể chất ở nhà trường......... 32

  CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO…................................................................. 37

I.  Hiện trạng phát triển lực lượng VĐV.............................................. 37

II. Hiện trạng phân bố VĐV................................................................ 38

    II.1  Phân bố VĐV theo môn thể thao................................................ 39

   II.2. Phân bố lực lượng vận động viên theo địa giới và giới tính :........ 39

   II.3. Phân bố lực lượng VĐV theo lứa tuổi (Bảng 2-5 hoặc phụ lục I.10) và theo năm tập luyện......................................................................................... 40

III. Hiện trạng về thành tích thể thao của VĐV.................................. 41

   III.1. Hiện trạng đội ngũ huấn luyện viên............................................ 42

   III.2. Hiện trạng hệ thống, quy trình đào tạo VĐV.............................. 44

IV. Hiện trạng về XHH trong TT TTC................................................ 45

V. Đánh giá những ưu điểm, các yếu kém - hạn chế, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm cho từng đối tượng................................................... 46

     V.1 Những ưu điểm........................................................................... 46

     V.2 Hạn chế - yếu kém...................................................................... 47

     V.3 Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm......................................... 48

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH..................................................................................................... 49

     III.1. Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch....... 49

     III.2. Hiện trạng khai thác tài nguyên................................................ 52

     III.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch........................ 53

CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG, MẠNG LƯỚI CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH............. 54

     IV.1. Hiện trạng hệ thống mạng lưới các thiết chế văn hóa................ 54

     IV.2. Hiện trạng hệ thống mạng lưới các thiết chế TDTT.................. 60

     IV.3. Hiện trạng hệ thống mạng lưới các thiết chế du lịch.................. 62

CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH.................................................. 63

     V.1. Bộ máy hoạt động ngành văn hóa............................................. 63

     V.2. Quản lý nhà nước về TDTT....................................................... 66

     V.3. Quản lý nhà nước về Du lịch...................................................... 70

CHƯƠNG VI. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XÃ HỘI HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH............................... 71

     I. Hiện trạng xã hội hóa hoạt động văn hóa....................................... 71

     II. Hiện trạng xã hội hóa hoạt động TDTT........................................ 71

     III. Hiện trạng xã hội hóa hoạt động du lịch...................................... 73

CHƯƠNG VII. PHÂN TÍCH ĐẤNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ KINH DOANH CUNG ỨNG HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH. 74

     VII.1. Hiện trạng về kinh doanh cung ứng hàng hóa, dịch vụ văn hóa 74

     VII.2. Hiện trạng về kinh doanh cung ứng hàng hóa, dịch vụ TDTT. 74

     VII.3. Hiện trạng về kinh doanh cung ứng hàng hóa, dịch vụ du lịch 75

CHƯƠNG VIII. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ HỌAT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH............................................................................................... 75

     VIII.1. Hiện trạng hoạt động KHCN trong các lĩnh vực văn hóa....... 75

     VIII.2. Hiện trạng họat động KHCN trong lĩnh vực TDTT................ 75

     VIII.3. Hiện trạng hoạt động KHCN trong lĩnh vực du lịch............... 77

CHƯƠNG IX. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG............................................................................... 77

     IX.1. Hiện trạng về thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực văn hóa... 77

     IX.2. Hiện trạng về thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực TDTT...... 77

     IX.3. Hiện trạng họat động thông tin và truyền thông trong lĩnh vực

du lịch..................................................................................................... 78

CHƯƠNG X. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ HỢP TÁC

QUỐC TẾ............................................................................................. 79

     X.1. Hiện trạng về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa................ 79

     X.2. Hiện trạng về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDTT.................. 79

     X.3. Hiện trạng về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch.................. 79

CHƯƠNG XI. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH.................................................. 79

     XI.1. Hiện trạng về đầu tư tài chính và chế độ chính sách trong lĩnh vực văn hóa………….......................................................................................... 79

     XI.2. Hiện trạng về đầu tư tài chính và chế độ chính sách trong lĩnh vực TDTT     80

     XI.3. Hiện trạng về đầu tư tài chính và chế độ chính sách trong lĩnh vực du lịch     83

PHẦN THỨ BA:  

DỰ BÁO CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ. TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG 83

I.  BỐI CẢNH QUỐC TẾ..................................................................... 83

II. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC........................................................... 84

     II.1. Tình hình chung......................................................................... 84

     II.2. Định hướng phát triển................................................................ 85

III. BỐI CẢNH TỈNH HẬU GIANG................................................... 86

     III.1. Tình hình chung........................................................................ 86

     III.2. Dự báo phát triển...................................................................... 91

PHẦN THỨ TƯ:

QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN                                                                                                                                                                                                        ĐẾN NĂM 2025.................................................................................... 93

  1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA TỈNH....................... 93

II. CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG..................... 94

     II.1. Các điều kiện và nhân tố tác động đến sự tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang đến năm 2020......................................................................................... 94

     II.2. Các điều kiện và nhân tố xã hội, dân cư, văn hóa, giáo dục, quan hệ quốc tế............................................................................................................... 95

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2015, 2020 VÀ 2025................................... 96

     III.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................... 96

     III.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................... 98

PHẦN THỨ NĂM:

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2015, 2020 VÀ 2025................................. 106

CHƯƠNG I. QUY HOẠCH VĂN HÓA, TDTT QUẦN CHÚNG TỈNH HẬU GIANG................................................................................................ 107

      I. QUY HOẠCH VĂN HÓA............................................................. 107

     I.1. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa......................................... 107

     I.2. Quy hoạch thư viện................................................................... 114

     I.3. Quy hoạch văn hóa cơ sở.......................................................... 117

II. QUY HOẠCH THỂ DỤC THỂ THAO........................................ 119

     II.1. Quy hoạch phát triển thể dục thể thao quần chúng.................. 119

     II.2. Các phương án phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong nhà

trường................................................................................................... 126

CHƯƠNG II.  QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH

TÍCH CAO.......................................................................................... 130

  1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU............................................................ 130

     I.1. Quan điểm phát triển................................................................ 130

     I.2. Mục tiêu phát triển.................................................................... 130

II. CÁC PHƯƠNG ÁN, CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN........................... 130

     II.1. Các phương án, chỉ tiêu phát triển lực lượng VĐV.................. 130

     II.2. Phương án phát triển môn thể thao.......................................... 131

     II.3. Phương án phát triển thành tích thi đấu thể thao..................... 132

     II.4. Phương án xây dựng hệ thống đào tạo VĐV đến năm 2015

 và  2025........................................................................................................133

     II.5. Phương án xây dựng quy trình đào tạo VĐV........................... 134

     II.6. Phương án đầu tư kinh phí cho thể thao thành tích cao........... 134

     II.7. Các giải pháp........................................................................... 135

CHƯƠNG III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH.................. 138

  1. ĐIỀU CHỈNH CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH VÀ XÂY DỰNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN....................................................................................... 138

     I.1. Các phương án điều chỉnh quy hoạch........................................ 138

     I.2. Các chỉ tiêu phát triển............................................................... 140

II. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN................................. 146

     II.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian du lịch trong giai đoạn từ nay đến năm 2020................................................................................ 146

     II.2. Điều chỉnh các định hướng tổ chức không gian du lịch Hậu Giang 147

     II.3. Xác định thị trường mục tiêu.................................................... 151

     II.4. Phát triển các loại hình sản phẩm............................................ 152

     II.5. Xây dựng hình ảnh điểm đến................................................... 152

     II.6. Xây dựng các định hướng tuyên truyền quảng bá du lịch......... 152

     II.7. Định hướng đào tạo nhân lực và giáo dục cộng đồng............... 153

CHƯƠNG IV. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH........................................................................... 154

I. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA...... 154

     I.1. Quan điểm................................................................................. 154

     I.2. Các phương án và chỉ tiêu......................................................... 154

     I.3. Các giải pháp............................................................................ 154

II. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC THIẾT CHẾ TDTT............ 154

     II.1. Quan điểm................................................................................ 154

     II.2. Mục tiêu................................................................................... 155

     II.3. Các phương án và chỉ tiêu........................................................ 155

     II.4. Các giải pháp........................................................................... 155

III. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC THIẾT CHẾ DU LỊCH..... 156

     III.1. Quan điểm, mục tiêu............................................................... 156

     III.2. Các phương án và chỉ tiêu....................................................... 156

     III.3. Các giải pháp.......................................................................... 156

CHƯƠNG V. QUY HOẠCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TDTT VÀ DU LỊCH............................................................................................. 156

  1. QUY HOẠCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA ............. 156

     I.1. Mục tiêu chung ......................................................................... 156

     I.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................... 157

     I.3. Giải pháp.................................................................................. 158

II. QUY HOẠCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TDTT..................... 158

     II.1. Quan điểm................................................................................ 158

     II.2. Mục tiêu................................................................................... 159

     II.3. Các phương án và chỉ tiêu........................................................ 160

     II.4. Các giải pháp........................................................................... 162

III. QUY HOẠCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.............. 163

         III.1. Cơ quan có trách nhiệm........................................................... 163

         III.2. Phương án thực hiện ............................................................... 163

         III.3. Nguồn ngân sách..................................................................... 163

CHƯƠNG VI. QUY HOẠCH XÃ HỘI HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH............................................................................... 164

     I. QUY HOẠCH XÃ HỘI HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA 164

       I.1. Mục tiêu chung............................................................................. 164

       I.2. Nhiệm vụ cụ thể........................................................................... 164

     II. QUY HOẠCH XÃ HỘI HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG TDTT... 165

        II.1 Quan điểm phát triển.................................................................. 165

        II.2 Mục tiêu phát triển..................................................................... 165

        II.3 Các phương án chỉ tiêu phát triển............................................... 166

        II.4 Các giải pháp.............................................................................. 169

     III. QUY HOẠCH XÃ HỘI HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG DL....... 170

CHƯƠNG VII: QUY HOẠCH VỀ KINH DOANH, CUNG ỨNG HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH.......................................... 170

      I. QUY HOẠCH VỀ KINH DOANH, CUNG ỨNG HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VĂN HÓA................................................................................................ 170

        I.1. Nghệ thuật biểu diễn................................................................... 170

        I.2. Điện ảnh...................................................................................... 172

        I.3. Mỹ thuật – nhiếp ảnh.................................................................. 174

     II.QUY HOẠCH VỀ KINH DOANH, CUNG ỨNG HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THỂ DỤC THỂ THAO........................................................................... 175

       II.1. Quan điểm phát triển.................................................................. 175

       II.2. Mục tiêu phát triển..................................................................... 175

       II.3. Các phương án chỉ tiêu............................................................... 176

       II.4. Các giải pháp.............................................................................. 178

     III.QUY HOẠCH VỀ KINH DOANH, CUNG ỨNG HÀNG HÓA, DỊCH VỤ DU LỊCH........................................................................................................ 179

      III.1. Thị trường nước ngoài................................................................ 179

      III.2. Thị trường trong nước................................................................. 179

CHƯƠNG VIII: QUY HOẠCH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH.............. 180

    I. QUY HOẠCH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA........................................................................... 180

      I.1. Mục tiêu chung.............................................................................. 180

      I.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................. 180

      I.3. Giải pháp...................................................................................... 181

    II. QUY HOẠCH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CÁC LĨNH VỰC TDTT................................................................................... 181

      II.1. Quan điểm phát triển................................................................... 181

      II.2. Mục tiêu phát triển...................................................................... 181

      II.3. Các phương án chỉ tiêu................................................................ 182

      II.4. Các giải pháp............................................................................... 183

    III. QUY HOẠCH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CÁC LĨNH VỰC DU LỊCH............................................................................. 183

     III.1. Đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển khoa học công nghệ trong du lịch.............................................................................................. 183

     III.2. Đầu tư khoa học công nghệ vào việc xây dựng các loại hình du lịch và các cơ sở vui chơi giải trí...................................................................................... 183

CHƯƠNG IX : QUY HOẠCH VỀ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG. 184

   I.QUY HOẠCH VỀ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG VĂN HÓA... 184

        I.1.  Nâng cao nhận thức về vai trò của ngành VH trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.............…….................................................................184

       I.2. Tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền................................. 184

       I.3. Tổ chức các hoạt động, hành động cụ thể nhằm phát huy những giá trị văn hoá của tỉnh Hậu Giang............................................................................. 184

    II.QUY HOẠCH VỀ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG TDTT........ 185

         II.1. Quan điểm phát triển................................................................ 185

         II.2. Mục tiêu phát triển................................................................... 185

         II.3. Các phương án chỉ tiêu............................................................. 185

         II.4. Các giải pháp............................................................................ 185

   III.QUY HOẠCH VỀ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG DU LỊCH.. 186

         III.1. Xây dựng hình ảnh điểm đến................................................... 186

         III.2. Xây dựng các định hướng tuyên truyền quảng bá du lịch........ 186

  III.3. Giai pháp................................................................................ 186

CHƯƠNG X : QUY HOẠCH VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ...................... 187

   I. QUY HOẠCH VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VĂN HÓA..................... 187

        I.1. Quan điểm, mục tiêu................................................................... 187

        I.2. Các phương án chỉ tiêu................................................................ 187

        I.3. Các giải pháp.............................................................................. 187

   II. QUY HOẠCH VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TDTT........................... 188

        II.1. Quan điểm, mục tiêu.................................................................. 188

        II.2. Các phương án chỉ tiêu.............................................................. 188

        II.3. Các giải pháp............................................................................. 188

   III. QUY HOẠCH VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ DU LỊCH.................... 189

    III.1. Tăng cường các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư. ... 189

    III.2. Mở rộng hợp tác quốc tế và phát triển thị trường du lịch:........ 190

CHƯƠNG XI: QUY HOẠCH VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH....................................................................................................... 190

   I. QUY HOẠCH VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VĂN HÓA......................................................................................................... 190

         I.1. Xây dựng chính sách huy động các nguồn vốn cho hoạt động và đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá..... ..190

         I.2. Các chương trình ưu tiên đầu tư, các chương trình, dự án trọng
điểm..........................................................................................................
193

 II. QUY HOẠCH VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ

CHÍNH SÁCH TDTT.............................................................................. 195

         II.1. Quan điểm ............................................................................... 195

         II.2. Mục tiêu.................................................................................... 195

         II.3. Các phương án và chỉ tiêu......................................................... 195

         II.4. Các giải pháp............................................................................ 198

III. QUY HOẠCH VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH DU LỊCH........................................................................................................ 200

         III.1. Tăng cường ngân sách đầu tư hạ tầng du lịch........................... 200

         III.2. Nguồn vốn đầu tư                                                     203

         III.3. Cơ cấu phân bổ nguồn vốn đầu tư........................................... 203

PHẦN THỨ SÁU: TỔ CHỨC THỰC HIỆN.......................................... 203

TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH;

CÁC BAN, NGÀNH VÀ UBND CÁC HUYỆN, THỊ TRONG TỈNH

     KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

ĐẶT VẤN ĐỀ

Những năm qua, hoạt động Văn hóa, Thể dục thể thao, Du lịch và Gia đình của tỉnh Hậu Giang đã thực sự góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị nâng cao sức khỏe cho nhân dân, đây là phương tiện tốt ngăn chặn sự gia tăng các loại tệ nạn xã hội, là công cụ để giao lưu, hòa nhập có hiệu quả phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ cải cách mở cửa và hội nhập với quốc tế.

Trong giai đoạn phát triển mới, Ngành VHTTDL&GĐ tỉnh Hậu Giang có nhiều điều kiện và nhân tố thuận lợi để phát triển. Lợi thế có tính quyết định lâu dài đó là truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, sự thông minh sáng tạo của nhân dân trong lao động và truyền thống văn hóa tốt đẹp, phong trào VHTTDTT phát triển rộng rãi, mạnh mẽ, liên tục, tiềm năng du lịch đa dạng phong phú. Sự tăng trưởng bền vững, nhanh chóng về kinh tế, sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa gắn kết với các hoạt động dịch vụ là động lực để phát triển VHTTDL.

Với vị trí đặc biệt quan trọng của tỉnh Hậu Giang; Quy hoạch phát triển VHTTDL là quy hoạch tổng thể, dài hạn, có định hướng rõ ràng, mục tiêu cụ thể và có hệ thống các giải pháp khả thi, hiệu quả, đồng bộ nhằm đẩy mạnh và  tạo bước đột phá mới cho tỉnh Hậu Giang phát triển nhanh và bền vững.

PHẦN MỞ ĐẦU

 Trong 4 năm (2006 – 2009) triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hậu Giang đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã phát triển theo quy hoạch, duy trì tốc độ phát triển khá, đạt được nhiều mục tiêu quan trọng do Tỉnh ủy, HĐND, UBND đề ra. Địa thế của tỉnh Hậu Giang có đường bộ, đường sông, đường giao thông thuận lợi, đất đai trù phú, tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai, rất có triển vọng.

Trong giai đoạn 4 năm từ 2006 đến 2009, tổng giá trị của sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng trưởng liên tục, với tốc độ bình quân 10-12% hằng năm. GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt 10.800.000 VNĐ (Mười triệu tám trăm ngàn đồng, tương đương 560 USD), bằng 83% cả nước, 102% vùng Đồng bằng sông Cửu Long. GDP tính theo bình quân đầu người sau khi thành lập tỉnh tăng gấp 5 lần.

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến ngày càng mạnh, theo hướng tích cực và hiệu quả, giảm tỷ trọng trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tập trung phát triển các lĩnh vực xây dựng, thương mại - dịch vụ. Sự chuyển dịch này mang lại một sắc thái mới cho nền kinh tế, tạo điều kiện chuyển dịch mạnh trong giai đoạn sau; vừa mang xu thế thời đại, vừa tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động và tăng thu nhập dân cư. Nhiều công trình xây dựng đã mọc lên, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững, tạo nền móng cho sự tăng trưởng tiếp theo trong thời gian sắp tới, để trong năm 2010 thực hiện kế hoạch 5 năm, cố gắng thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh bắt kịp các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.

Là một trong 13 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vành đai giãn nở công nghiệp và đô thị; Hậu Giang có nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Các chương trình trọng điểm của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và an sinh xã hội.

Nhìn chung, thời gian qua tuy phải đối mặt với những khó khăn thách thức khó lường nhưng tỉnh Hậu Giang đã phấn đấu giữ được nhịp độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi tích cực, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, ổn định và phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, an ninh chính trị được giữ vững. Đạt được kết quả đó là nhờ tinh thần đoàn kết, phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân, các ngành, các cấp.

 

NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

NGÀNH VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH  HẬU GIANG

ĐẾN NĂM 2020.

     

I .  Tính cấp thiết xây dựng quy hoạch

Trên cơ sở đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta hướng tới năm 2020 đưa nước Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, tỉnh Hậu Giang phấn đấu xây dựng thành một trung tâm kinh tế văn hóa mạnh trong cả nước với trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao để xứng đáng là tỉnh nằm trong 13 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

        Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội ở các nước trên thế giới đều đi đến nhận thức sâu sắc rằng tăng trưởng kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, song cần phải đi đôi với phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Với ý nghĩa như vậy, xây dựng được một nền văn hoá Việt Nam giàu tính dân tộc, hiện đại và nhân văn vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là nhân tố điều tiết sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là quy luật tất yếu của sự phát triển hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thật sự đem lại cuộc sống ổn định và hạnh phúc cho mọi người.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội”. Nhiệm vụ phát triển văn hoá đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 là: “Làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hoá đồi truỵ, độc hại. Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân”.

Hậu Giang là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế và giàu bản sắc về văn hoá. Những điều kiện về sinh thái tự nhiên, xã hội và lịch sử đã để lại cho vùng đất này nhiều khu sinh thái, danh lam thắng cảnh đặc trưng của miền sông nước Cửu Long, di tích lịch sử, văn hoá đặc sắc (Kinh Xáng Xà No) mở mang khai phá đất phương nam, gắn kết với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bởi thế, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 đã được phê duyệt là cơ sở khoa học để quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 tầm nhìn 2025. Quy hoạch này nhằm cụ thể hoá quy hoạch tổng thể và có một vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu, quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động Văn hoá, Thể thao và Du lịch trên phạm vi tỉnh Hậu Giang.            

Việc xây dựng quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hoá, Thể thao và Du lịch là yêu cầu chung của sự phát triển đất nước và phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn từ nay đến năm 2015- 2020. Quy hoạch phát triển ngành văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 tầm nhìn đến 2025 là sự kế thừa và phát huy những điểm mạnh của các quy hoạch, đề án, dự án, chuyên đề đã có; Đồng thời xây dựng các nội dung mới phù hợp trong bối cảnh và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo đúng Nghị định của Chính phủ về lập, phê duyệt quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội số 92/2006/NĐ-CP và công tác quy hoạch theo Thông tư hướng dẫn số 05/2003/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về nội dung, tính tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội lãnh thổ. Quy hoạch này nhấn mạnh tầm quan trọng của Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong phát triển; Coi lĩnh vực này là nguồn lực quan trọng, kích thích các hoạt động kinh tế; Dự báo và tiên liệu các nguy cơ biến dạng, tính đa dạng văn hoá, thể thao và du lịch có thể bị đe doạ trong quá trình phát triển. Vì vậy cần phải có sự can thiệp từ phía nhà nước và sự tham gia của các lực lượng xã hội để phát triển sự nghiệp Văn hoá, Thể thao và Du lịch, mà vẫn giữ được bản sắc của nó. Như vậy, việc xây dựng quy hoạch là một nhiệm vụ cấp thiết, tạo cơ sở khoa học để các nhà quản lý văn hóa - xã hội hoạch định các chính sách, đầu tư phát triển sự nghiệp Văn hoá, Thể thao và Du lịch của tỉnh nhà.

II. Các văn bản có tính pháp lý:

    •   Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; và Kết luận Hội nghị TW 10 (khoá 9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
    • Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI. Nghị định của Thủ tướng chính phủ về công tác quy hoạch và Thông tư hướng dẫn số 05/2003/TT-BKH hướng dẫn lập quy hoạch.
    •   Nghị định của Chính phủ về lập, phê duyệt quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội số 92/2006/NĐ-CP.
    •  Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 105/2006/QĐ-TTg ngày 16/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ).
    • Căn cứ Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chia và điều chỉnh địa giới một số tỉnh. Thành lập các đơn vị hành chính của tỉnh Hậu Giang.
    •  Căn cứ Quyết định số 550/QĐ-CT-UB ngày 05/05/2004 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang định hướng đến năm 2020.
    • Căn cứ Quyết định số 651/QĐ-CT-UB ngày 24/05/2004 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt Đề cương chi tiết quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang định hướng đến năm 2020.
    •  Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020 ban hành theo Quyết định 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009.
    •  Các đề án, quy hoạch phát triển VH đến 2010 của Bộ VHTTDL.

- Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Quyết định số 260/2005/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Vùng phía tây đường Hồ Chí Minh đến năm 2020.

-  Nghị quyết số 53 của Bộ Chính trị, ngày 28 tháng 8 năm 2005 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng ĐBSCL và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính Phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.

- Báo cáo kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 của Chính phủ với Quốc hội tháng 4 năm 2005.

    • Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XII.
    • Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2006 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 194/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006.
    • Quy hoạch phát triển của các ngành như thương mại, nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh Hậu Giang.
    • Thực trạng tình hình phát triển VHTTDL của tỉnh Hậu Giang.

 - Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XI nhiệm kỳ 2006-2010.

- Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XII nhiệm kỳ 2010-2015.

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 của UBND tỉnh Hậu Giang.

- Chỉ thị số 274/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch và sử dụng đất phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT.

- Chỉ thị 17/CT-TW ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển TDTT đến năm 2010.

- Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg ngày 24/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển ngành TDTT đến năm 2010.

- Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

- Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020.

- Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BKH ngày 22/07/2003 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về xây dựng quy hoạch cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia.

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/208 của Chính phủ về việc khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực: giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao môi trường.

- Công văn số 69/UB TDTT về công tác xã hội hóa trong lĩnh vực TDTT.

- Công văn số 461/UB TDTT- KH ngày 2/7/2003 của Ủy ban Thể Dục Thể Thao, nay là Bộ VHTTDL về việc quy hoạch ngành TDTT đến năm 2010.

- Thực hiện Kế hoạch số 24-KH/TU ngày 17/04/2003 của Tỉnh ủy Hậu Giang, thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW về phát triển TDTT quần chúng đến 2010.

- Căn cứ Nghị quyết số 05/2007/NQ-CP ngày 25/01/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Hậu Giang.

- Nguồn dữ liệu bao gồm của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh, các Sở, Ban, ngành của tỉnh, và của các huyện, thị thuộc tỉnh Hậu Giang.

III. Các đề án, dự án và các kết quả nghiên cứu về văn hóa, TDTT, du lịch của tỉnh Hậu Giang:

- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2006 - 2020

- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hậu Giang đến năm 2010 và tầm nhìn 2020

- Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao tỉnh Hậu Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

- Quyết định của UBND tỉnh Hậu Giang V/v thành lập trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao số 1923/QĐ-UBNDT ngày 27 tháng 8 năm 2008.

- Chuẩn bị thông qua đề án phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh Hậu Giang.

IV. Mục đích, yêu cầu và nội  dung chủ yếu:

- Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 tầm nhìn 2025 là cụ thể hóa quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển VHTTDL ngang tầm với sự phát triển của đất nước. Quy hoạch được xây dựng có ý đồ, chiến lược rõ ràng, có khả năng thực thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo các hoạt động VHTTDL tại tỉnh, bảo đảm sự phát triển nhanh, vững chắc, khắc phục tình trạng phân tán, chắp vá, lãng phí nguồn lực; đồng thời quy hoạch này là một mắc xích quan trọng trong sự phát triển VHTTDL của cả nước. Quy hoạch này được hòa vào mạng quy hoạch thống nhất vĩ mô của toàn quốc, để góp phần thực hiện chiến lược con người, ổn định và phát triển về kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh quốc phòng phục vụ tích cực cho nhiệm vụ đối ngoại của cả nước, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch do UBND tỉnh chỉ đạo đối với các ban, ngành của tỉnh, phù hợp vị trí vai trò và đặc điểm tình hình của tỉnh, góp phần phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

  • Mục đích của quy hoạch gồm: 

+ Đánh giá một cách đầy đủ, khoa học về thực trạng hoạt động VHTTDL những thành tựu đạt được, những hạn chế, tồn tại; nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến quá trình xây dựng ngành VHTTDL tỉnh Hậu Giang từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước đến nay.

+ Dự báo các yếu tố của thời đại ảnh hưởng đến phát triển ngành VHTTDL, xác định rõ tiềm năng, những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển ngành VHTTDL tỉnh Hậu Giang từ nay đến năm 2020, đề ra các giải pháp phát huy những tiềm năng, thuận lợi, hạn chế những yếu tố không thuận lợi trong quá trình phát triển ngành VHTTDL tỉnh Hậu Giang.

- Trên cơ sở mục đích của việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành VHTTDL tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, các yêu cầu được đặt ra trong quá trình xây dựng quy hoạch là:

 + Quy hoạch kế hoạch được xây dựng trên những đặc điểm về truyền thống - tình hình phân bố địa lý - dân số, những mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh và đặc biệt là những yêu cầu trong thời kỳ đổi mới, thực trạng, tồn tại, những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm.

+ Xây dựng quy hoạch tổng thể ngành VHTTDL tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của ngành VHTTDL và phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về VHTTDL, tạo điều kiện phát triển các nhu cầu VHTTDL của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển bền vững.

+ Quy hoạch phát triển ngành VHTTDL tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 sẽ được đưa vào phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh để từng bước thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, được xác định rõ theo phân kỳ chiến lược phát triển ở cả 2 kế hoạch 5 năm: từ năm 2010, 2015 và đến 2020.

+ Việc hình thành quy hoạch được thực hiện đúng quy trình từ xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã cùng các ban, ngành, đơn vị có liên quan trong tỉnh.

+ Quy hoạch phải phù hợp với thực tiễn và điều kiện phát triển của địa phương trong 10 năm tới, có tính khả thi cao trong hoàn cảnh cụ thể của địa phương.

V. Tổ chức xây dựng quy hoạch và phương pháp thực hiện:

   V.1. Tổ chức quy hoạch ngành VHTTDL tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.

   Quy hoạch phát triển ngành VHTTDL tỉnh Hậu Giang là một mảng nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là một mắc xích quan trọng của quy hoạch phát triển ngành VHTTDL của cả nước, đồng thời phải đảm bảo tính hệ thống khoa học và tính khả thi của quy hoạch, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển các lĩnh vực thể thao một cách cân đối đồng bộ. Quy hoạch được tổ chức tiến hành theo các bước như sau:

   Bước một: Xây dựng đề cương tổng quát và đề cương chi tiết - Xây dựng các biểu mẫu điều tra (lấy ý kiến đóng góp của Sở VHTTDL tỉnh Hậu Giang, các Ban,ngành, đoàn thể), thông qua góp ý của Sở Kế hoạch và Đầu tư để điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của tỉnh Hậu Giang.

   Bước hai: Triển khai hướng dẫn về nội dung cụ thể của các biểu mẫu điều tra, điều tra phải được tiến hành tổ chức từ xã, phường, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thị và tỉnh; thu thập số liệu điều tra, xử lý số liệu điều tra.

   Bước ba: Căn cứ trên số liệu thu thập được tiến hành phân tích đánh giá hiện trạng, xây dựng quan điểm mục tiêu và các phương án chỉ tiêu.

   Bước bốn: Lập quy hoạch, xây dựng các giải pháp.

   Bước năm: Hoàn chỉnh bản quy hoạch; báo cáo xin ý kiến đóng góp; thông qua Hội đồng nghiệm thu.

   V.2. Phương pháp thực hiện quy hoạch ngành VHTTDL tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 :

  • Phương pháp tổng hợp tài liệu có liên quan
  • Phương pháp khảo sát và điều tra phỏng vấn
  • Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
  • Phương pháp phân tích tổng hợp theo SWOT
  • Phương pháp toán học thống kê.

 Quy hoạch phát triển ngành VHTTDL tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 tầm nhìn 2025 gồm 6 phần:

PHẦN THỨ NHẤT:

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG.

PHẦN THỨ HAI:

     HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG

PHẦN THỨ BA:

 DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG

PHẦN THỨ TƯ:

 QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2025.

PHẦN THỨ NĂM:

 QUY HOẠCH NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG  ĐẾN NĂM 2015, 2020 VÀ 2025.

PHẦN THỨ SÁU:

     TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

     KẾT LUẬN

 PHẦN THỨ NHẤT

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH

 TỈNH HẬU GIANG

  1. BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH HẬU GIANG:

Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ để trở thành một tỉnh mới trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính Phủ.

Hậu Giang là một trong mười ba đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm tại khu vực trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu, có vị trí trung gian giữa vùng thượng lưu châu thổ sông Hậu (An Giang, thành phố Cần Thơ) với vùng ven biển Đông (Sóc Trăng, Bạc Liêu) và cũng là vùng trung gian giữa hệ thống sông Hậu (chịu ảnh hưởng của triều biển Đông) với hệ thống sông Cái Lớn (chịu ảnh hưởng của triều biển Tây). Tổng diện tích tự nhiên 1.607,73 km2.

Theo các tuyến đường bộ, cự ly từ thành phố Vị Thanh - trung tâm tỉnh đến các trung tâm lớn như sau: thành phố Hồ Chí Minh 240 km, thành phố Cần Thơ 60km, thành phố Rạch Giá 60km, thành phố Sóc Trăng 90km, thành phố Bạc Liêu 75km.

Ngoài ra, một đô thị quan trọng của tỉnh Hậu Giang nằm trên quốc lộ 1A là thị xã Ngã Bảy, chỉ nằm cách thành phố Cần Thơ 32km và cách thị xã Sóc Trăng 28km.

Tỉnh Hậu Giang là một trong 7 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Sông Hậu, đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản của vùng, đặc biệt với những sản phẩm nông nghiệp chủ lực có tỷ suất hàng hóa cao như: Xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản 36.05%, trục giao thông chính của tỉnh Hậu Giang đi Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu, là tỉnh khá giàu về tài nguyên đất đai, vùng đất phù sa, màu mỡ chiếm 60,6%, có nhiều con sông lớn, nhỏ chảy qua trung tâm, có tiềm năng khai thác thủy sản, trồng các loại cây ăn trái đặc sản,… đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình hiện đại, bờ kè Kinh Xáng Xà No; khu hành chính tỉnh và các công trình trọng điểm khác.

Tỉnh Hậu Giang với vai trò là trung tâm giao lưu kinh tế của Tiểu vùng Tây sông Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau, với vị trí nằm ở giữa Tứ giác tăng trưởng Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang - An Giang, việc liên kết về mặt kinh tế và nhân văn với thành phố Cần Thơ, cải thiện môi trường đầu tư và xây dựng một chiến lược xúc tiến có ý nghĩa quyết định trong việc thu hút đầu tư từ các tỉnh trong nước và trực tiếp từ nước ngoài trong thời kỳ tới.

Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Trong những năm qua đã được củng cố phát triển từ tỉnh đến huyện, thị, thành và cơ sở. Các thiết chế văn hóa, thể thao đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện. Hoạt động VHTTDL đã đáp ứng được nhiệm vụ yêu cầu chính trị của địa phương, 100% xã, phường, thị trấn đã được phủ sóng phát thanh truyền hình, 100% khu dân cư đăng ký thực hiện cuộc vận động (toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa), 80% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, 27.96% đạt gia đình thể thao.

Chính sách xã hội: công tác chăm sóc cho các đối tượng chính sách XH ngày càng được quan tâm thực hiện, xây dựng nhiều biện pháp để thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2011 còn 20,7%.

Công tác TDTT: Luôn được duy trì và phát triển, tỉ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên tăng lên đáng kể đến năm 2011 là 27%, gia đình thể thao năm 2004 là 4% đến năm 2011 là 19,1%. Công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV từng bước nâng lên về chất lượng và số lượng, số huy chương đạt được tăng lên đáng kể, năm 2004 đạt 2 huy chương các loại, đến năm 2006 đạt 16 huy chương và năm 2011 đạt 78 huy chương các loại. Công tác XH hóa từng bước phát triển, năm 2011 tỉ lệ huy động nguồn XH hóa trên 1tỷ đồng, hệ thống cơ sở vật chất thể thao đang được đầu tư, đặc biệt là khu trung tâm TDTT gồm công trình sân vận động, nhà thi đấu. Hệ thống tổ chức thi đấu gồm các giải thể thao, hội thao…, được mở rộng với nhiều nội dung hình thức đa dạng và phong phú. Thể thao đồng bào dân tộc được chú trọng đầu tư phát triển.

 Hậu Giang là một tỉnh mới, đã và đang phát triển mạnh về các lĩnh vực KT-VH-XH có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, trước bối cảnh và yêu cầu mới đòi hỏi các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền của tỉnh còn nhiều việc phải làm: vấn đề kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy - nhân sự, các thiết chế cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, cần tập trung đầu tư. Sau 8 năm hình thành (2004-2011), Hậu Giang đã mang trên mình một diện mạo mới, phát triển khá đồng bộ, từng bước tiến lên vững chắc. 

II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA TỈNH HẬU GIANG:

II.1.Vị trí địa lý, đơn vị hành chính, diện tích, dân số:

Tỉnh Hậu Giang có Tứ cận  như sau:

-  Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ.

-  Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu.

-  Phía Đông giáp Sóc Trăng, Vĩnh Long .

- Phía Tây giáp Kiên Giang.

+ Tọa độ địa lý.

Tỉnh Hậu Giang nằm trong giới hạn:

    - 1050 19’39” – 1050 53’49” kinh độ Đông.

    - 9034’59” – 9059’39” vĩ độ Bắc.

  + Với vị trí địa lý trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu.

Tỉnh Hậu Giang có các trục giao thông quan trọng như:

- Về đường bộ: trục QL1A, QL 61 (hướng từ ĐT691 sẽ nâng cấp thành đường quốc gia N2), ĐT 931.

- Về đường thủy: trục sông Hậu, kênh đào Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Nàng Mau.

Tuy nhiên trong bối cảnh phát triển hiện nay, các trục trên còn tồn tại một số bất lợi như:

- Các trục giao lưu kinh tế đang phát triển mạnh như QL 1A, sông Hậu, kênh Xáng Xà No chỉ nằm ở vùng rìa phía Bắc và phía Tây của tỉnh, trong đó, phần QL 1A và sông Hậu đi qua địa bàn rất ngắn.

- Trục trung tâm của tỉnh QL61 và kênh Xáng Nàng Mau có mật độ giao thông chưa nhiều.

- Trục Quản Lộ - Phụng Hiệp hiện vẫn chưa phát triển mạnh.

- Trục ĐT691 nằm ngoài địa bàn tỉnh và chưa nâng cấp thành đường N2.

Với bối cảnh trên, nếu không tích cực đầu tư các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các trục trung tâm và thông tuyến với trục đường N2, các hoạt động giao lưu kinh tế từ các vùng khác qua địa bàn tỉnh Hậu Giang chủ yếu chỉ diễn ra tại  vùng ngoại vi phía Bắc và phía Tây tạo nên chênh lệch phát triển giữa vùng ngoại vi tới vùng trung tâm.

Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 1.607,72 km2. Tổng dân số tính đến năm 2009 là 822.818 người, với mật độ dân số 514 người/ 1 km2

Về đơn vị hành chính, tỉnh có 7 đơn vị  (1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện).

+ Tổ chức hành chính.

Đến nay Hậu Giang có diện tích tự nhiên 1.607,72km2 các đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 5 huyện; 74 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (12 thị trấn, 54 xã, 8 phường).

 

  • Thành phố Vị Thanh: 119 km2 với 5 phường và 4 xã.
  • Thị xã Ngã Bảy: 79 km2 với 3 phường và 3 xã.
  • Huyện Châu Thành A: 153 km2 với 6 xã và 4 thị trấn.
  • Huyện Châu Thành: 146 km2 với 7 xã và 2 thị trấn.
  • Huyện Phụng Hiệp: 485 km2 với 12 xã và 3 thị trấn.
  • Huyện Vị Thủy: 230 km2 với 9 xã và 1 thị trấn.
  • Huyện Long Mỹ: 396km2 với 13 xã và 2 thị trấn.

Trung tâm tỉnh đặt tại thành phố Vị Thanh, là nơi tập trung các cơ quan chính trị, hành chính nhà nước các cơ sở quan trọng về dịch vụ, thương mại, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dân cư đô thị…

Ngoài ra, với vị trí nằm trên giao điểm trục quốc lộ 1A và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, tại thị xã Ngã Bảy cũng đã hình thành một khu vực đô thị quan trọng với hoạt động thương mại - dịch vụ khá phát triển, dân cư đô thị tập trung với mật độ cao, đủ điều kiện để trở thành đô thị loại 4.

Bản đồ đơn vị hành chính tỉnh Hậu Giang

II.2. Vị trí của tỉnh Hậu Giang đối với cả nước, khu vực và thế giới:

Việt Nam đã tham gia khối ASEAN, gia nhập AFTA, gia nhập WTO, sẽ tạo ra môi trường kinh doanh mới, tác động đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội cả nước và từng tỉnh thành, trong đó vấn đề đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu với nước ngoài là quan trọng nhất.

Dự báo khi nước ta tham gia đầy đủ vào AFTA và WTO, sẽ tạo ra cơ hội mới đẩy mạnh hơn nữa khả năng khai thác các nguồn năng lực bên ngoài như vốn đầu tư, khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý kinh doanh, kinh nghiệm… thậm chí cả những lợi thế của các nước khác, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngăn ngừa được tình trạng phân biệt đối xử, bị chèn ép trong thương mại quốc tế, giải quyết vấn đề thị trường toàn cầu cho hàng hóa và du lịch củaViệt Nam.

Đối với Việt Nam nói chung và cụ thể là tại tỉnh Hậu Giang nói riêng, trong giai đoạn tới, cần tiếp tục phát triển các ngành:

  • Chế biến nông sản, thủy sản: hướng về xuất khẩu, thu hút nhiều lao động, có nguồn nguyên liệu trong tỉnh và vùng.
  • Cơ khí: thay thế nhập khẩu và có quy mô vốn tương đối lớn.
  • Dệt may, da giày, sản xuất hàng gia dụng: hướng về xuất khẩu và thu hút nhiều lao động.
  • Công nghệ cao trong nông nghiệp, công nghệ sinh học,…tạo sản phẩm  hướng về xuất khẩu và phục vụ trong vùng.

II.3. Bối cảnh kinh tế trong nước tác động đến nền kinh tế của tỉnh Hậu Giang.

Thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước 5 năm 2005 - 2010, năng lực trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từ đó phát huy được thế mạnh của từng ngành, từng vùng; chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực đã cải thiện; các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế nước ta đang thích nghi ngày càng tốt hơn với thị trường quốc tế.

Nghị quyết Trung ương 9 (khóa IX) đánh dấu bước đổi mới mạnh mẽ hơn về tư duy kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để định các cơ chế, chính sách thông thoáng trong việc thu hút các nguồn lực và cải thiện môi trường đầu tư cho việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh doanh.

Bên cạnh đó, những kết quả tích cực đạt được trong tiến trình cải cách hành chính trong thời gian qua, nhất là những cải cách thể chế kinh tế, đổi mới bộ máy quản lý kinh tế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ… đã có những tác động tích cực trong việc chỉ đạo điều hành thực hiện các mục tiêu của kế hoạch cả nước và từng tỉnh thành.

Tuy nhiên, khó khăn và thách thức đối với nước ta còn rất lớn như:

  • Quy mô sản xuất nhỏ bé; GDP bình quân đầu người năm 2005 mới khoảng 580 USD, thuộc nhóm các nước có thu nhập thấp của thế giới.
  • Thu nhập và tiêu dùng của dân cư chưa đủ tạo sức nổi bật đối với sản xuất và phát triển thị trường.
  • Hệ thống tài chính, tiền tệ còn những yếu kém, bất cập.
  • Cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
  • Kết cấu hạ tầng và kinh tế chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
  • Trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu khá xa so với các nước trong khu vực.
  • Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp so với yêu cầu; trong khi đó lộ trình thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA, WTO và các hiệp định quốc tế khác đang và sẽ tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn với các doanh nghiệp
  • Tốc độ phát triển các dịch vụ còn chậm, nếu khai thác tốt thì đây là lãnh vực triển vọng để phát triển trong 5 năm tới.

 Mục tiêu và phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn tới là:

  • Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển, vượt ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, thu nhập thấp.
  • Đẩy mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
  • Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, cải thiện một bước đáng kể trình độ công nghệ trong nền kinh tế quốc dân; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và nguồn năng lực.
  • Chủ động hội nhập nền kinh tế quốc tế, khai thác có hiệu quả cao các quan hệ kinh tế đối ngoại.
  • Phát triển văn hóa - xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế; không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, giảm các tệ nạn xã hội. Phát triển và hoàn thiện từng bước kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

 II.4.  Những đặc điểm về vùng và cơ cấu kinh tế - xã hội, văn hóa và truyền thống văn hóa:

     Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hình thành hành lang phát triển đô thị trên tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 61, 61B, bao gồm nâng cấp, mở rộng thành phố Vị Thanh lên đô thị loại 2, thị xã Ngã Bảy lên đô thị loại 3 theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ văn minh hiện đại, đảm bảo an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái bền vững để phát huy vai trò của đô thị trung tâm, có sức lan tỏa của hành lang đô thị. Thực hiện nhiệm vụ lập lại trật tự kiến trúc và xây dựng đô thị chủ động kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đô thị. Phấn đấu nâng tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 khoảng 37%.

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố các huyện, thị xã, quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực để đảm bảo phát triển tổng thể đồng bộ.

Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2006 - 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 105/2006/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

Đầu tư hoàn chỉnh một số điểm tuyến du lịch có tiềm năng.

Phát triển hệ thống dịch vụ.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Cảng Vị Thanh; Cảng sông Hậu; Cảng Phụng Hiệp.

- Bến tàu 7 huyện, thị, thành phố; Nâng cấp quốc lộ 1A, quốc lộ 61, tuyến nam sông Hậu; Xây dựng quốc lộ 61B, Quản Lộ - Phụng Hiệp, tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn; Nâng cấp và xây dựng các tuyến đường tỉnh, huyện huyết mạch; Nâng cấp và xây dựng mới đường giao thông nông thôn; Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đường các nội thị; Xây dựng mới các tuyến đường ôtô về trung tâm xã ở những địa phương chưa có; Xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thể dục - thể thao, (Trung tâm thể thao, Trung tâm văn hóa, nghệ thuật, nhà bảo tàng truyền thống, thư viện).

- Các dự án bảo đảm các công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo, cộng đồng người nghèo, xã nghèo (cải tạo, nâng cấp, mở rộng xậy dựng mới các công trình hạ tầng thiết yếu như thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y tế xã, đường giao thông, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, chợ, nhà hội họp).

Vì vậy, trong quá trình phát triển các lĩnh vực kinh tế cần phải phát triển hài hòa với văn hóa TDTT và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chăm lo đời sống cho nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo ra các sân chơi lành mạnh giúp con người phát triển trí óc, thể chất, nhận thức và nhân cách. Muốn làm được điều đó cần phải có quy hoạch các lĩnh vực một cách hệ thống, khả thi và đồng bộ phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh Hậu Giang.

II.5 Những mặt thuận lợi và khó khăn:

Thuận lợi:

- Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL, có vị trí địa lý thuận lợi về đường bộ và đường thủy đi ngang và xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Từ Hậu Giang có thể đi lại vận chuyển hàng hóa đến các vùng, nhất là Cần Thơ, TP HCM, ĐBSCL.  

- Là một tỉnh khá giàu về tài nguyên đất đai, đất phù sa chiếm 42% đất có chất lượng cao, rất phù hợp với phát triển cây lúa nước, cây ăn quả như: bưởi, thơm… là cây có giá trị xuất khẩu cao. Đất xét và đất thịt chiếm tỷ lệ 75-85%.

- Là tỉnh có nhiều tài nguyên, thiên nhiên ưu đãi, là trung tâm của các tỉnh nam sông Hậu.

- Hậu Giang với 3 dân tộc anh em, có nền văn hóa phong phú, có di tích lịch sử văn hóa là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch lịch sử; lễ hội truyền thống.

- Hậu Giang có nguồn nhân lực dồi dào, một bộ phận dân cư có trình độ sản xuất hàng hóa, năng động theo cơ chế thị trường.

Khó khăn:

- Nền kinh tế phát triển chưa toàn diện, nông nghiệp là ngành sản xuất chính chiếm trên 50%, điểm xuất phát nền kinh tế thấp, kết quả chưa tương xứng với lợi thế so sánh của tỉnh; cơ cấu kinh tế còn có bộ phận chuyển dịch chậm, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động xã hội. Một số hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ - du lịch, khoa học công nghệ môi trường, văn hóa xã hội còn yếu.

- Công nghệ sản xuất chưa cao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, thiết bị hiện đại vào sản xuất còn ít, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.

- Tỷ lệ đô thị hóa còn thấp, mật độ dân số chung trong toàn tỉnh tăng, lao động được đào tạo còn chiếm tỷ trọng thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn là hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn do vậy đã hạn chế đến phát triển kinh tế xã hội. Đời sống nhân dân tuy có được cải thiện nhưng chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các khu vực trong tỉnh còn khá lớn.

III. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HÓA - PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP TDTT, PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP DU LỊCH CỦA TỈNH TRONG NHỮNG NĂM QUA:

III.1 Lĩnh vực văn hóa:

Về lĩnh vực văn hóa, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND,UBND tỉnh và Bộ Văn hoá -Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), sự nghiệp văn hoá của tỉnh trong những năm qua đã đạt đư­ợc một số kết quả nhất định.

III.1.1 Những thành tựu đạt được         

  • Nhận thức tư tưởng, công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp trên lĩnh vực văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực; công tác quản lý nhà nư­ớc trên lĩnh vực văn hoá đư­ợc tăng cư­ờng, các hoạt động văn hoá thông tin từ tỉnh đến cơ sở từng bước đi vào lề nếp, bước đầu đáp ứng được những yêu cầu của đổi mới.
  • Di sản văn hoá (các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể) được nghiên cứu, khôi phục, tôn tạo và phát huy giá trị; 
  • Các hoạt động: Thư viên, phòng đọc sách, văn nghệ quần chúng, Trung tâm văn hóa các cấp, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế,…đã đạt được những thành quả nhất định. Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, khu dân c­ư văn hoá, xã ph­ường, thị trấn văn hoá đã có bư­ớc chuyển biến mới về chất, thu hút sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đồng thuận trong nhân dân.

 III.1.2 Những hạn chế tồn tại

       - Quy hoạch xây dựng các thiết chế văn hoá chưa hoàn chỉnh.

       - Thiếu các công trình văn hoá lớn: Nhà hát, Quảng trường, cung văn hoá, các tượng đài danh nhân, khu vui chơi giải trí... tốc độ xây dựng các công trình văn hoá (ở cấp tỉnh, huyện) chậm chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế, nhất là khu vực thị xã, vùng kinh tế phát triển: Thành phố, thị xã, Khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch.

- Trường Nghiệp vụ VHTTDL đã được hình thành và bắt đầu hoạt động có hiệu quả. Các thiết chế được thực hiện tại các đơn vị của tỉnh và cơ sở như: Trung tâm Văn hóa, Thư viện, Bảo tàng tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, văn hóa cơ sở… Nhìn chung, các đơn vị sự nghiệp của ngành VHTTDL còn thiếu kinh phí hoạt động, thiếu cơ sở vật chất, các phương tiện chuyên dùng. Đội ngũ CBCNV của các đơn vị ở trên còn mỏng, ít có điều kiện để đào tạo lại nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

- Môi trường văn hoá còn nhiều hạn chế, ý thức của người dân về văn minh đô thị chưa cao.

- Các biện pháp chế tài xử lý vi phạm văn hoá chưa nghiêm, nặng về hành chính, chưa mạnh dạn giao quyền cho cơ sở, nhất là trong lĩnh vực quản lý hoạt động văn hoá - dịch vụ văn hoá.

- Một bộ phận người dân, nhất là lớp trẻ có lối sống lệch lạc, thiếu ý thức phấn đấu, nặng về hưởng thụ, lối sống vị kỷ, vọng ngoại, thực dụng, phong cách sinh hoạt ứng xử xa lạ với truyền thống văn hoá dân tộc.

    III.1.3 Những nguyên nhân chủ yếu:

* Nguyên nhân khách quan:

   - Những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước tác động đến tư tưởng, tình cảm  cán bộ, đảng viên và nhân dân.

   - Tác động mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận xã hội.

   - Nhu cầu văn hoá của nhân dân rất lớn và ngày càng trở nên đa dạng, song khả năng đầu tư ngân sách của nhà nước để giữ gìn và phát huy vốn văn hoá truyền thống, xây dựng những giá trị văn hoá mới còn chưa tương xứng.

* Nguyên nhân chủ quan:

   - Một số cấp ủy Đảng, chính quyền các ngành, địa phương; một bộ phận cán bộ còn xem nhẹ vai trò, vị trí của văn hoá, chưa quán triệt và thể hiện thấu đáo quan điểm phát triển bền vững trong nhận thức tư tưởng và hành động; chưa coi phát triển văn hoá là trách nhiệm của toàn xã hội như tư tưởng chỉ đạo của Đảng.

   - Trong công tác quản lý nhà nước, đặc biệt ở cấp xã, nhiều nơi còn lúng túng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan quản lý văn hoá cấp trên, chưa xử lý dứt điểm vụ việc vi phạm tại chỗ, chưa quản lý tốt các hoạt động văn hóa - dịch vụ văn hoá thuộc phạm vi và thẩm quyền giải quyết.

   - Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ văn hoá còn nhiều bất hợp lý. Việc vận dụng, sáng tạo cơ chế chính sách cụ thể nhằm phát huy nội lực của nhân dân còn nhiều hạn chế, nhất là về ở cơ sở. Cấp ủy, chính quyền các cấp chưa coi trọng đúng mức việc bồi dưỡng, giáo dục và phát huy khả năng của tuổi trẻ là lực lượng chính, là đối tượng chủ yếu của hoạt động văn hoá.

   - Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá còn thụ động bởi sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.

III.1.4 Những thách thức:

- Là một tỉnh đồng bằng Nam Bộ có địa hình chia cắt sông rạch chằn chịt tương đối phức tạp, việc đầu tư hạ tầng cơ sở, xây dựng các thiết chế văn hoá, các công trình văn hoá, trùng tu, tôn tạo, bảo quản các di tích,… đòi hỏi một nguồn ngân sách lớn; việc đi lại tổ chức các hoạt động văn hoá ở cơ sở chắc chắn có những trở ngại nhất định. 

- Là một tỉnh có 3 dân tộc sinh sống, kinh tế phát triển chưa bền vững, đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn. Do vậy, Hậu Giang có nhiều bất lợi so với một số tỉnh khác trong việc huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển văn hoá.

- Tuy có nhiều di sản văn hoá có giá trị, nhưng việc đầu tư  bảo tồn và phát huy còn hạn chế, chưa có di sản văn hoá nào được công nhận là di sản văn hoá thế giới tiêu biểu như một số địa phương khác. Công tác tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh chưa sâu rộng nên còn ít được nhân dân và du khách trong khu vực và thế giới biết đến. Vì vậy, địa phương ít có cơ hội hợp tác, trao đổi văn hoá giữa với các vùng, miền và các quốc gia trong khu vực và thế giới.

 III.1.5 Những cơ hội:

 Trong những năm vừa qua, Hậu Giang đã tổ chức thành công nhiều sự kiên văn hoá, thể thao và lễ hội có quy mô lớn gây được ấn tượng đối với cả nước như: Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất năm 2009; Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc, giao lưu hợp tác kinh tế, văn hóa, tổ chức lễ kỷ niệm Chiến thắng 75 lượt Tiểu đoàn địch trên Kinh Xáng Xà No. Từ lâu Hậu Giang được nhiều người biết đến là một vùng đất có nền văn hóa lúa nước lâu đời. Nhiều di chỉ khảo cổ đã được phát hiện và nghiên cứu, chợ nổi Ngã Bảy; Nhiều lễ hội đặc sắc như “Lễ hội lúa gạo…Lễ hội đua thuyền, Cholchnamthmay…” của dân tộc Khmer và nhiều lễ hội khác.

Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Đền thờ Bác Hồ, Chiến thắng 75 lượt Tiểu đoàn tại Chương Thiện, Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, Chiến thắng Cái Sình… Và nhiều phong trào đấu tranh của nông dân trong kháng chiến chống Pháp; với biết bao địa danh đã che chở cho cán bộ chiến sỹ ta trong hai cuộc chiến chống ngoại xâm.

Ngoài những di tích in đậm dấu ấn lịch sử đó, Hậu Giang còn là nơi có nhiều cảnh quan tự nhiên đang dấu mình trong các khu nguyên sinh Lung Ngọc Hoàng…Những điều kiện trên là cơ hội để Hậu Giang giới thiệu, quảng bá hình ảnh và những di sản văn hoá của mình, đồng thời thu hút đông đảo nhân dân và du khách trong và ngoài nước đến với Hậu Giang, tạo điều kiện thu hút đầu tư và là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Là tiền đề để bứt phá và phát triển văn hoá trong tương lai.

III.2 Lĩnh vực thể dục thể thao:

 Tỉnh Hậu Giang được thành lập theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính Phủ.

Mục tiêu chiến lược phát triển ngành TDTT tỉnh Hậu Giang là góp phần bồi dưỡng thể lực, sức khỏe, thể chất cho nhân dân, đáp ứng được nhu cầu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa vừa có trí tuệ, vừa có sức khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, theo tinh thần của Chỉ thị 36-CT/TW ngày 24 tháng 03 năm 1994 của Ban Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Thành tựu:

- Thứ nhất: Phát triển sự nghiệp TDTT luôn có sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp là nhân tố quan trọng để phát triển phong trào TDTT trong tỉnh, đồng thời luôn tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường cán bộ và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ở các cấp, để ngày càng đáp ứng hơn cho yêu cầu phát triển của TDTT, xứng đáng là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Thứ hai: Luôn có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển TDTT ở địa bàn nông thôn, vùng sâu - vùng xa, để tạo ra sự phát triển một cách đồng bộ và rộng khắp ở cơ sở. Đồng thời, cần biện pháp thích hợp để đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động TDTT, nhất là ở cấp huyện, thị và cơ sở.

- Thứ ba: Về phát triển thể thao thành tích cao, luôn có những giải pháp chiến lược mang tính đột phá, phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương để phát huy mọi tiềm năng nâng cao hơn thành tích thể thao. Bên cạnh đó, có chính sách đãi ngộ đặc biệt để phát huy và động viên sự cống hiến của tài năng thể thao tỉnh nhà.

- Thứ tư: Luôn có sự phối hợp tốt đối với các ban, ngành, đoàn thể sẽ tạo ra động lực mạnh để phát triển sự nghiệp TDTT một cách có hiệu quả.

 - Thứ năm: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ - công chức, đẩy mạnh việc cải cách hành chính và quan tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý điều hành, nâng cao được chất lượng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động TDTT của tỉnh.

Hạn chế:

   - Tuy có sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo các cấp, các ngành trong tỉnh, song đối với một vài cơ sở Đảng và một số ít cán bộ Đảng viên, đặc biệt là cán bộ cơ sở ở vùng sâu chưa nhận thức và quán triệt sâu sắc ý nghĩa tầm quan trọng của thể thao, hoạt động TDTT giúp phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe, hạn chế các tệ nạn xã hội, góp phần ổn định và phát triển XH. Bộ máy tổ chức chưa được ổn định do nguyên nhân xác nhập ngành và tách một số đơn vị hành chánh của huyện, thị cơ sở. Cơ sở vật chất tuy có đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nguyện vọng và yêu cầu tập luyện của quần chúng nhân dân nhất là ở cơ sở và cơ quan ban ngành (chỉ mới đầu tư Trung tâm TDTT).

   - Thực hiện Chỉ thị 100/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thể thao ở xã, phường, thị trấn tới 2010. Tỉnh đã có chỉ đạo song do nguồn kinh phí còn nhiều mặt hạn chế nên chưa đáp ứng tốt được yêu cầu phát triển phong trào TDTT cơ sở, đặc biệt là thể thao cho mọi người.

   - Công tác phối hợp liên tịch với các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, tổ chức tốt các hoạt động thể thao trong thời gian qua; tuy nhiên muốn duy trì tổ chức các giải, các hoạt động thể thao thường xuyên liên tục, mang tính hệ thống và đồng bộ, đòi hỏi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh để phong trào TDTT trong công nhân, viên chức, học sinh, lực lượng vũ trang phát triển mạnh về số lượng và chất lượng nhưng thực tế phối hợp chưa tốt.

   - Tuy hiện nay số cán bộ chuyên môn có tăng trình độ năng lực có nâng lên. Song so với mặt bằng chung của các tỉnh trong khu vực trình độ cán bộ TDTT của tỉnh Hậu Giang vẫn chiếm tỉ lệ rất thấp ở cấp đại học và sau đại học. Công tác thông tin tuyên truyền, hợp tác quốc tế, xã hội hóa trong lĩnh vực thể thao, có bước phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu trong thời kỳ công  nghiệp hóa và hiện đại hóa.

   III.3. Lĩnh vực du lịch:

   III.3.1 Những thành tựu đạt được:
  • Quy hoạch 2005 đã đưa ra được một quan sát tổng quát và tương đối đầy đủ về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tiềm năng du lịch Hậu Giang.
  • Trên cơ sở đánh giá hiện trạng phát triển du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dự báo tình hình du lịch Việt Nam và thế giới; Quy hoạch 2005 đã góp phần tạo lập lộ trình phát triển dài hạn có tính định hướng chiến lược. Đề xuất và xác định các kế hoạch, nhiệm vụ, phương hướng phát triển du lịch phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của Hậu Giang; từ đó xây dựng hệ thống các giải pháp, chính sách tổ chức thực hiện trong từng giai đoạn, tiến trình phát triển.
  • Góp phần thiết lập nền tảng cho công tác quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, phục vụ đắc lực cho công tác kế hoạch hóa phát triển du lịch.
           III.3.2 Những tồn tại, hạn chế:

Mặc dù đã có những tác động thúc đẩy phát triển đến du lịch Hậu Giang nhưng Quy hoạch 2005 trong quá trình thực hiện cho đến nay đã bộc lộ một số khiếm khuyết cần phải khắc phục, thể hiện trên các mặt:

  • Quy hoạch 2005 được xây dựng những năm đầu của thế kỷ 21. Đến nay tình hình thế giới cũng như trong nước có nhiều yếu tố mới xuất hiện như khủng hoảng kinh tế 2008-2009 mà Quy hoạch 2005 đã không dự báo được đầy đủ, sát thực. Hầu hết các chỉ tiêu phát triển của Quy hoạch 2005 cho đến nay còn phù hợp, nhưng chưa thật khả thi.
  • Quy hoạch 2005 đã đề cập đến định hướng phát triển thị trường và sản phẩm song đây chỉ là những định hướng riêng rẽ, chưa đầy đủ các nội dung của định hướng marketing du lịch. Trong Quy hoạch 2005 còn thiếu nội dung xây dựng hình ảnh điểm đến và định hướng quảng bá tuyên truyền du lịch. Bên cạnh đó định hướng phát triển thị trường và sản phẩm du lịch trong Quy hoạch 2005 còn ít đề cập, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.
  • Tổ chức không gian trong Quy hoạch 2005 còn chưa thể hiện đầy đủ nội dung hướng phát triển không gian cũng như việc đề xuất phát triển các cụm du lịch….
  • Định hướng đầu tư phát triển du lịch trong Quy hoạch 2005 còn thiếu gắn kết với định hướng phát triển các loại hình du lịch mới; chưa phân định rõ khu vực ưu tiên đầu tư và lộ trình đầu tư. Công tác đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt về cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng du lịch, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng tiềm năng và nhu cầu phát triển du lịch.

         

                                     

PHẦN THỨ HAI:

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN

VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, THỂ DỤC THỂ THAO (TDTT) QUẦN CHÚNG TỈNH

I. Hiện trạng hoạt động văn hóa:

I.1. Hoạt động văn hóa cơ sở

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW5 (khoá VIII) và kết luận Hội nghị lần thứ 10 (BCHTW khoá IX) về Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đã được quan tâm, đẩy mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu, thu hút các nguồn lực đầu tư cho các hoạt động văn hoá thông tin; tạo điều kiện để mọi người dân được tham gia sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ các sản phẩm văn hoá.

   Từ năm 2004 đến nay, công tác XDĐSVH cơ sở trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được tiến hành trong một bối cảnh mới, xuất hiện nhiều phong trào hướng về cơ sở các ngành giới như Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên...(gọi chung là cuộc vận động Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa). Cuộc vận động này có vai trò tích cực tác động vào việc nâng cao đời sống văn hóa cơ sở và thực sự trở thành phong trào của toàn dân, được đông đảo nhân dân  tích cực tham gia. Điểm này được chứng minh cụ thể qua kết quả của một số phong trào điển hình: Xây dựng gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa, ấp văn hóa, xã văn hóa.

Stt

Tổng số

ĐVT

                             Năm                                                        

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

 

1

Gia đình văn hóa

135.294

143.518

140.915

151.621

157.684

165.521

173.080

 

2

Khu dân cư tiên tiến

KDC

425

343

376

431

358

471

494

 

3

Cơ quan văn hóa

CQ

329

396

501

490

523

523

497

 

4

Ấp, khu vực văn hóa

297

304

360

403

442

497

494

 

5

Xã, phường, thị trấn VH

15

18

21

26

36

44

51

 

6

Nhà văn hóa xã, phường, thị trấn

Nhà

35

36

36

40

46

51

55

 

7

Nhà Thông tin ấp, khu vực

Nhà

337

350

380

411

430

457

493

 

I.2 Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá

I.2.1 Di sản văn hoá vật thể:

Hậu Giang là tỉnh thuộc phía Nam sông Hậu có nhiều di tích lịch sử, danh  thắng thiên nhiên vớí các địa danh nổi tiếng như: Chợ nổi Ngã Bảy, Lâm trường Mùa Xuân (huyện Phụng Hiệp), Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Lương Tâm huyện Long Mỹ), khu di tích Tầm Vu (ấp Xẻo Cao, xã Thạnh Xuân), khu di tích Chiến thắng 75 lượt Tiểu đoàn địch năm 1973 (ấp 1 xã Vĩnh Viễn), khu du lịch sinh thái Tân Bình, khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (huyện Phụng Hiệp), Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (ấp Phương Quới B, xã Phương Bình), rừng tràm Vị Thủy (huyện Vị Thủy), Viên lang Bãi bồi (huyện Long Mỹ).

Xác định di sản văn hoá là một nguồn lực quan trọng và là lợi thế để phát triển, tỉnh Hậu Giang đã kết hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương từng bước kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng di tích; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, nghệ thuật; đồng thời tiến hành lưu giữ, bảo vệ, nghiên cứu và trưng bày giới thiệu các hiện vật; thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở các địa phương quản lý và phát huy giá trị các di tích. Đến nay, tỉnh Hậu Giang đã tiến hành lập hồ sơ khoa học, xây dựng đề án trùng tu, sửa chữa nâng cấp một số các công trình và di tích lịch sử trong thời kỳ kháng chiến. Năm 2011, ngành VHTTDL tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa theo hướng tập trung đầu tư cho các di tích lịch sử, văn hóa các điểm vui chơi giải trí các điểm tham quan du lịch.

Các di tích được trùng tu, sửa chữa nâng cấp chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách của trung ương và một phần của địa phương. Từ năm 2006 đến nay, nguồn ngân sách của trung ương đầu tư khoảng trên dưới 7 tỷ đồng.  Đối với một số di tích tôn giáo tín ngưỡng được xây dựng, trùng tu, sửa chữa còn nhờ một phần vào nguồn tài chính đóng góp của các “mạnh thường quân” và nhân dân địa phương. Nhìn chung, nguồn ngân sách của Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn hẹp, tình trạng các di tích xuống cấp là khá phổ biến, chậm được khắc phục.

I.2.2 Di sản văn hoá phi vật thể:  

Hậu Giang là một tỉnh có nhiều di sản văn hóa phi vật thể mang đậm sắc thái của các dân tộc. Tiêu biểu là các lễ hội dân gian, truyền thống, trò chơi dân gian, lễ hội mừng lúa nước của Dân tộc Khmer. Nhìn chung các trò chơi, trò diễn, ẩm thực trong lễ hội đều gắn kết chặt trẽ với các nghi thức lễ hội.

Nghề thủ công truyền thống: Hậu Giang có một số làng nghề thủ công truyền thống: nghề mộc, rèn, đan lác, dệt chiếu...

Trong lĩnh vực sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể đã được cơ quan chức năng của tỉnh quan tâm nhiều hơn. Các lễ hội được tổ chức bám sát nội dung trong Quy chế lễ hội do Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành (năm 2001), đảm bảo tính đa dạng, phong phú về loại hình lễ hội, kết hợp hài hoà giữa văn hoá truyền thống và hiện đại, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, nguyện vọng hướng về cội nguồn của nhân dân. Các loại hình văn nghệ dân gian, nghề thủ công truyền thống từng bước được khôi phục, phát huy.

Một trong những cách phát huy hiệu quả di sản văn hoá của tỉnh là kết hợp bảo tồn di sản với phát triển du lịch, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học với các đề tài được thực hiện mang đậm nét văn hóa vùng miền. Ngoài ra, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa còn được giới thiệu thông qua các chương trình, các chuyên mục trên các báo, Đài PTTH địa phương góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Tuy nhiên, do điều kiện về nguồn nhân lực chuyên môn tại địa phương còn thiếu, hoặc chưa có những biện pháp kích cầu phát huy các nguồn lực vào lĩnh vực này nên di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh chưa được phát huy ngang tầm với tiềm năng của nó.  

II. Hiện trạng hoạt động TDTT quần chúng.

II.1 Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố người tập luyện Thể Dục thể Thao thường xuyên và Gia đình thể thao

       II.1.1 Hiện trạng phát triển người tập luyện TDTT thường xuyên và GĐTT

Bảng 1.1: Hiện trạng phát triển người tập luyện TDTT thường xuyên và GĐTT

STT

Nội dung

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1

Tập luyện thường xuyên

18%

19.50%

21.50%

23,10%

26%

27%

2

Gia đình thể thao

8,8%

10%

11%

13%

15%

19,1%

(Nguồn: Số liệu của Sở VHTTDL và số liệu  điều tra năm 2011)

- Qua tổng hợp số liệu điều tra người tập luyện TDTT-TX và gia đình thể thao đến năm 2011 cho thấy trong toàn tỉnh, tỷ lệ người tập TDTT-TX chiếm 27% với tỷ lệ này tương đối phù hợp với số liệu về chỉ tiêu phát triển sự nghiệp TDTT-TX của tỉnh Hậu Giang. Năm 2005 số người tập luyện TDTT-TX là 16% đến năm 2006 là 18% sự chênh lệch là 2% đây là tỉ lệ rất cao so với các năm trước tăng chưa tới 1%, nếu đem so từ năm 2005 đến 2008 tỉ lệ % người tập luyện TDTT-TX tăng rất cao năm 2011 là 27%.

Tỷ lệ tăng không đồng đều vì những lý do sau:

- Vào năm 2004 - 2005 tổ chức Đại hội TDTT cấp cơ sở và cấp tỉnh, năm 2006 chuẩn bị lực lượng dự Đại hội toàn quốc lần thứ 5; vì vậy phong trào TDTT cơ sở, và phong trào thể thao các ban, ngành, đoàn thể phát triển mạnh rộng khắp, do đó tỉ lệ tăng 2% là hoàn toàn có cơ sở và có ý nghĩa thống kê. Đây cũng là điều kiện thuận lợi và là nền tảng để phát triển phong trào thể thao quần chúng cho những năm tiếp theo. Đến năm 2011 số người tập luyện TDTT - TX chiếm tỉ lệ 27%, tỉ lệ này là phù hợp và khả thi.

- Tỉ lệ hộ gia đình thể thao toàn tỉnh đến năm 2004 là 5,5% như vậy sự tăng trưởng về tỉ lệ % là không quá 0,5%; đến năm 2005 tỉ lệ hộ GĐTT chiếm 6% như vậy chỉ riêng 2004 và 2005 tỉ lệ hộ GĐTT tăng 0,5%. Tương tự năm 2006 tỉ lệ hộ GĐTT là 8,8% tăng 2,8% đến năm 2011 là 19,1% (nguồn 2011 Sở cung cấp); Điều này cần rà soát và xem lại độ tin cậy của số liệu báo cáo; Thông qua tỷ lệ hộ gia đình TLTTTX đến 2008 mỗi năm tăng bình quân không quá 2%. Như vậy hộ gia đình TLTTTX của tỉnh Hậu Giang năm 2011 đạt trên dưới 19,1% tỷ lệ này đảm bảo tính thông báo và độ tin cậy.

Bảng 1.2. Nhịp tăng trưởng bình qn (%) hằng năm của người tập luyện TDTTTX

Năm

Chỉ số

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Số người TL TDTT TX

175.010

200.105

208.301

So tỉ lệ dân số

18%

19.50%

21.50%

23.10%

26%

27%

Nhịp độ phát triển so với năm trước (số lần)

1,6

1,094

1,052

Nhịp độ phát triển trung bình từ 2007 – 2009

t1= 1,11

 (* Nguồn: Sở VHTTDL Hậu Giang cung cấp năm 2011  nguồn điều tra cơ bản)

 

 

Biểu đồ 1.1: Sự phát triển người tập luyện TDTT TX và diễn biến của nhịp độ phát triển

II.1.2: Hiện trạng người tập luyện TDTT thường xuyên phân bố theo địa giới, giới tính và lứa tuổi

    Bảng 1.3: Người tập TDTT thường xuyên phân bố theo địa giới, giới tính và lứa tuổi.

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)

Nội dung

TP Vị Thanh

TX Ngã Bảy

H.Long Mỹ

H.Vị Thủy

H.Phụng Hiệp

H.Châu Thành

H.Châu Thành A

Diện tích

118,65

78,95

412.097,96

230,21

484,81

145,79

153,19

Dân số

69.688

61.859

173.900

98.650

207.170

88.319

102.157

Người tập TDTT TX-tỷ lệ %

21.0%

25%

23,2%

17,0%

21,5%

18,2%

17,2%

Giới tính:      Nam

10.593

10.995

27.922

12.867

43.788

11.233

12.800

             Nữ

3.972

4.173

12.485

3.870

9.914

4.918

4.853

Lứa tuổi : Dưới 30

7.677

8.896

30.211

6.720

28.247

13.398

8.659

Trên 30

5.634

4.962

7.740

9.460

12.838

2.198

5.439

Trên 60

1.245

1.850

2.458

567

4.037

555

3.555

II.1.3 Phân tích đánh giá hiện trạng phân bố người tập luyện TDTT thường xuyên theo đối tượng:

Bảng 1.4 : Hiện trạng phát triển và phân bố người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên theo đối tượng.

Nội dung

TP. Vị Thanh

TX Ngã Bảy

H.Long Mỹ

H.Vị Thủy

H.Phụng Hiệp

H.Châu Thành

H.Châu Thành A

Đối tượng :

CB CNVC

1.008

6,82%

460

2,92%

404

1,00%

410

2,46%

702

1,58%

461

2.88%

955

5.71%

LLVT

903

6,19%

590

3,75%

899

2.24%

210

1.26%

297

0.67%

436

2.72%

324

194%

Buôn bán tự do

1.320

9.06%

5314

33.82%

1.107

2.76%

670

4.03%

9.904

22.35%

1.245

7.78%

2.155

12.9%

Nông dân

1.311

9.00%

3.624

23.07%

10.605

26.45%

9.360

56.38%

8.098

18.27%

6.421

40.12%

5.518

33.04%

Học sinh

10.023

68.81%

5720

36.41%

27.073

67.53%

5.950

35.84%

25.310

57.11%

7.438

46.48%

7.747

46.39%

                                           (Nguồn: Số liệu điều tra bằng phiếu năm 2011)

II.1.4 Phân tích đánh giá hiện trạng người tập luyện TDTT – TX theo hộ gia đình thể thao

Bảng1.4 : Hiện trạng phát triển và phân bố người tập luyện TTTX theo Hộ gia đình

Nội dung

TP Vị Thanh

TX Ngã Bảy

H.Long Mỹ

H.Vị Thủy

H.Phụng Hiệp

H.Châu Thành

H.Châu Thành A

Hộ gia đình

2.160

2.693

38.829

9.064

7.467

3.028

24.475

KT hộ gia đình (%)

Trên trung bình

85%

30%

25%

45%

41%

39%

69%

Trung bình

12,5%

50%

45%

45%

51%

48%

25%

Kém

2,5%

20%

30%

10%

8%

13%

6%

Thông tin TLTX(%)

35%

50%

25%

23,44%

49%

25%

39,6%

 Có tập nhưng không TX(%)

    55%

30%

50%

55,56%

25.9%

47%

40%

Hộ không tập

10%

20%

25%

22%

25%

28%

21%

Có tham gia thi đấu TT

5%

30%

9%

8%

15%

10%

10%

Có tham gia CLB TT

30%

13%

15%

5%

3%

28%

(Nguồn: Điều tra bằng phiếu năm 2011)

          II.1.5 Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố người tập luyện TDTT theo môn thể thao.

Bảng 1.5 : Hiện trạng người tập luyện TDTT  thường xuyên theo môn thể thao

Môn TT tập luyện

TP Vị Thanh

TX Ngã Bảy

H.Long Mỹ

H.Vị Thủy

H.Phụng Hiệp

H.Châu Thành

H.Châu Thành A

Bóng đá (%)

8,73%

8.27%

8.05%

8.7%

8.62%

7,55%

8,56%

Bóng chuyền (%)

5,61%

4,6%

4,5%

4%

5,5%

5,21%

4%

Bóng bàn (%)

0,26%

0,12%

0,15%

0,04%

0,6%

0,2%

0,2%

Cầu lông(%)

0,44%

0,76%

0,19%

0,16%

1,3%

0,51%

1%

Bơi lội(%)

0,19%

1,17%

0,1%

0.1%

0,2%

0,2%

0,1%

Karatedo(%)

0,11%

Taekwondo(%)

0,15%

0,29%

0,1%

Môn khác (%)

2,66%

8,66%

8,9%

2,58%

2,58%

1,95%

1,16%

Quần vợt (%)

0,05%

0,03%

0,01%

0,01%

Cờ tướng (%)

0,08%

0,09%

0,03%

0,04%

0,06%

0,08%

Dưỡng sinh (%)

0,02%

0,01%

Điền kinh(%) 

2,6%

1,6%

1,27%

1,23%

1,8%

1,67%

2,1%

ĐC – CM (%)

0,21%

0,29%

0,04%

0,76%

0,3%

`

TDTH(%)

Sport Aerobic(%)

(Nguồn: điều tra bằng phiếu năm 2011)

II.1.6.  Đánh giá những ưu điểm, các yếu kém hạn chế, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm cho từng đối tượng:

* Những ưu điểm:

FNgười tập luyện TDTT-TX của tỉnh qua các năm 2006 - 2011:

- Qua số liệu báo cáo về chỉ tiêu phát triển sự nghiệp TDTT-TX của tỉnh Hậu Giang cho thấy: phong trào tập luyện TDTT cho mọi người tiếp tục được duy trì và phát triển sâu rộng thông qua cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại; đại hội TDTT lần thứ V; VI, số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên trong toàn tỉnh đã tăng lên đáng kể. Năm 2006 số người TL TDTT-TX chiếm tỷ lệ 18%, năm 2008 chiếm tỷ lệ 21,50%, đến năm 2011 chiếm tỉ lệ 27%. Công tác xã hội hóa các hoạt động TDTT đã từng bước đạt hiệu quả và thu hút được sự quan tâm của xã hội. Phong trào thể thao trường học được duy trì và phát triển mạnh. Ngành TDTT xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT của tỉnh phù hợp với định hướng, quy hoạch, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Phong trào TDTT cho mọi người tỉnh Hậu Giang trong những năm qua đã có bước phát triển tốt từ thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Sự phát triển ổn định về số người tham gia tập luyện TDTT-TX của tỉnh là cơ sở nền tảng cho việc xác lập quy hoạch phát triển ngành TDTT Hậu Giang từ nay đến 2020 và định hướng đến năm 2030, đồng thời có cơ sở dữ liệu khoa học để đáp ứng chương trình phát triển TDTT cho mọi người một cách vững chắc trong những năm tiếp theo.

FNgười tập luyện TDTT-TX theo địa giới, giới tính, lứa tuổi:

- Với số người TLTDTT-TX của tỉnh Hậu Giang chiếm tỷ lệ bình quân 26% (nguồn Sở cung cấp) cho thấy số liệu thu thập được đã phản ánh tính chính xác và độ tin cậy giữa sự phân bố nguời tập luyện thường xuyên theo địa giới. Các khu vực tập trung dân cư đông, vùng đô thị, có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều khu công nghiệp đóng trên địa bàn, khu vực giáp với tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng có số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cao hơn. Nhu cầu ham thích tập luyện thể thao ở các đơn vị huyện, thị và các vùng nông thôn đã tăng lên đáng kể. Phong trào tập luyện TDTT đã phát triển lớn mạnh qua từng năm đặc biệt từ năm 2007 đến nay.

- Số người tập luyện TDTT-TX giữa nam và nữ có sự khác biệt ở những vùng nông thôn sâu, đối tượng nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ, tỷ lệ chênh lệch quá lớn. Điều này cho thấy: nữ, khu vực nông thôn chưa có điều kiện và thời gian để tham gia tập luyện thể dục, thể thao. Vì vậy, các cấp các ngành ở cơ sở cần có sự tuyên truyền sâu rộng về ý thức tham gia tập luyện TDTT và tạo điều kiện thuận lợi để giới nữ được tập luyện thể dục, thể thao.

- Về lứa tuổi có sự khác biệt lớn giữa dưới 30 tuổi, trên 30 tuổi và trên 60 tuổi (71,75%, 24,08%, 4,17%). Như vậy, nhân khẩu thể thao trẻ chiếm đa số, đây là điều kiện tốt để phát triển phong trào TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao trong tương lai.

FSố người tập luyện TDTT-TX theo đối tượng:

- Cán bộ CNVC là những người có ý thức tổ chức kỷ luật, có tri thức và có am hiểu tác dụng, giá trị của việc tập luyện thể dục thể thao.

- Do sinh hoạt có tổ chức, đồng thời tham gia hoạt động TDTT là một trong những tiêu chí thi đua của đoàn viên Công đoàn (mỗi người tập ít nhất 1- 2 môn thể thao).

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao thông qua các kế hoạch liên tịch giữa Sở VHTTDL tỉnh Hậu Giang với và các ban, ngành, đoàn thể.

- Nguồn thu nhập của cán bộ CNVC  ổn định.

- Có thời gian nhàn rỗi sau giờ hành chính. Vì vậy tỷ lệ toàn tỉnh tham gia tập luyện TDTT thường xuyên của đối tượng CNVC chiếm 3,62%. Tỷ lệ đó thể hiện phong trào CNVC của tỉnh có chiều hướng phát triển tăng theo tỷ lệ thuận.

-  Đối với lực lượng vũ trang, đây là lực lượng có tổ chức kỷ luật cao nhất, lấy tiêu chí “chiến sĩ khoẻ”. Vì vậy, việc rèn luyện sức khỏe và tham gia tập luyện thể thao là một yêu cầu bắt buộc. Mỗi chiến sĩ phải tham gia tập luyện một đến hai môn thể thao. Đại bộ phận trong tổng lực lượng đều tập hợp những thanh niên có sức khỏe, có thể lực cường tráng để tham gia vào việc đảm bảo an ninh trật tự xã hội, giữ gìn biên cương bờ cõi quốc gia, thực hiện phương châm “khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, hàng năm đều tổ chức, phối hợp tổ chức hội thao và các giải thể thao t cấp huyện, cấp tỉnh, quân khu, quân đoàn…

- Đối với nông dân đại bộ phận là nhiệt tình, cần cù, hăng say lao động. Trong những năm gần đây tổ chức Hội khuyến nông, Hội Nông dân địa phương kết hợp liên tịch giữa các ban ngành đoàn thể thường xuyên tổ chức các giải thể thao nông dân, từ cơ sở, huyện, thị, tỉnh, khu vực và toàn quốc, nhiều hoạt động TDTT sôi nổi, rộng khắp là điểm tựa vững chắc cho việc phát triển phong trào thể thao nông dân ở cơ sở.

- Số người tập luyện TDTT-TX trong học sinh chiếm tỷ lệ bình quân 51.19%, đây là tỉ lệ cao hơn so với các đối tượng khác. Qua số liệu cho thấy lãnh đạo các đơn vị trường học thường xuyên quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia hoạt động TDTT một cách có hệ thống, nề nếp, đảm bảo thời lượng chương trình, kế hoạch giảng dạy nội, ngoại khóa đúng theo quy định hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Từ đó đã tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh.

-  Đối với lực lượng buôn bán tự do số người tập luyện TDTT-TX  chiếm tỷ lệ bình quân 11.81%. Qua điều tra cho thấy lực lượng buôn bán tự do tham gia tập luyện TDTT-TX tập trung đông ở các đơn vị trung tâm thị xã, thị trấn, chiếm tỷ lệ cao hơn các khu vực vùng ven, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa,…

-  Số người tập luyện TDTT-TX theo môn thể thao chiếm tỷ lệ rất cao ở những môn nhóm 1 và tỉ lệ thấp hơn ở những môn nhóm 2, nhóm 3. Những môn thể thao truyền thống như: Bóng đá, bóng chuyền, võ thuật, điền kinh, cầu lông có số người tập luyện TDTT-TX đông hơn các môn còn lại (như đã phân tích ở phần hiện trạng). Riêng môn bóng đá là môn phổ biến, được nhiều người ưa thích và tham gia chiếm tỉ lệ bình quân là 8.35% cao hơn các môn thể thao khác. Môn bóng chuyền là môn dễ chơi, được nhiều người tham gia, đặc biệt là đối với lực lượng thanh niên không chỉ ở thành thị mà ngay cả vùng nông thôn sâu. Môn điền kinh là môn thể thao có nhiều nội dung tập luyện, hình thức đa dạng và phong phú, được quy định bắt buộc phải tham gia tập luyện đối với học sinh các trường và các cấp học (chạy, nhảy, ném) . 

FĐối với hộ gia đình:

- Số hộ gia đình tập luyện TDTT-TX chiếm tỷ lệ bình quân 35.29%, hộ có tập nhưng không thường xuyên chiếm 46.35%, hộ không tập 19.3%. Điều này cho thấy hộ gia đình tập luyện TDTT-TX và hộ gia đình không tập luyện, có tỷ lệ cách biệt nhau. Các hộ gia đình có tập luyện TDTT (thường xuyên và không thường xuyên) tập trung ở các trung tâm lớn và khu công nghiệp nhiều hơn là ở các đơn vị huyện, thị, khu vực nông thôn và vùng ven.

F Đối với hệ thống tổ chức thi đấu:

   - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao và các giải thể thao (truyền thống, phối hợp). Hệ thống thi đấu ổn định, số lượng giải và các hoạt động tổ chức thi đấu thể thao chiếm tỷ lệ cao; tùy theo vị trí địa lý, khu vực, địa bàn, dân cư, nên đối tượng tham gia có khác nhau. Số môn thể thao được tổ chức không giống nhau; hình thức tổ chức và số lượt người tham gia ở từng đơn vị khác nhau. Từ đó, làm cho phong trào TDTT trên các địa bàn huyện, thị của tỉnh Hậu Giang rất đa dạng và phong phú là tiền đề cơ bản thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu của thời kỳ phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

* Những mặt yếu kém và hạn chế:

- Căn cứ vào vị trí địa lý của tỉnh Hậu Giang là tỉnh có diện tích không lớn, nên sự tập trung đầu tư cho các hoạt động TDTT còn dàn trải, ở vùng nông thôn chưa có điều kiện tiếp cận với các môn thể thao mới. Chỉ mới tập trung phát triển các môn thể thao truyền thống: Bóng đá, Bóng chuyền, Điền kinh và các loại hình thể dục đơn giản. Các môn thể thao giải trí chưa được phát triển như: Sport Aerobic, Thể dục thể hình, Bơi lặn, Cầu mây, …

- Về giới tính, ở nữ tham gia thể thao còn thấp, chưa có điều kiện tập luyện TDTT, nhận thức về thể thao còn kém, đặc biệt là ở vùng nông thôn.

- Sự phân bố về lứa tuổi tập luyện TDTT-TX chưa đồng đều, tỉ lệ bình quân người tập luyện TDTT-TX ở các lứa tuổi chênh lệch quá cao.

- Về đối tượng: học sinh, CBCNVC, LLVT: có điều kiện tham gia tập luyện TDTT-TX bởi ngoài nhận thức được ý nghĩa, giá trị và tác dụng của thể thao, hiểu biết, ham thích tập luyện thể thao. Ngoài ra còn chịu sự tác động điều chỉnh bởi chính sách cơ chế quy định ràng buộc tham gia tập luyện thể thao. Riêng với nông dân và lực lượng buôn bán tự do việc tham gia tập luyện mang tính tự phát, nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích của hoạt động TDTT. Vì vậy người tập luyện TDTT-TX ở đối tượng này còn thấp, cơ sở vật chất còn thiếu. Nông dân do tính chất hoạt động nghề nghiệp theo thời vụ nên không tham gia tập luyện TDTT thường xuyên, liên tục; mặt khác do những tác động bởi điều kiện thời tiết, môi trường đã làm ảnh hưởng đến số lượng người tham gia tập luyện TDTT của các đối tượng này.

- Cơ sở vật chất tập luyện TDTT còn nhiều thiếu thốn, sân bãi dụng cụ chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

- Thu nhập bình quân đầu người của các đối tượng nêu trên còn thấp.

- Lực lượng cán bộ hướng dẫn viên còn thiếu và yếu; chưa có cán bộ TDTT ở cấp xã, phường, thị trấn. Có những nơi cán bộ văn hóa kiêm nhiệm công tác TDTT, Bí thư Đoàn thanh niên kiêm nhiệm công tác TDTT, một số mạnh thường quân, Hội đồng TDTT điều hành các hoạt động TDTT.

- Tổ chức các giải thể thao, các hoạt động thể thao tùy hứng, chấp vá…Từ đó làm ảnh hưởng một phần đến việc phát triển TDTT ở các đơn vị cơ sở.

- Các nội dung và hình thức tổ chức hoạt động TDTT kém đa dạng và phong phú. Chưa khai thác thế mạnh các môn thể thao truyền thống ở từng khu vực, địa bàn dân cư.

- Thông tin tuyên truyền cho các hoạt động thể thao còn yếu, chưa tạo ấn tượng cho người dân.

Từ những yếu kém và hạn chế nêu trên, rút ra những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm như sau:

* Những nguyên nhân :

- Một số ít cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể chưa quan tâm và coi trọng việc đầu tư phát triển các loại hình hoạt động TDTT, chưa tạo điều kiện để phát triển cơ sở vật chất TDTT trên địa bàn.

- Do sự chia tách đơn vị hành chính ở xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã đã làm ảnh hưởng đến phát triển phong trào TDTT trong các đối tượng.

- Công tác triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và tỉnh về TDTT cho các đối tượng còn chậm.

- Ý thức của người dân trong việc tham gia tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, hạn chế các tệ nạn xã hội…  chưa cao.

- Cán bộ TDTT được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn nhưng chỉ làm công tác TDTT tạm thời, không ổn định do luân chuyển điều động theo yêu cầu công tác của từng đơn vị.

-  Công tác xã hội hóa TDTT còn nhiều bất cập.

-  Hệ thống tổ chức thi đấu các môn thể thao chưa được thường xuyên và liên tục.

-  Thông tin tuyên truyền chưa được thường xuyên và rộng khắp.

-  Chưa có chính sách khuyến khích động viên khen thưởng kịp thời.

Từ những nguyên nhân trên chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

* Những bài học kinh nghiệm:

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền và Đoàn thể cần quan tâm đến các hoạt động TDTT, nếu có như vậy phong trào thể thao sẽ phát triển mạnh và đồng đều. Đặc biệt đối với nữ, số người tập luyện TDTT-TX chiếm rất thấp. Vì vậy cần phải có sự tác động của các cấp, các ngành, đoàn thể. Đây là việc làm phù hợp với chính sách bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước ta, góp phần nâng cao mức hưởng thụ TDTT của nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Cấp ủy, chi bộ, đoàn thể, mặt trận, thanh niên cần quán triệt tốt các Chỉ thị, Nghị quyết, chương trình hành động của các tổ chức. Nếu làm tốt thì phong trào sẽ phát triển lớn mạnh.

- Phải có kế hoạch, chiến lược phát triển các môn thể thao phù hợp với truyền thống của đơn vị, của từng khu vực địa bàn giữa các vùng  khác nhau.

- Các tổ chức xã hội như: Liên đoàn, CLB, hội thể thao… hoạt động tích cực, sinh hoạt thường kỳ, có phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên, sau các hoạt động có sơ kết, tổng kết, đánh giá, khen thưởng và rút kinh nghiệm để đưa phong trào thể thao phát triển mạnh.

- Tạo điều kiện thuận lợi thực hiện Nghị định 73 của Chính phủ về công tác xã hội hóa TDTT, thực hiện tốt Quyết định 100 của Chính phủ về chương trình phát triển TDTT cơ sở.

- Bộ máy tổ chức của các đơn vị phải được duy trì và ổn định.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi về phương pháp, phương tiện tập luyện và các điều kiện đảm bảo khác để giúp cho mọi người hiểu biết và tham gia TDTT (gia đình thể thao và tập luyện thể thao suốt đời).

- Công tác thông tin tuyên truyền thường xuyên sẽ góp phần tác động vào nhận thức đúng đắn về giá trị và tầm quan trọng của việc tham gia tập luyện TDTT.

- Phong trào TDTT trong tất cả các đối tượng muốn phát triển lớn mạnh, trước tiên cần sự quan tâm, đầu tư toàn diện của lãnh đạo các đơn vị và thực hiện kế hoạch liên tịch với các ngành từ tỉnh, huyện, thị, xã, phường, thị trấn. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo tích cực của  Sở VHTTDL tỉnh Hậu Giang, trong việc đầu tư xây dựng, cải tạo khu công viên cây xanh, khu đô thị, các công trình thể thao. Nếu làm tốt điều này phong trào TDTT trong tỉnh Hậu Giang nói chung và các đơn vị nói riêng sẽ phát triển đồng bộ, lớn mạnh và vững chắc trong tương lai.

II.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT (GDTC) Ở NHÀ TRƯỜNG.

Công tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển TDTT quần chúng, việc tăng cường công tác giáo dục thể chất trong trường học có ý nghĩa thiết thực trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ có năng lực hoạt động thể lực tốt phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức, cũng như chuẩn bị hành trang cho các em bước vào đời phục vụ đất nước. Vì thế, trước khi quy hoạch định hướng phát triển TDTT học đường tỉnh Hậu Giang, khi đánh giá thực trạng về công tác giáo dục thể chất trong trường học của tỉnh, chúng tôi xem xét tổng thể cả chiều dọc (theo cấp học) và cả chiều ngang (theo từng mặt). Kết quả điều tra hiện trạng được tổng hợp trong phụ lục 2.1, 2.2, 2.3 và 2.4. Sau đây là hiện trạng và đánh giá công tác thể chất cho từng cấp học.

II.2.1. Hiện trạng hoạt động TDTT :

* Tiểu học:

Biểu đồ 2.1: Hiện trạng hoạt động TDTT cấp tiểu học tỉnh Hậu Giang năm 2011

* Trung học cơ sở:

Có thể biểu thị hiện trạng hoạt động TDTT cấp trung học qua biểu đồ 2.2 sau:

Biểu đồ 2.2: Hiện trạng hoạt động TDTT cấp Trung học cơ sở tỉnh Hậu Giang năm 2011

* Trung học phổ thông :

Có thể biểu thị hiện trạng hoạt động TDTT cấp phổ thông trung học qua biểu đồ 2.3 sau:

Biểu đồ 2.3: Hiện trạng hoạt động TDTT cấp phổ thông trung học tỉnh Hậu Giang năm 2011                                                 

    + Đại học - Cao Đẳng - Trung học chuyên nghiệp

Có thể biểu thị hiện trạng hoạt động TDTT Đại học - Cao Đẳng - Trung học chuyên nghiệp qua biểu đồ 2.4 sau:

Biểu đồ 2.4: Hiện trạng hoạt động TDTT Đại học - Cao Đẳng -  Trung học chuyên nghiệp tỉnh Hậu Giang năm 2011.                                                 

II.2.2 Nội dung tập luyện:

* Tiểu học:

- Chương trình giảng dạy thể dục nội khóa được thực hiện 64 tiết/ năm, bao gồm cả nội dung bắt buộc và tự chọn. Thực tế số trường đảm bảo thời gian dạy TD 2 tiết/tuần theo quy định của Bộ GD&ĐT đạt tỷ lệ là 60%, số trường vẫn tổ chức học, nhưng không kê khai số tiết hoặc không đảm bảo số tiết theo quy định chiếm tỷ lệ 25,%.

* Trung học cơ sở:

- Chương trình nội khóa: Được thực hiện 72 tiết gồm cả nội dung bắt buộc và tự chọn. Thực tế số trường đảm bảo thời gian dạy TD 2 tiết/tuần theo quy định của Bộ GD&ĐT đạt tỷ lệ 87,5% (77 trường), còn lại có 11/88 trường không đạt số tiết giảng dạy chiếm tỷ lệ 12,5 %.

 + Có 60/77 trường sử dụng bài tập thể dục bắt buộc trong chương trình nội khóa là các bài thể dục liên hoàn, bài tập phát triển chung chiếm tỷ lệ 77,9%.

 + Có 17/77 trường giờ học nội khóa có kết hợp thực hiện qua các môn điền kinh, trò chơi vận động, bóng ném, cờ vua, bơi lội, bóng rổ... chiếm tỷ lệ 22% còn lại có 11/88 trường không cho biết rõ nội dung học là môn nào chiếm tỷ lệ 12,5%.

* Phổ thông trung học:

- Chương trình nội khoá: tất cả các trường đều thực hiện 72 tiết/năm bao gồm cả nội dung bắt buộc và tự chọn đạt tỷ lệ 92,1%. Trong đó:

+ Có 45,9% số trường sử dụng các môn thể thao như: điền kinh, võ, bóng đá, bóng chuyền, bóng ném, cầu lông, đá cầu… làm nội dung học bắt buộc trong chương trình nội khóa.

+ Còn lại 54,1% số trường có kết hợp sử dụng các bài thể dục liên hoàn và môn điền kinh trong chương trình nội khoá.

II.2.4. Các ưu điểm, hạn chế yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong công tác GDTC ở trường học.

* Ưu điểm:

  - Số lượng các trường tiểu học, THCS, THPT, đại học và cao đẳng thực hiện chương trình nội khóa theo quy định của Bộ GD&ĐT đều đạt tỷ lệ trên. Chứng tỏ quan điểm và nhận thức của lãnh đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu các trường đã được nâng cao, công tác GDTC ở các trường được thực hiện tương đối đầy đủ.

  - Nhiều trường học đã tổ chức được các giờ tập ngoại khóa cho học sinh, sinh viên bên cạnh đó còn tổ chức được các giải thi đấu thể thao để đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng trong học đường.

  - Đội ngũ giáo viên TDTT trong các trường cũng tăng lên đáng kể qua từng năm, tuy nhiên số lượng học sinh, sinh viên trên 1 giáo viên vẫn còn cao so với quy định của Bộ GD&ĐT (200 học sinh  đối với các trường phổ thông và 150 sinh viên với các trường đại học - cao đẳng và trung học chuyên nghiệp).

  - Chất lượng, trình độ giáo viên TDTT đã được cải thiện, số cán bộ được đào tạo tại các trường đã tăng lên, số giáo viên TDTT kiêm nhiệm đã giảm đáng kể ở tất cả các cấp học, đặc biệt đối với các trường đại học, cao đẳng, trường PTTH có giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp.

  - Cơ sở vật chất dành cho họat động TDTT luôn được cải thiện, các trường đều có sân tập cho học sinh, sinh viên. Diện tích đất dùng cho các công trình thể thao các sân tập xi măng, nhà tập, CLB được cải thiện, trang thiết bị tập luyện các môn thể thao đã được trang bị đầy đủ hơn qua từng năm.

 * Hạn chế, khuyết điểm:

  - Về nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tuy đã có chuyển biến nhưng còn thấp, nhiều người vẫn còn coi thể dục là môn phụ.

  - Vẫn còn có các trường học vì những lý do khác nhau vẫn chưa thực hiện đầy đủ số tiết nội khóa theo chương trình giảng dạy thể dục mà Bộ GD&ĐT quy định, việc tổ chức các hoạt động thể dục ngoại khóa, thi đấu thể thao còn ít, chưa nề nếp, mục đích và yêu cầu giáo dục chưa được đề cao. Vì vậy, chưa lôi kéo được đông đảo học sinh, sinh viên tham gia. Việc tập luyện ngoại khóa chủ yếu vẫn mang tính tự phát.

  - Đội ngũ giáo viên chuyên trách TDTT nhiều trường ở cấp tiểu học vẫn phải sử dụng giáo viên kiêm nhiệm chưa qua đào tạo, nên ảnh hưởng chất lượng giờ thể dục nội khóa.

  - Trình độ giáo viên TDTT ở các trường chưa đồng đều, còn thiếu sự cập nhật và bồi dưỡng kiến thức nên bị hạn chế so với xu thế phát triển của xã hội.

  - Diện tích đất dành cho TDTT tuy đã có sự cải thiện, song thực tế vẫn còn thiếu so với nhu cầu và quy định của Bộ GD&ĐT như: diện tích đất bình quân tính theo đầu người thực tế đạt mức cao nhất là 1.60m2/HS và thấp nhất là 1m2/SV, trong khi quy định là 6 m2/học sinh và 12m2/sinh viên. Diện tích đất TDTT được đầu tư xây dựng cũng tăng lên. Đồng thời việc sử dụng chỉ ở mức có quy mô nhỏ bởi chưa đáp ứng về quy cách, tiêu chuẩn, quy định, với  trang thiết bị thô sơ, không hiện đại, giá trị thấp.

  - Trang thiết bị dụng cụ tập luyện vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu, cả về số lượng và chất lượng.

  - Chất lượng giờ thể dục nội khóa nhìn chung còn thấp, đặc biệt rất thiếu tác dụng rèn luyện cơ thể, nhất là ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Nhiều nơi tiết dạy còn mang tính hình thức, lượng vận động của giờ thể dục thấp, nội dung tập luyện đơn điệu dễ gây sự nhàm chán, mệt mỏi cho học sinh. Trong các trường PTTH và ở đại học, cao đẳng chuyên nghiệp điều kiện thuận lợi hơn một phần nên chất lượng giờ dạy thể dục có khá hơn.

* Nguyên nhân:

   - Chưa có các văn bản pháp quy (của các cấp, các ngành) tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện công tác GDTC có tính bắt buộc, coi môn thể dục như các môn học khác.

- Mặc dù đã có những văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương về việc đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất trong học đường. Song thực tế chúng ta chưa tổ chức được các buổi học tập, các cuộc hội thảo một cách qui mô từ cấp tỉnh đến các trường nhằm quán triệt một cách đầy đủ nhận thức của các cấp lãnh đạo cho đến các cán bộ giáo viên trong các trường.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chương trình khung về công tác GDTC cho từng cấp học. Song chúng ta chưa xây dựng được chương trình giảng dạy môn thể dục theo một chương trình thống nhất ở từng cấp học (ít nhất theo đặc thù từng tỉnh). Việc vận dụng chương trình thực hiện còn chấp vá..., mỗi trường làm một kiểu, nên cũng làm giảm hiệu quả của GDTC trong học đường.

-Thiếu việc kiểm tra đôn đốc trong công tác GDTC của các trường, nên việc thực hiện nhiều trường phó mặc cho giáo viên lên lớp.

- Kinh phí dùng cho mua sắm trong thiết bị dung cụ tập luyện cũng như cơ sở vật chất (sân bãi, nhà tập...) còn thiếu, chưa đạt tiêu chuẩn về quy cách và chất lượng.

- Sở GD&ĐT và các trường cần xây dựng kế hoạch chiến lược quy hoạch, xây dựng chỉ tiêu biên chế giáo viên thể dục trong các trường, nên thực tế giáo viên thể dục thể thao chuyên trách vẫn còn thiếu và yếu.

* Bài học kinh nghiệm:

- Sở GD&ĐT cần ban hành các văn bản chỉ đạo cho các trường thực hiện nghiêm túc công tác GDTC trong trường học

- Sở Giáo dục và Đào tạo cần sớm ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn việc thực hiện giờ học môn thể dục (bắt buộc) trong các trường phổ thông như các môn học khác.

- Sở GD&ĐT cần chủ động tổ chức các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn, về công tác GDTC trong các trường học theo từng cấp học, để quán triệt về mặt nhận thức cho các cán bộ quản lý giáo dục cũng như chính bản thân giáo viên thể dục.

- Sở GD&ĐT cần nhanh chóng xây dựng chương trình môn học TD theo từng cấp học và sớm ban hành để các trường thực hiện.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác GDTC tại các trường trực thuộc.

- Tùy theo điều kiện từng trường trước mắt đầu tư có trọng điểm về trang thiết bị, dụng cụ cũng như sân bãi tập luyện một vài môn thể thao cho từng trường.

- Cần xây dựng quy hoạch chỉ tiêu cán bộ cho từng trường, và có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho các trường. Chấm dứt tình trạng giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy TD. Phấn đấu đến năm 2011 mỗi trường phải có ít nhất 2 giáo viên TD chuyên trách.

- Sở GD&ĐT cần phối hợp với Sở VHTTDL thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao kiến thức cho giáo viên TDTT.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO

I. Hiện trạng phát triển lực lượng VĐV:

Theo số liệu thống kê, số lượng VĐV được đào tạo tập trung và số VĐV trong chương trình đào tạo trẻ biến động hàng năm tăng giảm không đều. Tổng số VĐV các loại tăng từ 25 VĐV năm 2006 tăng lên 31 VĐV năm 2007, 36 VĐV năm 2008 và đến năm 2011 đạt 63 VĐV, nhưng so với tỉ lệ tăng người TL TDTT TX thì tỉ lệ  VĐV là rất thấp, thậm chí còn giảm.

Phân tích theo tỷ lệ VĐV trên người tập luyện TDTT thường xuyên và dân số từ năm 2006 – 2011 cho thấy (bảng 2.2).         

Bảng 1: Hiện trạng thể thao thành tích cao

Stt

Nội dung

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1

Số VĐV đào tạo tập  trung

25

31

36

31

64

63

2

Số VĐV chương trình MTQG

3

Số huy chương đạt được

16

79

51

61

40

78

Quốc tế

Quốc gia

8

38

20

11

14

31

Khu vực

8

41

31

50

26

47

4

Tham gia các giải

11

23

20

27

24

30

Quốc tế

Quốc gia

6

13

15

11

15

15

Khu vực

5

10

5

16

9

15

5

Giải đăng cai tổ chức

1

1

1

2

Quốc tế

Quốc gia

2

Khu vực

1

1

1

6

Số VĐV đạt đẳng cấp

12

22

22

28

21

37

Kiện tướng - Dự bị KT

cấp 1

12

22

22

28

21

407

30

Bảng 2.Hiện trạng phát triển lực lượng VĐV

VĐV

Nội dung

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

VĐV các loại

Tổng số

6.938

4.834

5.334

8743

8743

9.205

Tỷlệ tính theo1000 người TL TDTTTX

4.87%

142.4

VĐV

3.09%

156.53 VĐV

3.06%

173.96 VĐV

5%

175.01

VĐV

4,36%

200.10

VĐV

4.41

208.301

VĐV

VĐV đào tạo tập trung

Tổng số

25

31

36

31

64

63

Tỷ lệ tính theo1000 người TL TDTT TX

0.0017%

0.0019%

0.0020%

0.0017%

0.0031%

0,0030%

 Năm 2006, tỷ lệ VĐV các loại chỉ đạt 4.87%; Nếu đáp ứng đủ theo tỷ lệ người TLTTTX cần 142.4 VĐV, so với VĐV được đào tạo 25VĐV chỉ đạt 0,0017% Tương tự năm 2009 số VĐV các loại 8.743VĐV chỉ đạt 5%. Nếu đáp ứng đủ theo tỷ lệ người TLTTTX cần 175,1VĐV, so VĐV hiện đang được đào tạo chỉ có 31 VĐV đạt 0,0017%, đây là tỷ lệ quá thấp so với các tỉnh trong khu vực.  

   Nếu chỉ tính VĐV đào tạo tập trung và đang làm nhiệm vụ thi đấu cho tỉnh năm 2006 đạt 0,0017/1000 người TLTTTX, năm 2007 tỷ lệ này có tăng  0,0019/1000 người tập; đến năm 2008 thì tỷ lệ này tăng lên là 0,0020/1000, đến năm 2009 số lượng VĐV giảm, nhưng so với tỉ lệ người TLTTTX tăng. Điều nay đi ngược quy luật.

   Sử dụng phương pháp so sánh tương đối cho thấy chỉ số VĐV tập trung có xu hướng tăng dần từ năm 2007 đến năm 2008, tỉ lệ tăng này là phù hợp với quá trình chuẩn bị lực lượng VĐV tham dự các giải thể thao toàn quốc, nhưng  để chuẩn bị lực lượng VĐV tham gia ĐH TDTT toàn quốc lần thứ VI vào năm 2009 - 2010 thì lại giảm; Đây là điều không phù hợp trong quy trình tuyển chọn và đào tạo VĐV thể thao thành tích cao.

II. Hiện trạng phân bố VĐV:

   Theo số liệu điều tra cơ bản có 36 VĐV (năm 2008); 31 VĐV (năm 2011). Số lượng VĐV năm 2008 và năm 2009 có sự khác biệt lớn, sự dao động này là không phù hợp với quy luật đào thải và bổ sung đối với VĐV năng khiếu, trẻ và hệ đội tuyển của các môn thể thao trọng điểm.

II.1 Phân bố vận động viên theo môn thể thao

Những môn có tỉ lệ đóng góp VĐV cấp cao nhiều cho tỉnh gồm :

- Các môn thể thao có thế mạnh truyền thống như: Bóng chuyền, Karatedo,Tae, điền kinh, xe đạp, võ cổ truyền, judo, đua thuyền.

- Những môn có thể phát triển trong tương lai cần phải tập trung đầu tư như: quần vợt, cầu mây, bơi lội, đẩy gậy , thể thao giải trí, du lịch….

II.2 Phân bố lực lượng vận động viên theo địa giới và giới tính:

Theo số liệu điều tra số lượng VĐV các loại phân bố đều ở các huyện thị trong tỉnh, huyện Phụng Hiệp có số lượng đông nhất, TX Vị Thanh có số lượng thấp nhất.         

Bảng 3:Phân bố lực lượng VĐV theo địa giới và giới tính

                VĐV

Đơn vị

VĐV đội tuyển

VĐV trẻ

VĐV năng khiếu

Tổng số

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

1. TP.Vị Thanh

02

06

8

2. TX.Ngã Bảy

120

86

12

155

80

450

3. H. Long Mỹ

800

450

300

210

200

70

     2.030

4. H. Vị Thủy

22

24

158

40

244

5.H.Phụng Hiệp

324

210

2815

1385

420

228

      5382

6.H. Châu Thành

149

72

83

54

358

7. H. Châu Thành A

181

90

271

Tổng

       8743

  • Nguồn: Sở cung cấp

- Cấu trúc địa giới tỉnh  bao gồm 1 thị xã, 1 thành phố và 5 huyện, qua bảng 3.3: số lượng VĐV đào tạo tập trung ở thị xã

 - Về giới tính: VĐV được đào tạo tập trung trong tổng số 48 vận động viên (trong đó nữ là 31VĐV đạt tỷ lệ 64,58%). Như vậy cơ cấu VĐV nữ cao hơn số VĐV nam của 5 môn thể thao trọng điểm được phân bổ cho 5 môn: BC có 11, Karatedo có 6VĐV, Tae có 11VĐV, Judo có 16 VĐV, Xe đạp có 4 VĐV, 31 VĐV nữ (chiếm tỉ lệ 36.84%). Tổng hợp tỷ lệ số lượng VĐV nữ theo các môn thể thao cho thấy

      Bảng 5. Tỷ lệ VĐV nữ trong từng môn.

Môn thể thao

Số lượng VĐV

Nam (người )

Số lượngVĐV

Nữ ( người )

Tổng số

Tỷ lệ% Nữ VĐV trong

tổng số

1.   Bóng đá

2.  Bóng Chuyền

12

12

100%

4. Cầu Lông

5. Quần vợt

6. Bơi lội

7.Karatedo

2

4

6

50%

8. Tae

6

9

15

66%

9. Quần Vợt

10.CVua

4

3

7

75%

11.  ĐK

3

3

12.  BL

13. Ju do

7

10

17

70%

14. Xe Đạp

4

Sự phân bố lực lượng VĐV theo lứa tuổi khá đồng đều từ 11 đến 20 tuổi. Số lượng VĐV tập trung đông ở lứa tuổi 13 – 16 điều này phù hợp với quy trình tuyển chọn và đào tạo nhân tài thể thao. Song số lượng VĐV chưa tương xứng với người tập luyện thể thao thường xuyên.

Bảng 6: Phân bố lực lượng VĐV theo lứa tuổi ( cấp tỉnh)

           Độ tuổi

  Môn TT

Dưới 10

11 -12

13 -14

15 –16

17 –18

19 –20

Trên 20

Tổng số

1. Bóng đá

2.Bóng chuyền

6

6

12

3. Xe đạp

2

3

5

4. Bơi lội

5. Karatedo

1

5

5

6

6.Taekwondo

3

5

5

1

1

15

7. Quần vợt

8. Judo

6

4

2

4

1

2

17

9. Điền kinh

3

3

Tổng

70

Do đặc điểm từng môn thể thao khác nhau nên tuổi của VĐV của từng môn cũng khác nhau, theo số liệu khảo sát như sau:

   - Dưới 10 tuổi:      0 VĐV chiếm tỷ lệ  0 %

   - Từ 11 -12 tuổi:   2 VĐV chiếm tỷ lệ 5,26%

   - Từ 13 – 14 tuổi: 12 VĐV chiếm tỷ lệ 31,57%

   - Từ 15 – 16 tuổi: 14 VĐV chiếm tỷ lệ 36,84%

   - Từ 17 – 18 tuổi: 10 VĐV chiếm tỷ lệ 26,31%

   - Từ 19 – 20 tuổi: 7 VĐV chiếm tỷ lệ 18,42%

   - Trên 20 tuổi: 4 VĐV chiếm 10,52% 

   Qua số liệu trên cho thấy có sự không đồng đều về độ tuổi trong các môn thể thao điển hình như môn judo, karatedo, Tae, Xe đạp…

II.3 Phân bố lực lượng VĐV theo năm tập luyện

Bảng 7: Phân bố lực lượng VĐV theo năm tập luyện (cấp tỉnh)

             Năm

Môn TT

1 – 2 năm

3 – 4 năm

5 – 6 năm

 Trên 7 năm

Tổng số

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

1. Bóng đá

2.Bóngchuyền

12

12

3. Xe đạp

5

5

4. Bơi lội

5. Karatedo

2

4

2

4

6.Taekwondo

6

9

6

9

7. Quần vợt

8. Judo

7

10

7

10

9. Điền kinh

3

3

Tổng

20

38

- Phân tích tỷ lệ thâm niên tập luyện các nhóm thì nhóm từ 1 - 2 năm (26/58VĐV đạt tỷ lệ 44,82%) và từ 3 - 4 năm (32/58VĐV đạt 55,17%) cao nhất. Tỷ lệ phân bổ VĐV tập luyện theo năm cao nhất là 3 - 4 năm với kết quả này là phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh Hậu Giang, là một tỉnh mới thành lập vào năm 2004. Do vậy số lượng VĐV tập luyện có thâm niên tập luyện nhiều năm điều này phù hợp.

III. Hiện trạng về thành tích thể thao của VĐV

   Theo số liệu thống kê từ năm 2006 đến năm 2011 cho thấy:

   Theo các chỉ số tuyệt đối, tổng số huy chương các loại đạt được tại các giải thi đấu quốc tế, quốc gia và khu vực hàng năm tăng lên rõ rệt. Nếu như năm 2006 chỉ có 18 huy chương các loại thì ở năm 2011 là 78 huy chương, tăng gấp 3,5 lần.

Bảng8: So sánh tỷ lệ thành tích thể thao và đẳng cấp VĐV từ năm 2006 - 2011

Năm

Nội dung

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Thành tích thể thao

Số lượng VĐV

25

31

36

31

64

63

Số huy chương

18

79

51

61

40

78

Số huy chương/VĐV

Đẳng cấp VĐV

Kiện tướng

Số lượng VĐV

2

4

4

3

4

7

Tỷ lệ KT/VĐV (%)

0.8

1.2

1.1

0.9

0.6

0.11

Cấp I

Số lượng VĐV

10

18

18

16

17

30

Tỷ lệ Cấp I/VĐV (%)

4

5.8

5

5.1

2.6

4.7

So sánh tương đối các chỉ số về thành tích thể thao và đẳng cấp cho thấy:

- Số lượng VĐV kiện tướng, cấp I đạt số lượng huy chương tăng theo từng năm kèm theo chất lượng cũng tăng phù hợp với diễn biến ổn định của VĐV đẳng cấp từ 2 - 4 VĐV tỉ lệ dao động không đáng kể. Đối với chỉ số VĐV cấp I, tỷ lệ trên tổng số VĐV có chiều hướng tăng dần: năm 2006 là 4%, 2011 là 4.7%...

\s Biểu đồ:                                                                                     

                                                                   

 

   III.1 Hiện trạng đội ngũ huấn luyện viên

     Số lực lượng huấn luyện viên được phân bố theo địa giới do tỉnh mới tách số lượng HLV là 64 được phân bổ cho 7 đơn vị hành chính trong tỉnh sự phân bổ không đồng đều như H. Vị Thủy có 33 HLV, TP. Vị Thanh, TX Ngã Bảy, TX Phụng Hiệp số lượng HLV rất ít chưa đạt đến 5 HLV. Sự phân bổ giới tính cũng có sự khác biệt: 5 HLV nữ đạt 7.8%

Bảng 9: Số lượng HLV phân bố theo địa giới

        HLV

Đơn vị

HLV cấp cao

HLV chính

HLV

Tổng số

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

1.TP. Vị Thanh

2

2

2. TX Ng Bảy

3

3

3. H. Long Mỹ

4

1

5

4. H. Vị Thủy

30

3

33

5.H. Phụng Hiệp

0

0

6. H.Châu Thành

10

10

7. H. Châu Thành A

15

1

16

Tổng

Bảng 10: Số lượng HLV phân bố theo môn thể thao

  Số lượng

Môn thể thao

Số lượng VĐV

Số lượng HLV

Tỷ lệ HLV/VĐV

1. Bóng đá

2. Bóng Chuyền

12

1

1/12

3. Xe Đạp

5

1

1/5

4. Cầu Lông

5.Bơi Lội

6.Karatedo

6

1

1/6

7.  Tae

15

1

1/15

8. Judo

17

1

1/17

9.  Điền kinh

Tổng

- Số lượng HLV được phân bổ đồng đều ở 5 môn thể thao mũi nhọn. Song so sánh tỷ lệ giữa HLV và VĐV thì số lượng HLV chưa đạt theo yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn cho VĐV (môn Judo 1/16 VĐV, Tae 1/11VĐV).

Phân tích tỷ lệ HLV/VĐV cho thấy các môn trọng điểm chỉ môn xe đạp có số lượng HLV đáp ứng cho công tác huấn luyện. Tính trung bình cho tất cả các môn đạt tỷ lệ  9,6 VĐV có 1 HLV  cho các môn thể thao thành tích cao tỉnh.

- Về trình độ chuyên môn, mặc dù đang đào tạo những VĐV tài năng của tỉnh. Song những môn có số HLV chưa qua đào tạo hoặc đào tạo lại chiếm tỷ lệ cao (chủ yếu huấn luyện, giảng dạy theo kinh nghiệm từ thời còn VĐV), các môn có truyền thống thành tích, nhưng HLV chưa được đào tạo chính quy ở bậc đại học và sau đại học sẽ bị một số mặt hạn chế về xây dựng kế hoạch và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong công tác huấn luyện. Đây là một vấn đề đáng báo động ở thể thao thành tích cao của tỉnh; nếu không có hướng đào tạo hợp lý cho những VĐV trẻ chuyển sang nghề HLV thì sẽ gặp trở ngại và khó khăn.

- Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng trình độ chính trị cho lực lượng HLV chính của tỉnh chưa được quan tâm và coi trọng. Về điều kiện kinh tế gia đình, có 0.8% người thuộc thành phần kinh tế khá giả, 79.5% ở mức đủ ăn, 11.5% có hoàn cảnh gia đình hơi túng thiếu và 8.2% người có tình cảnh “thật sự khó khăn”. Trong hoàn cảnh gia đình như vậy, thật khó cho các HLV cấp cao của tỉnh có thể toàn tâm toàn ý cho việc đào tạo nhân tài thể thao và có đủ điều kiện để tự nâng cao trình độ chuyên môn.

- Với điều kiện kinh tế gia đình như trên, người HLV chắc chắn sẽ bị chi phối trong việc lựa chọn các mục tiêu huấn luyện của mình. Trong thể thao điều này là hoàn toàn chính đáng khi tìm cách hoàn thành các mục tiêu cá nhân trong huấn luyện miễn sao những mục tiêu này đạt được mà không ảnh hưởng gì đến tình trạng sức khoẻ của VĐV.

III.2 Hiện trạng hệ thống, quy trình đào tạo VĐV

- Hệ thống các tiêu chuẩn được đưa vào quá trình đào tạo được xác định cả về điều kiện, đối tượng, sản phẩm đào tạo và quản lý đào tạo VĐV, chúng tôi đánh giá hệ thống một cách gián tiếp thông qua các phiếu điều tra VĐV, HLV các môn thể thao cho thấy:

- Theo hệ thống đào tạo VĐV tài năng có 4 đặc tính sau: 1) tính tiêu chuẩn; 2)Tính thời gian; 3) Tính hệ thống; 4) Tính kế hoạch và đặc điểm luôn biến đổi. Phân tích thực trạng hệ thống đào tạo VĐV thông qua việc phân tích 4 đặc tính này của hệ thống cho thấy năm bắt đầu tập luyện của VĐV:

Bảng 11: Thâm niên tập luyện của VĐV các môn thể thao

      Năm

Môn TT

1-2 năm

3-4 năm

5-6 năm

Trên 7 năm

Tổng số

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

1.   BĐ

17

17

2.   Quần vợt

5

3

5

3

3.   PK- Cổ truyền

9

4

9

4

4.   Cầu mây

5

5

5.  Tae

15

8

15

8

6.  Cờ tướng

1

1

5

3

6

4

7.  ĐK

3

7

4

7

7

8.  BL

3

5

3

5

9. Cờ vua

6

4

6

4

10. Đẩy gậy

5

3

5

3

11. Ju do

9

3

9

3

12.Karatedo

6

2

6

2

Tổng

88

54

Tính hệ thống của quy trình đào tạo VĐV

   Quy trình: bản thân đã biểu hiện tính hệ thống rất nghiêm ngặt. Tính hệ thống ở đây chỉ rõ quy trình đào tạo khi thực hiện theo thời gian với bốn giai đoạn thống nhất: huấn luyện cơ bản, chuyên môn hoá ban đầu, chuyên môn hoá sâu và hoàn thiện thể thao. Tính hệ thống của quy trình đào tạo VĐV có một số điểm mạnh của thể thao trong nhiều năm qua. Tại hệ thống đào tạo VĐV được chia thành các giai đoạn và tương ứng với từng giai đoạn các tuyến năng khiếu. Các tuyến năng khiếu có sự phân loại VĐV dựa trên tiêu chuẩn về trình độ tập luyện. Do các giai đoạn huấn luyện thường kéo dài từ 3 đến 4 năm, nên một giai đoạn huấn luyện có thể bao gồm 2 tuyến năng khiếu khác nhau. Các Liên đoàn, Bộ môn thể thao chịu trách nhiệm về nội dung , chương trình đào tạo, phối hợp với Trung tâm TDTT quản lý toàn bộ quá trình đào tạo VĐV và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho nhu cầu đào tạo. Hệ thống đào tạo VĐV bao gồm 4 giai đoạn và 5 tuyến như sau: giai đoạn huấn luyện sơ bộ (tương ứng tuyến năng khiếu ban đầu và tuyến năng khiếu trọng điểm), giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu (tương ứng tuyến năng khiếu trọng điểm và tuyến năng khiếu dự bị tập trung), giai đoạn chuyên môn hoá sâu (tương ứng  tuyến năng khiếu tập trung và đội dự tuyển tỉnh).

- Về giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu:

+ Các môn có lứa tuổi bắt đầu tập chuyên môn hóa dưới 11: cờ vua, bóng bàn.

+ Các môn có lứa tuổi bắt đầu tập chuyên môn hóa từ 11 - 13: cầu lông, quần vợt, bóng rổ, điền kinh.

- Về thời gian đào tạo ở mỗi giai đoạn:

   + Trong nghiên cứu hầu hết các môn có số năm tập luyện ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu là 2 năm.

   +  Ở giai đoạn chuyên môn hoá sâu, có 2 nhóm môn:

1. Các môn có số năm  tập luyện cần thiết 3 năm gồm điền kinh, cầu mây.

2. Các môn có số năm tập luyện ở giai đoạn này là 4 năm gồm cờ vua, cờ tướng, Taewondo và Judo.

   + Số năm tập luyện ở giai đoạn hoàn thiện thể thao có khác nhau tuỳ thuộc vào từng môn. Các môn có số năm tập luyện ở giai đoạn này tương đối dài như thể dục thể hình, bóng bàn, cờ vua. Các môn bóng như  bóng đá có thời gian dao động từ 2 - 4 năm do tính chất của môn tập thể có phân định vị trí của VĐV trong tập thể đội  nên mỗi vị trí có thời gian khác nhau.

Tính kế hoạch và đặc điểm luôn biến đổi của quy trình đào tạo VĐV

- Để quá trình huấn luyện thể thao tiến hành một cách có hiệu quả và thuận lợi, đạt được mục tiêu đề ra, phải thực hiện sắp xếp khoa học bằng các kế hoạch mà cơ sở của việc dự báo và thực hiện dự báo là cần thiết. Kế hoạch huấn luyện đặt ra phải thực hiện một cách chặt chẽ, cẩn thận, sâu sắc và toàn diện tất cả các mặt để phù hợp với từng đối tượng VĐV tài năng (cá thể). Đối với thể thao thành tích cao đã bắt đầu có các yếu tố làm nền tảng cho quy trình tuyển chọn đào tạo VĐV bài bản, hệ thống và khoa học.

IV. Hiện trạng về XHH trong TT TTC:

   - Như đã trình bày trong phần XHH TDTT. Hiện trạng XHH trong TT TTC của tỉnh Hậu Giang bước đầu đã có tác dụng và hiệu quả. Căn cứ Nghị định 73.NĐ.CP ngày 19/8/1999 và sau đó là NQ 05 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; sự nhận thức của cán bộ công chức trong ngành TDTT tỉnh Hậu Giang và trong các cấp ủy Đảng ngày càng được nâng cao, thể hiện ở một số lĩnh vực hoạt động TDTT thông qua sự tài trợ hàng năm của các tổ chức và cá nhân số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

Sau khi có văn bản hướng dẫn của UB TDTT (số1009/UB TDTT-QC ngày 09/7/2003), Sở VHTTDL Hậu Giang đã tích cực tham mưu đề xuất với UBND tỉnh để ban hành những văn bản chỉ đạo các sở, ngành hữu quan cùng phối hợp thực hiện chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực TDTT; đồng thời tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển XHH TDTT năm 2010 và 2015. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhiều tổ chức kinh tế- xã hội và tư nhân đã nắm được chủ trương, chính sách khuyến khích XHH TDTT.

Hàng năm huy động nguồn vốn cho các tổ chức TDTT lên đến hàng tỷ đồng, đây là số tiền chưa lớn, song với sự đóng góp trên của các tổ chức công ty, xí nghiệp doanh nghiệp và một số đơn vị khác đã cho thấy XHH TDTT của tỉnh Hậu Giang từng bước lớn mạnh phù hợp với quan điểm của Đảng và chủ trương khuyên khích công tác XHH của tỉnh hiện nay… Song công tác XHH Chủ yếu vẫn dùng nguồn ngân sách Nhà nước để tổ chức đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ trong đào tạo tài năng thể thao trẻ. Việc khuyến khích các tổ chức xã hội, câu lạc bộ phối hợp đào tạo tài năng trẻ được quan tâm và chỉ đạo kịp thời, tuy vậy hiệu quả chưa cao, chủ yếu tập trung ở một số môn bóng đá, bóng chuyền, võ. Việc huy động các Hội Việt kiều, các cá nhân người Việt Nam cư trú ở nước ngoài đào tạo VĐV và khuyến khích các VĐV trẻ Việt kiều về tham gia thi đấu vẫn chưa được chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện cụ thể.

   Ngành TDTT vẫn chủ yếu dùng ngân sách để đào tạo, quản lý vận đông viên thể thao trình độ cao và có thể sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong một số năm tới, đặc biệt đối với các môn không có điều kiện thu kinh phí lớn từ các cuộc thi đấu.

Các đội tuyển của tỉnh vẫn do ngành TDTT quản lý, chưa đội tuyển nào thành lập dưới dạng câu lạc bộ từng môn thể thao và được bảo trợ của các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước….

V. Đánh giá những ưu điểm, các yếu kém - hạn chế, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm cho từng đối tượng:

V.1. Những ưu điểm:

   Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ VHTTDL cùng sự phối hợp từ các Sở, Ban, Ngành hữu quan của Tỉnh, ngành TDTT luôn luôn giữ vững là một trung tâm đào tạo các VĐV thể thao thành tích cao. Hiện nay đã khôi phục và phát triển 8 môn thể thao với mục đích phục vụ nhu cầu ham thích thể thao, đồng thời còn làm phong phú nội dung và hình thức tham gia các hoạt động rèn luyện thân thể cho quần chúng, tạo điều kiện cho thể thao đỉnh cao có cơ sở lựa chọn để phát triển, trong đó có nhiều môn đã đạt vị trí cao ở các giải trẻ, khu vực, toàn quốc. Những ưu điểm nổi bật của TTTC tỉnh:

   - Xây dựng được các môn thế mạnh mang tính chiến lược; bước đầu hình thành hệ thống đào tạo VĐV 3 tuyến: năng khiếu trọng điểm, tuyển trẻ và đội tuyển tỉnh theo chương trình nguồn nhân lực tỉnh phù hợp với các giai đoạn huấn luyện và quy luật phát triển thành tích thể thao.

   - Hiện trạng phát triển lực lượng VĐV cho thấy tăng dần theo hàng năm, kể cả về số lượng tuyệt đối, số lượng tương đối (tỷ lệ người tập luyện thường xuyên). Sự tăng lên này kéo theo thành tích trong các giải thi đấu hàng năm và đẳng cấp VĐV cũng tăng theo.

   - Hiện trạng phân bố lực lượng VĐV cho thấy hình thành các môn thể thao trọng điểm của tỉnh với số lượng VĐV được đầu tư theo hệ thống quy trình huấn  luyện bài bản, đặc biệt ở 1 số môn như: Taekwondo, võ cổ truyền, xe đạp và một số môn thể thao dân tộc.v.v…; từng bước hình thành những môn thế mạnh cho tỉnh. Việc phân bố lực lượng VĐV theo địa giới, giới tính và theo môn thể thao được thể hiện rõ nét hơn, giúp cho ngành TDTT tập trung đầu tư những môn trọng điểm và môn có thế mạnh. Về phân bố lứa tuổi, thâm niên tập luyện cho thấy chiều hướng đào tạo trẻ được quan tâm đặc biệt; một số môn thể thao trọng điểm bắt đầu có những yếu tố cần thiết để xây dựng quy trình huấn luyện nhiều năm cho các môn thể thao trọng điểm này.

   - Qua phân tích tiểu sử VĐV trình độ cao, người ta thường thấy có quy luật về độ tuổi tối ưu để bắt đầu quy trình tập luyện nhiều năm. Để có thể đạt được những thành tích, kỷ lục cao, VĐV không nên tập quá sớm hay quá muộn. Theo phân tích đặc điểm của từng môn thể thao, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tự phát và chuyển đổi các môn thể thao không phù hợp làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển nhân tài thể thao như: 1) từ môn khác chuyển qua nên không có tiêu chuẩn thống nhất; 2) có nhiều nội dung tập luyện khác nhau nên đòi hỏi độ tuổi tập luyện khác nhau; 3) Nguồn tuyển chọn đầu vào hạn hẹp nên “có gì huấn luyện nấy”; 4)chưa có hệ thống tuyển chọn thống nhất,chỉ phát hiện tình cờ từ phong trào. Như vậy độ tuổi bắt đầu tập luyện có ảnh hưởng khá lớn đến khai thác tiềm năng và thời gian đào tạo của VĐV, đây là một vấn đề cần chấn chỉnh để hoàn thiện hệ thống đào tạo VĐV ở  thời gian sắp tới.

- Hiện trạng về thành tích thể thao cho thấy: tổng số huy chương các loại đạt được ở tất cả các giải thi đấu tăng lên rõ rệt; tương tự số lượng VĐV cấp I đều tăng tương xứng với sự phát triển của lực lượng VĐV

   - Hiện trạng về đội ngũ HLV cho thấy với tỷ lệ 9,5/1HLV so với VĐV  đạt ở mức thấp so với mặt bằng chung của nước ta, chưa đáp ứng được yêu cầu huấn luyện TTTT cao.

- Để đảm bảo cho việc phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Hậu Giang đã hình thành bước đầu các chế độ, chính sách cho đội ngũ HLV, VĐV. Đây là yếu tố hết sức quan trọng cho thể thao thành tích cao phát triển. Cơ sở vật chất của ngành ngày càng được cải thiện và nâng cấp đó là điều kiện cần thiết cho việc đảm bảo nâng cao thành tích thể thao. Đặc biệt cơ sở vật chất, công trình thể thao đã được các ban ngành, nhân dân, các tổ chức đơn vị đầu tư xây dựng với quy mô ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng.

V.2. Hạn chế - yếu kém

- Việc phân lực lượng VĐV cho thấy còn nhiều bất cập về môn thể thao, lứa tuổi, và thâm niên tập luyện. Đặc biệt phân bố theo địa giới huyện, thị xã.

- Dù bước đầu xây dựng được quy trình đào tạo và quản lý đào tạo nhưng còn chưa đồng bộ, thiếu các yếu tố bền vững của hệ thống, chưa đặt trên nền tảng chuyên môn hóa cao và còn thiếu nhiều điều kiện đảm bảo (kinh phí, sân bãi đúng tiêu chuẩn, chế độ chính sách,… và đặc biệt chưa có chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh).

- Đội ngũ HLV về cơ bản không đủ đáp ứng cho công tác huấn luyện ở giai đoạn chuyên môn hóa và hoàn thiện thể thao. Về trình độ, thâm niên huấn luyện,… chỉ đảm bảo được công tác huấn luyện khái quát, chưa được đào tạo 1 cách bài bản, chuyên sâu, điều này dẫn đến chất lượng huấn luyện còn thấp.

- Mặc dù bước đầu công tác xã hội hóa được huy động về nguồn lực vật chất (vật lực) nhưng về những nguồn lực khác chưa được huy động để phát triển mạnh mẽ hơn về thể thao thành tích cao (nhân lực, tài lực, thông tin lực).

V.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

- Quá trình xây dựng, hoàn thiện các tổ chức đào tạo và quản lý đào tạo VĐV đã tạo sự chuyển biến về mặt số lượng và chất lượng đào tạo. Song chỉ tập trung nhiều ở sự phát triển đội ngũ VĐV, chưa chú ý đến những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên; các điều kiện đảm bảo cần thiết để phục vụ quá trình đào tạo (cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, điều kiện sinh hoạt, ăn, ở ...v.v...) và đặc biệt điều kiện đảm bảo về chế độ, chính sách trong công tác đào tạo VĐV.

- Công tác quản lý đào tạo VĐV đã có những kết quả và đem lại hiệu quả trong chất lượng đào tạo, tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa được đặt thành trọng tâm để giải quyết như: nội dung, phương thức quản lý; biện pháp khai thác, khả năng quản lý của các tổ chức xã hội; những vấn đề về phối hợp thực hiện kế hoạch đào tạo; vấn đề quản lý và điều tiết các mối quan hệ giữa các tổ chức đào tạo ...v.v....

   - Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn không đủ để đáp ứng với sự thay đổi và phát triển của các tổ chức đào tạo VĐV. Hơn nữa, đội ngũ này chậm được đổi mới về tri thức, lề lối và phong cách làm việc.

   - Các quy chế, quy định trong quản lý đào tạo được xây dựng và ban hành ở các thời điểm khác nhau, không đồng bộ và được áp dụng trong thời gian tương đối dài mà không được sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với đặc điểm phát triển ở từng giai đoạn đào tạo.

Từ thực trạng của quản lý đào tạo VĐV, có thể rút ra những kinh nghiệm sau đây:

 * Đào tạo VĐV phải thực sự được xác định là một bộ phận quan trọng của chính sách và kế hoạch phát triển TDTT nhằm bồi dưỡng và phát huy tài năng cho đất nước, góp phần nâng cao trình độ thể thao, năng lực vận động phục vụ cho mục tiêu hòa nhập với nền thể thao tiên tiến của thế giới. 

* Phải thực hiện những biện pháp tích cực hơn nữa để xã hội hóa trong công tác đào tạo VĐV theo hướng đa dạng hóa, chặt chẽ và hiệu quả. Nhà nước không còn bao biện, làm thay mà phải dần dần xóa bỏ cách quản lý tập trung quan liêu, bao cấp trong đào tạo VĐV thể thao.

* Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với trách nhiệm người quản lý và điều hành vĩ mô, ban hành các quy chế, quy định đối với công tác đào tạo VĐV, có chính sách đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng TDTT, về đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên thể thao, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo của các tổ chức đào tạo; thực hiện thường xuyên việc tổng kết, rút kinh nghiệm và đề ra những biện pháp, kế hoạch phối hợp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo.

* Các tổ chức đào tạo VĐV, các nhà quản lý phải nắm bắt kịp thời  những thay đổi, chuyển biến của lực lượng VĐV để đề xuất các biện pháp giải quyết theo đúng quy trình, đúng thao tác chuyên môn và đúng quy chế quản lý đào tạo vận động viên được Nhà nước ban hành.

CHƯƠNG III

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

III.1 Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch

             III.1.1 Khách du lịch:

Có thể phân quá trình phát triển du lịch Hậu Giang từ năm 2006 - 2011. Trong  giai đoạn này ta thấy tốc độ tăng trưởng khách du lịch có sự khác biệt rất lớn.

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch ứng với giai đoạn phát triển đầu tiên, du lịch Hậu Giang với xuất phát điểm thấp do đó tốc độ tăng trưởng cao là điều dễ hiểu. Trong giai đoạn này, các chỉ tiêu đều tăng bình quân hơn 100%/năm. Chỉ tiêu tổng số khách tăng bình quân 110,17%/năm, chỉ tiêu khách quốc tế tăng bình quân 170,96%/năm và chỉ tiêu khách nội địa tăng bình quân 107,75%/năm.

Năm 2008, tốc độ tăng trưởng khách du lịch giảm mạnh so với giai đoạn mới tái lập tỉnh - 2004 đây là giai đoạn ổn định thể hiện đúng thực chất về khả năng thu hút khách du lịch của Hậu Giang. Trong giai đoạn này, các chỉ tiêu tăng trưởng thấp dưới 30%/năm. Chỉ tiêu tổng số khách chỉ tăng bình quân 27,79%/năm, chỉ tiêu khách quốc tế tăng bình quân 13,50%/năm và chỉ tiêu khách nội địa chỉ tăng 28,84%/năm.

So với 2005, các chỉ tiêu khách du lịch trên thực tế thực hiện của Hậu Giang trong giai đoạn 2006 - 2011 đều tăng tỷ lệ tăng trưởng bình quân giao động không cao.  

Nhìn chung, các chỉ tiêu khách du lịch của Hậu Giang còn nhỏ bé, đến năm 2010 - 2011 tổng số khách du lịch của tỉnh đạt đến 120.342 lượt khách. Mặc dù tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006 - 2008 không cao (lớn hơn 80%/năm) song chủ yếu do lượng khách năm 2004 (năm mới tách tỉnh) quá thấp. Về mức gia tăng tuyệt đối hàng năm cũng thấp chỉ đạt gần 8.000 lượt khách/năm. Tuy nhiên đến cuối giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm (2005 - 2010) tỷ lệ khách đến Hậu Giang tăng cao, điều này chứng tỏ hình ảnh Hậu Giang đã được sự quan tâm của người dân trong và ngoài khu vực.

Bảng 1: Hiện trạng Khách du lịch Hậu Giang

Biểu đồ 1:   So sánh tình hình thực hiện với Quy hoạch 2004 - 2011 chỉ tiêu Tổng số khách

Stt

Hạng mục

Đv tính

Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1

Tổng số khách

người

90.563

73.051

65.500

68.639

72.657

115.000

118.200

120.342

 

Tốc độ tăng trưởng %

 

-19.3

-10.3

4.8

5.8

5.83

2.78

1.81

 

 

 

 

 

 

 

So sánh thực hiện/

quy hoạch

 

 

 

 

1.1

Khách quốc tế

người

229

184

1.000

1.274

1.504

 

Tốc độ tăng trưởng %

 

3%

-19.65%

443.47

27.4

18.1

 

 

 

 

 

 

 

 

So sánh thực hiện/quy hoạch

 

 

 

 

 

1.2

Khách nội địa

người

90563

73051

65000

68410

72473

114.000

116.926

118.838

 

Tốc độ tăng trưởng

 

-19.3%

- 10.3%

4.4%

5.9%

57.3

2.56

1.63

                             Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

So với khu vực ĐBSCL, các chỉ tiêu khách du lịch của Hậu Giang trong  2005 đều chiếm tỷ trọng cao, song chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí. Năm 2005 Khách nội địa chỉ đạt 0,015% so với khu vực ĐBSCL và đến năm 2011 khách nội địa mới tăng lên đạt 1.81% so với cùng kỳ năm trước.  

Đặc biệt so với Cần Thơ và một tỉnh lân cận nằm trong khu vực, có những điều kiện tương tự Hậu Giang, số lượng khách du lịch của Hậu Giang nhỏ hơn nhiều so với Cần Thơ cả về khách quốc tế lẫn khách nội địa.

   III.1.2 Thu nhập du lịch:

Trong giai đoạn 2004 - 2011 doanh thu của Hậu Giang tăng trưởng khá nhanh. Năm 2006 doanh thu du lịch đạt 1.700 tr.đồng, năm 2011 đạt 9.532 tr.đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2011 đạt 21.67%/năm.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt tốc độ cao song giá trị doanh thu lại rất thấp, đến năm 2011 mới đạt gần 9.532 tỷ đồng. Theo điều tra sơ bộ, mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Hậu Giang tương đối thấp mới đạt 20 USD/ngày khách trong khi mức bình quân của Việt Nam từ 30 - 50 USD/ngày khách.

         Bảng 3: Hiện trạng doanh thu du lịch Hậu Giang

                                                                      ĐV tính: tr.đồng

Stt

Hạng mục

 Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

 1

Doanh thu du lịch

1.700

1.778

1.700

2.816

2.286

5.000

7.834

9.532

2

Tốc độ tăng trưởng

4.38

-4.38

65.5

-18.8

11.87

56.68

21.67

Nguồn: Sở VH - TT - DL Hậu Giang

II.1.3 Cơ sở lưu trú

Năm 2011 tỉnh Hậu Giang có 32 cơ sở lưu trú du lịch với 483 phòng (1 KS đạt chuẩn 1 sao).

Ngoài ra các loại hình cơ sở lưu trú khác của Hậu Giang (nhà nghỉ, nhà trọ) là 462 phòng (năm 2011). Tuy nhiên, đây là các cơ sở lưu trú chủ yếu do dân cư kinh doanh với chất lượng phòng thấp, dịch vụ đơn điệu, không đảm bảo chất lượng phục vụ khách du lịch.

Bảng 5:         Hiện trạng phòng lưu trú du lịch Hậu Giang

Stt

Hạng mục

Đv tính

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1

Cơ sở lưu trú

cơ sở

7

10

21

21

20

23

30

32

1.1

Khách sạn

1 sao

cơ sở

1

   1

1

1

1.2

Loại hình khác

cơ sở

26

28

31

32

36

36

29

31

2

Số phòng

phòng

93

162

279

279

342

400

445

483

2.1

Khách sạn 1

phòng

74

94

94

94

111

130

21

21

2.2

Loại hình khác

phòng

239

259

287

300

348

348

424

462

Nguồn: Sở VH - TT - DL Hậu Giang

     Lao động

Năm 2005 số lao động du lịch đạt 174 người trong đó lao động trực tiếp là 157 người và lao động gián tiếp là 17 người. Năm 2009 số lao động du lịch đạt 266 người trong đó lao động trực tiếp là 185 người và lao động gián tiếp là 20 người. Như vậy, trong giai đoạn từ 2005 - 2011, chỉ tiêu lao động du lịch của Hậu Giang có tăng nhưng vẫn chưa cao.

           Bảng 7: Hiện trạng lao động du lịch Hậu Giang Đv tính: người

Stt

Hạng mục

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

1

Lao động

174

185

190

205

266

283

Trực tiếp

157

167

171

185

250

255

Gián tiếp

17

18

19

20

16

28

Bộ máy Cơ quan

 QLNN về DL

3

3

3

3

3

3

Nguồn: Sở VH - TT - DL Hậu Giang

III.1.4 Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu du lịch

Thứ nhất, trong  2004- 2007 hoạt động du lịch còn kém phát triển, các chỉ tiêu phát triển du lịch của Hậu Giang còn rất nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Điều này chứng tỏ vai trò của ngành du lịch trong tỉnh còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu trở thành một trong những động lực phát triển kinh tế xã hội như Định hướng phát triển của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hậu Giang và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh xác định.

Thứ hai, tỷ trọng của du lịch Hậu Giang so với khu vực ĐBSCL còn quá nhỏ bé.

Nguyên nhân của tình trạng này do:

-  Về tiềm năng du lịch, Hậu Giang chưa có những tiềm năng du lịch mang giá trị lớn, đặc biệt hấp dẫn khách du lịch do đó chưa thu hút được nhiều khách du lịch.

-  Hệ thống các sản phẩm du lịch của Hậu Giang còn đơn điệu, chủ yếu là các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa… chưa có các sản phẩm độc đáo và có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch do đó lượng khách du lịch thấp, thời gian lưu trú ngắn, mức chi tiêu thấp góp phần làm thu nhập của ngành du lịch Hậu Giang nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng.

-  Quy hoạch 2004 đã dự báo các chỉ tiêu phát triển cao hơn nhiều so với thực tế đạt được đặc biệt là các dự báo về số lượng khách du lịch.

-  Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch có chất lượng thấp và chưa được đầu tư đồng bộ cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách du lịch đến Hậu Giang thấp.

-  Chưa có các khu du lịch, khu vui chơi giải trí quy mô lớn, chất lượng dịch vụ cao cấp do chưa thu hút được các nhà đầu tư triển khai đầu tư các dự án vui chơi giải trí quy mô lớn.

-  Số lượng cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn du lịch còn thấp, chủ yếu là các loại hình cơ sở lưu trú chưa đạt tiêu chuẩn du lịch do dân cư tham gia kinh doanh. Nguyên nhân do lượng khách du lịch thấp, ngày lưu trú ngắn do đó nhu cầu buồng phòng lưu trú của khách du lịch thấp, đồng thời trên địa bàn tỉnh chưa có các khu du lịch dịch vụ có quy mô lớn do đó số lượng phòng lưu trú thấp.

     III.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay, hoạt động khai thác tài nguyên du lịch hầu như chưa phát triển. Các khu vực có tiềm năng du lịch có giá trị của Hậu Giang hầu như chưa được khai thác để hình thành các khu điểm du lịch có sức hấp dẫn với du khách. Đến nay, mới có khu vực di tích lịch sử, đền thờ Bác,…. là những khu vực được đầu tư xây dựng thành các khu du lịch dịch vụ phục vụ khách du lịch song quy mô của chúng còn khá nhỏ bé, sản phẩm đơn điệu… các khu vực khác mới chỉ phát triển ở dạng khai thác nguyên sơ, tự phát do đó hiệu quả không cao đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát triển thiếu bền vững.

Bên cạnh việc đầu tư phát triển các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, việc kết nối tour tuyến với các khu điểm du lịch ở các địa phương lân cận như TP HCM, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang… còn chưa phát triển do đó chưa thu hút được nhiều khách. Trong thời gian tới việc tăng cường kết nối tour tuyến với các địa bàn lân cận cần được coi là một chiến lược quan trọng của du lịch Hậu Giang, đặc biệt đối với các tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang…là các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội phát triển cũng như nhu cầu du lịch lớn.

     III.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch

     III.3.1 Tình hình thực hiện 2004 đến nay.

Nhìn chung, từ năm 2004 đến nay, Du lịch Hậu Giang vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, còn tồn tại nhiều bất cập hạn chế bao gồm:

  • Hầu hết các chỉ tiêu phát triển du lịch cơ bản đều thấp hơn nhiều so với dự báo của 2004 cũng như chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể so với khu vực ĐBSCL.
  • Tiềm năng du lịch chưa được khai thác có hiệu quả do đó sản phẩm du lịch chưa phong phú, chưa có sản phẩm đặc trưng riêng.
  • Công tác triển khai các quy hoạch chi tiết chưa được đẩy mạnh nên chưa cụ thể hóa qui hoạch tổng thể và hạn chế việc phát huy nguồn lực của địa phương. Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gặp nhiều khó khăn do việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao, tình trạng dàn trải trong bố trí kế hoạch chưa được khắc phục triệt để, việc lựa chọn ưu tiên đầu tư ở một số dự án, công trình chưa hợp lý.
  • Hệ thống cơ sở lưu trú chưa phát triển, số cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn lưu trú du lịch ít, trên địa bàn tỉnh phần lớn là những nhà trọ, nhà nghỉ nhỏ lẻ. Do đó gây hạn chế đến chất lượng dịch vụ lưu trú của tỉnh cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các chỉ tiêu phát triển du lịch thấp, không hoàn thành các chỉ tiêu Quy hoạch 2005.
  • Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thời gian qua ít được chú ý do vậy nguồn nhân lực chưa thích ứng với yêu cầu kinh doanh. Đội ngũ lao động trong ngành du lịch Hậu Giang còn yếu về chất lượng, số lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn quá ít gây khó khăn trong quá trình phát triển.

     III.3.2 Nguyên nhân khách quan:

  • Tình hình thế giới trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay có những diễn biến không thuận lợi như dịch bệnh, giá cả các loại năng lượng leo thang, khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực và toàn cầu, tình trạng mất an ninh và ổn định ở một số nơi trên thế giới, các xu hướng tôn giáo và xã hội cực đoan lan rộng, khủng bố,… đã  tác động tiêu cực đến du lịch thế giới, trong đó có Việt Nam và Hậu Giang.
  • Hậu Giang là tỉnh vừa được tái lập, lại là tỉnh nằm ở trung tâm phía nam sông Hậu với xuất phát điểm thấp về kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kinh tế nói chung, du lịch nói riêng còn rất lạc hậu, thiếu thốn; đời sống người dân còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp là những hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến khai thác và phát triển du lịch.
  • Tiềm năng về tài nguyên du lịch của Hậu Giang tuy đa dạng nhưng không thực sự độc đáo, nổi trội có sức hút mạnh mẽ đối với du khách. So với các địa phương lân cận và ở khu vực miền Đông Nam Bộ, thì Hậu Giang còn thua kém về nhiều mặt như sản phẩm du lịch, hệ thống cơ sở vật chất du lịch,… nên khả năng cạnh tranh thấp so với một số tỉnh lân cận như Cần Thơ, Kiên Giang... đã ảnh hưởng đáng kể đến thu hút khách du lịch.

     III.3.3 Nguyên nhân chủ quan:

  • Hậu Giang là một tỉnh nghèo nên nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất du lịch, nhất là hệ thống lưu trú còn nhiều hạn chế, các nguồn lực trong xã hội cũng còn rất khiêm tốn. Mặt khác thực trạng phát triển du lịch Hậu Giang thời gian qua cũng chưa có sự tăng trưởng đột phá nên chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư. Doanh thu từ du lịch thấp nên không có tích lũy để tái đầu tư phát triển. Vì vậy nên số lượng cơ sở lưu trú của tỉnh vẫn còn rất nhỏ bé chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
  • Nhận thức của các cấp, các ngành về phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh chưa đầy đủ, nhất quán; trách nhiệm của các ngành, các cấp tổ chức quán triệt thực hiện hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ chưa sâu, mới được tổ chức ở cán bộ chủ chốt, còn triển khai quán triệt từng ngành, từng địa phương và nhân dân chưa được quan tâm đầy đủ, việc cụ thể hoá Nghị quyết của ngành và địa phương còn lúng túng, do đó đưa Nghị quyết vào cuộc sống có phần hạn chế.
  • Phối hợp các ngành chưa đồng bộ, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa chủ động trong tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh để chỉ đạo Chương trình đột phá để phát triển du lịch.
  • Việc cải cách thủ tục hành chính chưa thực sự tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư và kinh doanh, một số cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch triển khai thiếu đồng bộ, chưa được tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời.
  • Các hoạt động xã hội hóa về du lịch, phát triển du lịch cộng đồng và giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của môi trường du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn chưa được chú ý, các cấp ngành có cách nhìn chưa đầy đủ, đúng về giá trị vô hình của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
  • Công tác đầu tư ít được quan tâm phát triển, cho đến nay Tỉnh vẫn chưa thu hút được các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vì vậy cần có các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trong nước cũng như ngoài nước đặc biệt chú ý là thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.
  • Một số dự án quan trọng theo định hướng của QH năm 2005 đến nay vẫn chưa được thực hiện, hoặc thực hiện không theo tiến độ của QH năm 2005 đề ra. Những vấn đề nêu trên đặt ra một yêu cầu cấp thiết cần có sự nghiên cứu điều chỉnh lại các chỉ tiêu, định hướng phát triển, mục tiêu phát triển từ đó xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch Hậu Giang trong tình hình mới.

CHƯƠNG IV

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG, MẠNG LƯỚI CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH

IV.1. Hiện trạng hệ thống mạng lưới các thiết chế văn hóa: 

IV.1.1 Trung tâm Văn hóa

Trung tâm Văn hóa luôn giữ vững vai trò xung kích của ngành trong công tác tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị của ngành, các ngày lễ, kỷ niệm của đất nước, đặc biệt là các hoạt động mừng Đảng - mừng Xuân, lễ hội giao thừa, duy trì tốt các hoạt động chuyên môn, thường xuyên; kịp thời sáng tác, dàn dựng và tổ chức biểu diễn các chương trình, kịch bản thông tin cổ động phù hợp với từng sự kiện chính trị cụ thể. Chỉ đạo các Đội Thông tin lưu động sáng tác, dàn dựng, biểu diễn phục vụ đạt và vượt các chỉ tiêu về số lượng chương trình, kịch bản, buổi diễn và lượt người xem. 

Đồng thời tổ chức tốt các cuộc hội thi, hội diễn của tỉnh hàng năm và định kỳ như: Hội thi thuyền văn hóa - Đội Thông tin lưu động, Ngày hội hoa phượng đỏ, Liên hoan các nhóm ca khúc, Liên hoan các câu lạc bộ văn hóa  tiêu biểu… Tham gia các kỳ hội thi, hội diễn toàn quốc và khu vực (Hội thi Đội Thông tin lưu động toàn quốc, Liên hoan tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông, Ngày hội văn hóa Khmer Nam Bộ…) Bên cạnh đó cũng đã tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các hoạt động phong trào văn nghệ quần chúng của các cơ quan, ban ngành đóng trên địa bàn tỉnh.

 Cơ cấu tổ chức bộ máy Trung tâm Văn hóa tỉnh có 30 đ/c 5 Phòng, Phòng Tổ chức hành chính quản trị có 12 đ/c, Phòng Tổ chức sự kiện 1đ/c, Phòng Thông tin cổ động 4 đ/c, Phòng Văn hóa văn nghệ 4 đ/c, Đội thông tin lưu động 7đ/c nhìn chung tổ chức bộ máy trung tâm văn hóa tỉnh đảm bảo yêu cầu phục vụ nhiệm chính trị của tỉnh, về cơ sở vật chất chưa được xây dựng hiện làm việc tạm tại nhà hát thành phố Vị Thanh.

IV.1.2 Hoạt động Bảo tàng

Bảo tàng tỉnh Hậu Giang, hiện tọa lạc tại phường 1 thành phố Vị Thanh với diện tích tổng cộng là 70m2 diện tích sử dụng là 70m2 . Số lựơng cán bộ của Bảo tàng có 30 người (10 trong biện chế), trong đó có 2 người có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng ngành Bảo tàng - Bảo tồn, còn lại là cán bộ tốt nghiệp đại học thuộc các chuyên ngành khác.

- Công tác sưu tầm hiện vật: Bảo tàng tỉnh đã tổ chức sưu tầm hiện vật từ năm 2004 cho đến nay có 1.680 hiện vật trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm như: đồ gốm, trống đồng, đồ bạc… các hiện vật này hiện đang được bảo quản tại kho hiện vật bảo tàng. Bảo tàng tỉnh hiện nay chưa được xây dựng, nhân dịp các ngày lễ tết… bảo tàng tổ chức triển lãm lưu động ở các huyện, thị để phục vụ. Bảo tàng tỉnh thường tổ chức trưng bày các hiện vật theo chuyên đề. Số lượng du khách trong 5 năm gần đây như sau:

Bảng 1: Thống kê số lượng khách tham quan tại Bảo tàng tỉnh Hậu Giang

Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Số lượng khách

138.54

160.000

160.500

170.000

176.399

190.000

215.000

220.000

Nhìn vào bảng trên cho thấy số lượng khách tham quan tăng dần vào các năm 2006 đến 2008, năm 2008 có phần suy giảm. Thực tế còn cho thấy khách tham quan chủ yếu là học sinh - sinh viên do các trường trong và ngoài tỉnh tổ chức nhân các ngày lễ lớn của dân tộc với mục đích giáo dục truyền thống thông qua loại hình tham quan du lịch. Ngoài ra còn có một số du khách người nước ngoài đến với bảo tàng là để nghiên cứu.

 Hiện vật được trưng bày trong các cơ sở này chủ yếu là hình ảnh - phản ánh truyền thống đấu tranh cách mạng, quá trình xây dựng, phát triển của địa phương; số lượng khách tham quan phát triển tăng dần theo các năm, chủ yếu là người địa phương, trong đó HSSV, các cựu chiến binh chiếm đa số.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo tồn phát huy di sản văn hóa còn có những hạn chế, bất cập như thiếu ngân sách đầu tư cho công tác trùng tu, tôn tạo di sản hoặc chưa có những biện pháp hữu hiệu nhằm phát huy các nguồn lực trong xã hội vào lĩnh vực này.

Hiện nay Bảo tàng tỉnh còn thiếu cơ sở hoạt động nhà trưng bài bảo tàng, kho lưu giữ hiện vật (trụ sở làm việc, cơ sở vật chất...), đội ngũ cán bộ tuy đuợc đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong xử lý chuyên môn. Đối với các nhà truyền thống huyện, cơ sở vật chất nhìn chung còn nghèo, chưa có những quy định cụ thể, thường xuyên về kinh phí hoạt động cho các thiết chế này.

Công tác bảo tồn phát huy di sản văn hóa phi vật thể đang gặp không ít khó khăn, trong đó nhiều di sản văn nghệ dân gian đang có nguy cơ bị mai một trong đời sống cộng đồng hoặc chỉ tồn tại trong các công trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, "báu vật nhân văn sống" là các nghệ nhân tuổi cao lần lượt qua đời mang theo cả những giá trị văn hoá đã tích luỹ được mà chưa truyền lại được cho đời sau.

    IV.1.3 Thư viện tỉnh:

Thư viện tỉnh Hậu Giang được thành lập theo Quyết định số 62/2004/QĐ-UB ngày 3/2/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. Là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang; Có con dấu và tài khoản riêng; Kinh phí hoạt động chủ yếu do Nhà nước cấp.

* Chức năng, nhiệm vụ:

- Thư viện tỉnh có chức năng, nhiệm vụ thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại địa phương và nói về địa phương, các tài liệu trong nước và nước ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 * Cơ cấu tổ chức:

- Năm 2005, Thư viện tỉnh Hậu Giang được xây dựng trụ sở tạm với tổng diện tích sử dụng là 366,14 m2. Do trụ sở của Thư viện tỉnh còn nhỏ hẹp nên bước đầu bố trí 3 bộ phận chính: bộ phận Hành chính, bộ phận Nghiệp vụ - Phong trào (gồm: Nghiệp vụ, Tin học, Thông tin - Thư mục, Phong trào, kho luân chuyển) và bộ phận Phục vụ bạn đọc (gồm: Phòng Đọc, Phòng Mượn và Phòng Báo - tạp chí). Mặc dù trụ sở chưa đáp ứng được yêu cầu của một thư viện tỉnh nhưng cũng giúp cho thư viện trong việc ổn định bộ máy và triển khai công tác phục vụ bạn đọc, đáp ứng được nhu cầu đọc sách báo của mọi tầng lớp nhân dân tỉnh Hậu Giang.

- Thư viện tỉnh hiện có 22 cán bộ, viên chức (19 biên chế và 3 hợp đồng theo Nghị định 68/CP). Về trình học vấn: 1 Thạc sĩ (chiếm 4,55%); 11 đại học (chiếm 50%); 1 cao đẳng (chiếm 4,55%); 6 trung cấp (chiếm 27,3%). Trong tổng số 22 cán bộ, có 12 người được đào tạo đúng chuyên ngành Thư viện (chiếm 54,5%), số còn lại được đào tạo các ngành liên quan khác. Về cơ bản, trình độ chuyên môn của cán bộ thư viện đáp ứng được yêu cầu hiện tại của hoạt động thư viện tỉnh.

 

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng kinh phí hoạt động TV tỉnh Hậu Giang

* Hoạt động của thư viện:

- Ngay từ khi thành lập, Thư viên đã ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện với phần mềm Mylib window, trang bị 17 máy vi tính, 4 máy in, 2 máy photocopy. Kết nối mạng LAN, mạng Internet.

- Thư viện tỉnh đã xây dựng cơ sở dữ liệu với 24.633 biểu ghi tên sách, tạo nên hệ thống mục lục tra cứu máy hoàn chỉnh, giúp bạn đọc khai thác sử dụng vốn tài liệu dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.

- Năm 2008, Thư viện đã thành lập trang thông tin điện tử http://www.haugiang.gov.vn/Portal/Default.aspx?siteid=10 (trong cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh) để tuyên truyền, giới thiệu sách báo, giới thiệu những hoạt động của hệ thống Thư viện công cộng. Giúp người đọc nắm bắt kịp thời thông tin về nguồn tài liệu mới bổ sung, biết được các nội dung hoạt động của thư viện trong từng thời điểm nhất định. Đồng thời tra cứu thông tin thư viện ở mọi lúc, mọi nơi. Hiện nay Website đã thu hút trên 26.500 lượt truy cập của bạn đọc.

- Thư viện tỉnh Hậu Giang hiện có 62.628 bản sách các loại. Với vốn tài liệu tương đối phong phú, Thư viện tỉnh đã có những đổi mới về phương thức hoạt động để phù hợp với thực tế địa phương, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào hoạt động, thu hút bạn đọc đến thư viện ngày càng tăng. 

Bảng 4: Số liệu thống kê số lượt bạn đọc đến thư viện từ năm 2005 đến 2011

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Số  lượt người

633.877

672.150

725.835

741.505

815.666

955.805

818.011

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện tốc độ gia tăng lượt người đến TV tỉnh

Những người đến Thư viện gồm HSSV, CBCNV, cán bộ hưu trí, và các thành phần khác, trong đó HSSV và CBCNV chiếm tỷ lệ đông nhất.

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thành phần bạn đọc đến thư viện tỉnh

- Thư viện tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm, giới thiệu sách báo tuyên truyền vào các ngày lễ, kỷ niệm; thực hiện tổ chức tốt Hội báo Xuân và cuộc thi Bình chọn ấn phẩm xuân địa phương hàng năm; biên soạn các tập Thông tin tư liệu chuyên đề; biên soạn thư mục giới thiệu sách;

- Thư viện tỉnh chỉ đạo nghiệp vụ cho Thư viện cấp huyện, xã. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ; chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng thư viện cơ sở và xây dựng chiến lược phát triển thư viện trên địa bàn tỉnh. 

Khó khăn:

- Trụ sở Thư viện tỉnh quá chật hẹp nên chưa triển khai được một số phòng phục vụ chuyên biệt. Hệ thống kho lưu trữ sách, báo của Thư viện tỉnh Hậu Giang quá tải vào cuối năm 2011.

- Chưa được trang cấp xe công vụ nên thư viện còn gặp không ít khó khăn trong việc luân chuyển sách xuống cơ sở và tổ chức xe sách lưu động phục vụ thiếu nhi vùng xa, trẻ khuyết tật.

- Kinh phí hoạt động hàng năm của thư viện còn thấp so với các thư viện trong khu vực (trong khi Thư viện Hậu Giang phải bổ sung sách cho cả 7 thư viện cấp huyện; đồng thời phải xử lý kỹ thuật sách tập trung cho cả hệ thống thư viện công cộng tỉnh Hậu Giang)

IV.1.4 Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng:

Chức năng nhiệm vụ:

Trung tâm Phát hành phin và Chiếu bóng xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp điện ảnh dài hạn, ngắn hạn và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt, tổ chức chiếu phim lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và phục vụ cho nhân dân trong tỉnh;

Nhận và phát hành phim, băng đĩa phim, băng đĩa nhạc từ các hãng phim Fifim Trung ương và các nguồn cung cấp khác đúng quy định pháp luật.

Cơ cấu tổ chức: có 7 đ/c

Phòng hành chính có 3 đ/c

Phòng nghiệp vụ có 3đ/c

IV.1. 5 Đoàn ca múa nhạc tổng hợp:

Chức năng nhiệm vụ:

 Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp với các loại hình: Ca, Múa, Nhạc, Kịch và Trích đoạn Cải lương; Tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

Thời gian qua mặc dù chưa xây dựng được chương trình biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp mang tính đỉnh cao, tạo dấu ấn cho công chúng tỉnh nhà, nhưng Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Hậu Giang cũng đã đáp ứng kịp thời trong việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ, kỷ niệm, nhất là lễ hội giao thừa hàng năm. Đồng thời đảm bảo hoàn thành đủ suất diễn theo kế hoạch phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa văn nghệ của nhân dân và tham gia các cuộc hội thi, hội diễn đều đạt giải.

Khó khăn của đoàn hiện nay chưa có hậu cứ để diễn viên có chỗ nơi tập luyện.

Cơ cấu tổ chức: có 38 đ/c, Tổ Hành chính - công nhân tổng hợp 8 đ/c, Tổ Nhạc công 7 đ/c, Tổ Cải lương 6 đ/c, Tổ Ca nhạc 6đ/c, Tổ múa 9 đ/c

IV.1.6 Trường Nghiệp vụ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Chức năng nhiệm vụ:

Trường Nghiệp vụ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo sơ cấp nghiệp vụ Văn hóa Nghệ thuật Thể thao và Du lịch cho công chức, viên chức trong ngành và cán bộ công tác viên, quần chúng nhân dân ở xã phường thị trấn, huyện, thị và thành phố thuộc tỉnh.

Được sự quan tâm của UBND tỉnh và các Sở, ngành liên quan, Trường Nghiệp vụ Văn hoá - Nghệ thuật Hậu Giang được thành thành lập vào ngày 22/01/2007 (nay là Trường Nghiệp vụ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hậu Giang) góp phần đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của ngành, nhất là cán bộ ở cơ sở, đến nay Trường đã liên kết với trường Đại học Văn hoá TP. Hồ Chí Minh mở được một lớp Trung cấp Quản lý Văn hoá hệ vừa học vừa làm (thời gian học 2 năm) cho 58 học viên là cán bộ VH-TT và một số cán bộ ngoài ngành; đồng thời tổ chức bồi dưỡng chuyên môn về: quản lý văn hoá, Thể thao và Du lịch Thư viện, MC, sưu tầm văn hoá văn nghệ dân gian, nhạc cụ dân tộc khơmer, biên đạo múa, TDTT... 

Cơ Câu tổ chức: có 20 đ/c

Phòng tổ chức hành chính quản trị có 8 đ/c còn lại được phân công phụ trách các bộ môn, Phòng đào tạo và  giáo viên 9 đ/c.

Về cơ sở vật chất trường khi mới thành lập trương được xây dựng gần khu di tích Tỉnh ủy Cần Thơ cũ xã Hương Bình huyện Phụng Hiệp, do địa điểm xa trung tâm tỉnh điều kiện thu hút học viên rất khó hiện nay trường đã dời về làm việc tạm tại khu hành chính (căn cứ 406 cũ)

IV.1.7 Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du Lịch:

Chức năng nhiệm vụ:

Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch có chức năng nhiệm vụ khảo sát nắm thông tin và hoạt động tiềm năng du lịch, liên kết đẩy mạnh hoạt động du lịch, nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch.

Cơ cấu tổ chức: Có 16đ/c, Phòng Tổ chức hành chính 5 đ/c, Phòng Thông tin xúc tiến Du lịch 6đ/c, Phòng Dịch vụ lữ hành 4đ/c.

 IV.2. Hiện trạng hệ thống mạng lưới các thiết chế TDTT:

   Căn cứ vào quyết định số 13/NĐ-CP HN ngày 4/2/2008 về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, TP thuộc Trung ương, căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật về TDTT; luật TDTT được Quốc hội khóa 11 kỳ họp thứ 10 thông qua.

   Nhà nước thống nhất quản lý các lĩnh vực hoạt động TDTT, trong đó có lĩnh vực thể thao cho mọi người đặc biệt là thể thao quần chúng cần phải khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân tham gia để nâng cao sức khỏe, vui chơi giải trí lành mạnh, xây dựng mạng lưới cộng tác viên thể thao cơ sở đáp ứng nhu cầu hoạt động TDTT cuả cộng đồng dân cư, tổ chức các cuộc thi đấu để phục vụ cho mọi người, hướng dẫn và phổ biến kiến thức để mọi người có thể tham gia tập luyện TDTT. Đối với các tổ chức TDTT cơ sở cần phải xây dựng các thiết chế TDTT để các tổ chức quản lý TDTT nâng cao được hiệu quả và chất lượng, phát triển phong trào TDTT cho mọi người. Phù hợp với luật TDTT và hướng dẫn của UB TDTT trước đây nay là Bộ VHTTDL.

   IV.2.1  Trung tâm TDTT:

   Các TT TDTT là đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý về mặt nhà nước của phòng Văn hóa và Thông tin. Vì vậy TT TDTT các huyện thị đều xây dựng các thiết chế quản lý đối với từng lĩnh vực để  phát triển sự nghiệp TDTT, cụ thể cần phải xây dựng các quy chế về tổ chức hoạt động như chức năng, nhiệm vụ phương án và chỉ tiêu phát triển theo từng giai đoạn cụ thể nhằm đáp ứng tốt cho yêu cầu phát triển TDTT quần chúng taị đơn vị.

   IV.2.2  Khu thể thao:

   Do nhu cầu phát triển của thể thao quần chúng các khu vực thể thao đã và đang được hình thành, song chưa có xây dựng thiết chế cụ thể để quản lý; tuy nhiên trong từng khu vực thể thao có xây dựng các CLB TT và các cơ sở tập luyện TDTT, phù hợp với quy chế tổ chức hoạt động CLB TDTT cơ sở, theo Quyết định của Bộ trưởng chủ nhiệm UB TDTT ký ngày 19/9/2003 V/v ban hành quy chế tổ chức về hoạt động của CLB TDTT cơ sở. Để các khu thể thao hoạt động một cách có hiệu quả và đi vào nề nếp cần tiến hành xây dựng các thiết chế TDTT cho từng đối tượng cụ thể, từng môn thể thao trong lĩnh vực quản lý TDTT cho mọi người ở từng khu vực, cụm dân cư.

Vấn đề này cần phải tiến hành tổ chức và xây dựng các thiết chế phù hợp với quá trình phát triển TDTT trên địa bàn theo từng giai đoạn cụ thể.

   IV.2.3  Câu lạc bộ TDTT:

CLB TT cơ sở là một tổ chức xã hội được thành lập để tổ chức tập luyện TDTT xây dựng thiết chế cho CLB TDTT có 2 loại hình: một là công lập, hai là ngoài công lập.

   Đối với CLB công lập cần phải chú trọng nhiệm vụ và quyền lợi của các thành viên để phát triển CLB: thu hút những người tự nguyện cùng sở thích để tham gia, hướng dẫn tổ chức các hoạt động.

   Tổ chức và tham gia các giải thể thao quần chúng trong các hoạt động VHTT ở địa phương, ở cơ sở, quản lý và phát triển hội viên, thực hiện các dịch vụ phục vụ người tập đúng quy định của pháp luật, tuyên truyền giáo dục vận động hội viên chấp hành chính sách pháp luật. Cần phải đảm bảo một số các quyền lợi: chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức hoạt động phát triển, các tổ chức quản lý nhà nước về TDTT hỗ trợ và hướng dẫn, đề xuất kiến nghị với chính quyền địa phương về chủ trương chính sách biện pháp thực hiện các thiết chế ở CLB cơ sở để hoạt động có hiệu quả. 

   Đối với các cơ quan, đơn vị trường học, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ và vui chơi giải trí cũng cần xây dựng các thiết chế để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý TDTT.

   IV.2. 4. Cơ sở TDTT:

   Thiết chế của từng cơ sở TDTT, hoạt động theo phương thức tự quản, tự nguyện, tự trang trải về kinh phí, nhưng chịu sự quản lý nhà nước của UBND phường xã thị trấn và về chuyên môn của các TT.TDTT huyện, thị, thành.

   Thiết chế các tổ chức cơ sở TDTT phải được cấu trúc theo từng chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên tham gia và có xây dựng phương hướng chỉ tiêu phát triển phù hợp với luật TDTT chương II mục 1, mục 2 và mục 3.

   + Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về TDTT các TT TDTT đều có quy chế tổ chức hoạt động để quản lý các lĩnh vực TDTT. Đồng thời khuyến khích các tổ chức cơ sở như CLB TDTT, Hội thể thao, điểm tập thể thao và cơ sở thể thao, các tổ chức này được thành lập theo hướng dẫn về tổ chức các hoạt động CLB TT cơ sở của UB TDTT trước đây: giới hạn ở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, đơn vị ra quyết định thành lập, thành phần CLB, chức năng nhiệm vụ từng người, từng thành viên, nguồn tài chính để hoạt động. Song muốn xây dựng các thiết chế để tổ chức quản lý nhà nước một các có hiệu quả cần phải đáp ứng các yêu cầu:

   - Đặc điểm vị trí địa lý của từng khu vực, cụm dân cư, truyền thống văn hóa và các hoạt động TDTT.

   - Thiết chế cho từng đối tượng theo luật TDTT và từng loại hình, môn thể thao khác nhau. Hiện nay theo cơ cấu tổ chức mới nhân sự thể thao rất hạn chế ở xã, phường, thị trấn chưa có cán bộ biên chế về TDTT. Do vậy vấn đề quản lý nhà nước trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó thiết chế quản lý trong lĩnh vực thể thao đối với cơ sở còn nhiều bất cập, cần phải thực hiện theo lộ trình từng bước,  giai đoạn cụ thể khác nhau.

IV.3 Hiện trạng hệ thống, mạng lưới các thiết chế du lịch:

   Nhà nước thống nhất quản lý các lĩnh vực hoạt động DL, trong đó có lĩnh vực khai thác các điểm tham quan DL, bảo tồn nâng cấp  điểm DL, tổ chức khu DL giới thiệu các điểm DL trên phương tiện thông tin đại chúng phối hợp với các đơn vị cá nhân tổ chức khai thác các điểm DL mới, cần xây dựng nhà nghỉ dưỡng cho các đối tượng thuộc diện chính sách. Để tổ chức và cá nhân này hoạt động một cách có hiệu quả. Phòng Nghiệp vụ DL lập kế hoạch và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế và thiết chế để giúp cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch đi vào nề nếp. Muốn làm được điều đó cần phải xây dựng kế hoạch, soạn thảo quy chế, thiết chế hoạt động, có đóng góp ý kiến của các chuyên gia các nhà khoa học và các đối tượng có nhu cầu, để góp phần hoàn chỉnh quy chế và các thiết chế hoạt động, triển khai thực hiện có hiệu quả các loại hình du lịch. Các quy chế và

 thiết chế phải phù hợp với các văn bản pháp quy, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng khu vực cụ thể trên địa bàn. 

                                            CHƯƠNG V

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH

V.1. Bộ máy hoạt động ngành văn hoá

Sở VHTTDL tỉnh Hậu Giang là cơ quan quản lý chuyên môn chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Hậu Giang và sự quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Sở VHTTDL tỉnh Hậu Giang chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trực tiếp đối với các đơn vị thuộc ngành VH, TT&DL hoạt động trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Sở còn có vai trò thực hiện quản lý cấp giấy phép, giám sát chuyên môn đối với các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa công cộng.

Cơ cấu bộ máy của ngành văn hóa có 2 khối lĩnh vực cơ bản:

Sơ đồ 1: Về tổ chức bộ máy VH,TT& DL và GĐ Tỉnh Hậu Giang

( Quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp)

Phòng văn hóa và  thông tin

Văn phòng sở

Phòng Nghiệp vụ VHTTDL

Thanh tra Sở

Phòng kế hoạch – Tài chính

QUẢN LÝ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

Phòng xây dựng nếp sống VH&GĐ

Trung tâm VH

Thư viện

Bảo tàng

Trung tâm phát hành Phim&chiếu bóng

Đoàn nghệ thuật tổng hợp

Phòng TCCB

Trường nghiệp vụ VHTTDL

Trung tâm TT XTDL

Trung tâm TDTT

SỞ VHTTDL

UBND HUYỆN, THỊ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

UBND tỉnh HG

Trung tâm

VH - Thể thao

 

 

+ Khối quản lý nhà nước: gồm các đơn vị trực tiếp thực thi chức năng quản lý nhà nước về VHTTDL, cấp phép, thanh tra, xử lý các vi phạm, hướng dẫn thủ tục, thực hiện cải cách hành chính.

+ Khối sự nghiệp văn hoá: trực tiếp thực hiện các chức năng tổ chức, xây dựng lực lượng, giáo dục tuyên truyền và phát triển các hoạt động VH nhằm nâng cao sức hưởng thụ và sáng tạo văn hoá trong nhân dân.

  Văn hóa tại tỉnh Hậu Giang được chia thành 3 cấp:

Các đơn vị quản lý nhà nước:

* Cấp tỉnh

Gồm  Sở VHTTDL tỉnh Hậu Giang có cơ cấu tổ chức cụ thể là:

+ Văn phòng Sở

+ Phòng Tổ chức - Cán bộ.

+ Phòng Nghiệp vụ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

+ Thanh tra

+ Phòng Kế hoạch -Tài chính

+ Phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa & Gia đình

Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở VHTTDL tỉnh Hậu Giang gồm có:

+ Trung tâm Văn hoá tỉnh

+ Trường Nghiệp vụ Văn hóa Thể thao và Du lịch

+ Thư viện tỉnh

+ Bảo tàng tỉnh

+ Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng

+ Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp

+ Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch

+ Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT

* Cấp huyện, thị xã

Về cơ bản, bộ máy tổ chức VH cấp huyện gồm có bộ phận quản lý nhà nước là Phòng Văn hoá và Thông tin huyện và Trung tâm Văn hoá -Thể thao hoặc Trung tâm TDTT. Hoạt động sự nghiệp ở cấp huyện vẫn giữ nguyên các thiết chế thư viện, nhà văn hoá, nhà truyền thống, đội thông tin lưu động...

Hiện nay, công tác quản lý nhà nước và tổ chức chỉ đạo hoạt động sự nghiệp ở cấp huyện nhìn chung còn nhiều hạn chế, mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu về quản lý và xây dựng phong trào ở địa bàn cơ sở. Mặt khác công tác quản lý nhà nước và tổ chức các hoạt động sự nghiệp về văn hoá, thông tin, thể thao của cấp huyện chưa phân biệt rõ ràng.

* Cấp xã, phường, thị trấn

Hiện nay, bộ máy tổ chức cấp xã, phường, thị trấn chỉ có 1 cán bộ chuyên trách về công tác văn hoá, xã hội. Hoạt động VH cấp xã, phường, thị trấn do thời gian trước đây chưa được coi trọng đúng mức và thiếu  chính sách hỗ trợ thoả đáng, nên hiệu quả đạt được còn thấp. Sang thời kỳ đổi mới, xuất phát từ thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, cán bộ chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn đóng vai trò quan trọng, góp phần bảo tồn phát triển văn hóa của địa phương. 

Mặt mạnh và mặt yếu của tổ chức bộ máy ngành văn hoá

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động VH đã có những tiến bộ trong lĩnh vực xây dựng thể chế, chính sách, kiện toàn tổ chức và thực hiện các đề án, chương trình phát triển VH, góp phần đưa hoạt động VH trên địa bàn tỉnh Hậu Giang phát triển đúng định hướng của tỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, mô hình tổ chức hiện tại còn bộc lộ một số nhược điểm: còn nhiều đầu mối chồng chéo; vai trò của một số đơn vị theo dõi, giám sát các phong trào bị mờ nhạt, quản lý hoạt động còn gặp những trở ngại, công tác đào tạo cán bộ chưa thể hiện thường xuyên, trong một vài trường hợp, bố trí cán bộ không đúng với chuyên môn đào tạo.

Bộ máy tổ chức cấp huyện thị và cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ đào tạo có trình độ cơ bản. Nhiều đơn vị thiếu trụ sở làm việc. Sự phối hợp hoạt động giữa đơn vị các cấp còn chưa hiệu quả, việc trùng tu, tôn tạo di tích còn bộc lộ những hạn chế về mặt quản lý.

Nguồn nhân lực

Từ khi tách tỉnh, với 17 cán bộ công chức được điều động từ Sở VHTT  Cần Thơ (cũ) về nhận công tác tại tỉnh mới đến nay đã có: cấp tỉnh 62 người, cấp huyện, thị 121 người, cấp xã 80 người, (chưa kể cán bộ công chức hợp đồng lao động theo công việc tại các đơn vị trực thuộc cấp huyện, cấp xã).

- Cán bộ công chức có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 13,6%.

- Cán bộ công chức có trình độ trung cấp chiếm 20,8%.

- Cán bộ nữ chiếm 21%.

Mặt mạnh của nguồn nhân lực ngành VH tỉnh Hậu Giang là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có độ tuổi từ 35 đến 45 chiếm đa số, có nhận thức khá đồng đều, đoàn kết nội bộ và nhiệt tình trong công việc. Họ đã có những đóng góp tích cực vào phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên, nguồn nhân lực vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định như: Số cán bộ chuyên môn được đào tạo có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp còn thấp so với nhu cầu phát triển của ngành, cán bộ được đào tạo qua các năm không tăng, tỉnh chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý và tuyển chọn phù hợp công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là chính sách ưu đãi đối với cán bộ có trình độ chuyên môn cao làm văn hoá.

Như vậy, nguồn nhân lực của ngành VH tỉnh Hậu Giang trước hết là phải tăng cường đào tạo chuyên môn, ưu tiên đào tạo cán bộ VH xã, phường, thị trấn, cán bộ là người dân tộc thiểu số, vận động cán bộ công chức học ngôn ngữ dân tộc (Khơmer…). Tăng cường nguồn lực của ngành văn hóa tỉnh Hậu Giang là việc làm có tính chiến lược, cấp bách hiện nay.

   V.2. Quản lý nhà nước về TDTT.

          - Bộ máy tổ chức hoạt động đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn 2005-2009. Trong năm 2009 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành rà soát lại chức năng nhiệm vụ và kiện toàn bộ máy tổ chức biên chế, phân cấp quản lý và xây dựng các phương án giải pháp phù hợp cho giai đoạn phát triển mới. ( về cơ sở vật chất, chế độ chính sách, tài chính được thể hiện ở các mục…)

      - Cơ chế quản lý và nội dung quản lý: quản lý nhà nước về VHTTDL: thực hiện theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Chính phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh TP trực thuộc Trung ương. Ban Giám đốc Sở VHTTDL chỉ đạo và điều hành các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ trong quy chế tổ chức của ngành phù hợp với đặc điểm tình hình và nguồn nhân lực của tỉnh quản lý các đơn vị TDTT theo 3 cấp tỉnh, huyện thị và xã phường thị trấn: cơ chế quản lý: quản lý về mặt nhà nước trong lĩnh vực TDTT - quản lý các đơn vị sự nghiệp TDTT.

- Giám đốc Sở VHTTDL chịu trách nhiệm toàn bộ các lĩnh vực hoạt động về VHTTDL của tỉnh. Trong đó, Giám đốc phân công cho các Phó Giám đốc phụ trách các mảng theo từng lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước Giám đốc

từng mảng công việc được phân công. Hàng năm BGĐ xét duyệt và thông qua kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT, phương án, chỉ tiêu, kế hoạch tổ chức hoạt động, kế hoạch phối hợp với các đơn vị để phát triển phong trào TDTT trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo cho phòng Nghiệp vụ TDTT (quản lý nhhà nước về TDTT) xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT, kế hoạch phối hợp liên tịch, kế hoạch tổ chức các hoạt động TDTT, quản lý nhà nước về TDTT trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp TDTT như TT TDTT xây dựng kế hoạch tuyển chọn đào tạo VĐV TT TTC, kế hoạch thi đấu và chỉ tiêu thành tích, xây dựng phương án chỉ tiêu tuyển chọn đào tạo phát triển các môn thể thao mới; chỉ đạo đơn vị thanh tra các lĩnh vực TDTT thực hiện theo luật thể thao. Xét phân bổ nguồn kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp TDTT; đề bạt và điều động, tổ chức và phân công cán bộ thuộc cấp, phát huy khen thưởng trong lĩnh vực thể thao…Được thể hiện cụ thể trong bản quy chế và chức năng nhiệm vụ của Sở VHTTDL đối với từng bộ phận và cá nhân được phân công.

+ Hình thức và phương pháp quản lý: quản lý thông qua các chỉ tiêu kế hoạch và phương án phát triển,quản lý về nguồn nhân lực, phù hợp với quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh

-  Quản lý nhà nước trong lĩnh vực TDTT

- Quản lý thông qua giáo dục chính trị tư tưởng thông qua các tổ chức Đảng, Đoàn thể, thông tin tuyên truyền để phát triển sự nghiệp TDTT

- Định kỳ họp giao ban để các đơn vị trực thuộc đề xuất kiến nghị, phản ánh để lãnh chỉ đạo điều chỉnh kịp thời có kết hợp phát huy khen thưởng đối với các tổ chức cá nhân đạt thành tích xuất sắc…

- Quản lý sự nghiệp nâng cao thành tích thể thao,có tuyển chọn đào tạo VĐV. Tạo nguồn ngân sách tài chính giúp cho các tổ chức hoạt động có hiệu quả

V.2.1 Huyện - Thị

-  Tổ chức bộ máy quản lý:

- Các Phòng Văn hoá và Thông tin của huyện, thị quản lý nhà nước về các lĩnh vực có liên quan đến văn hóa thông tin truyền thông, TDTT, du lịch và quản lý đơn vị sự nghiệp, trung tâm văn hóa - thể thao.

- Trung tâm TDTT (hoặc Văn hoá  TDTT ) của Huyện, Thị quản lý sự nghiệp TDTT.

 

+ Cơ chế quản lý và nội dung quản lý cấp huyện: phòng VHTT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TDTT, chịu trách nhiệm trước UBND Huyện, thị và  Sở VHTTDL.

- Phòng VHTT quản lý nhà nước về TDTT trên địa  bàn huyện thị: thông qua kế hoạch, phương án, chỉ tiêu, thanh tra giám sát phù hợp với luật TDTT.

- Trung tâm Văn hóa - Thể thao là đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý của UBND huyện và Sở VHTTDL. Trong lĩnh vực TDTT, xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT: người tập luyện TDTT TX, Gia đình thể thao, tổ chức các hoạt động thể thao, tham gia thi đấu thể thao, tạo nguồn kinh phí tài chính cho các hoạt động TDTT góp phần nâng cao sức khỏe, tầm vóc và thể trạng đưa TDTT cho mọi người  - Công tác GDTC và Thể thao trong trường học - Thể thao lực lượng vũ trang ổn định và  phát triển.

+ Hình thức và phương pháp quản lý: Quản lý thông qua các chỉ tiêu kế hoạch và phương án phát triển, quản lý về nguồn nhân lực, phù hợp với quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa xã hội của huyện, thị.

- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực TDTT.

- Quản lý thông qua giáo dục chính trị tư tưởng thông qua các tổ chức Đảng, Đoàn thể, thông tin tuyên truyền để phát triển sự nghiệp TDTT.

- Định kỳ họp giao ban để các đơn vị trực thuộc đề xuất kiến nghị, phản ánh để lãnh chỉ đạo điều chỉnh kịp thời ……phát huy khen thưởng đối với các tổ chức cá nhân đạt thành tích xuất sắc….

- Quản lý sự nghiệp nâng cao thành tích thể thao,có tuyển chọn đào tạo VĐV. Tạo nguồn ngân sách tài chính giúp cho các tổ chức hoạt động có hiệu quả.

V.2.2.  Xã, Phường, Thị trấn:

   Chưa có tổ chức TDTT ở xã, phường, thị trấn, tùy theo từng đơn vị: cán bộ văn hóa kiêm nhiệm TDTT hoặc cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM kiêm nhiệm các hoạt động TDTT, hoặc hội đồng, các CLB cơ sở quản lý TDTT, do vậy tổ chức TDTT ở các đơn vị xã phường thị trấn hoạt động theo thời vụ có kết hợp với các hoạt động lễ hội ở địa phương, tổ chức bộ máy ở cơ sở còn phân tán và chấp vá …

Nhìn chung số lượng cán bộ chuyên môn của ngành TDTT còn thiếu và trình độ còn thấp. Hầu hết chưa được đào tạo lại, một số còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ như huấn luyện các môn thể thao, và làm công tác nghiệp vụ . Theo điều tra cơ bản tính đến nay tỷ lệ cán bộ TDTT trên số người tập luyện TDTT  thường xuyên ở tỉnh Hậu Giang là 0,26/1000(tỉ lệ này là rất thấp), còn cả cấp phường, xã của tỉnh chưa có biên chế cán bộ chuyên trách hoặc có chuyên môn về TDTT.Về hiện trạng phát triển số lượng cán bộ-công chức viên chức của ngành TDTT tỉnh Hậu Giang hằng năm tăng không cao, chủ yếu phần lớn là được đào tạo từ Trường Đại học TDTT TP HCM  hoặc Trường Đại học Sư phạm TP HCM.

Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP CÁN BỘ TDTT TỈNH HẬU GIANG

2009

GHI CHÚ

  1. TỔNG SỐ CB – CNV
  2. TRÌNH ĐỘ.
  • Trên đại học
  • Đại học
  • Cao đẳng
  • Trung cấp
  • Sơ cấp

III. NGOẠI NGỮ

  • Anh văn
  • Nga văn
  • Hoa văn – Nhật - Pháp

IV. TỔNG SỐ TRƯỜNG

  • Cấp 1
  • Cấp 2
  • Cấp 3
  • Cao đẳng,ĐH
  • TT GDTX
  • Mầm non
  • TT GDCĐ
  • Trường DTNT

V. TỔNG SỐ GIÁO VIÊN.

  • Cấp 1 + 2
  • Cấp 3
  • ĐH,CĐ,THCN

VI. LỨA TUỔI.(Ngành TDTT)

  • 20 – 30
  • 31 – 40
  • 41 – 50
  • 50 trở lên

VII.GIỚI TÍNH. .(Ngành TDTT)

  • Nam
  • Nữ

466

0

104

171

191

56

21

1

8

71

0

1

466

368

95

3

466

258

180

26

2

420

46

* Nguồn: số liệu điều tra 2009, nguồn BCQH phát triển GD-ĐT tỉnh Hậu Giang

V.2.3. Nhận xét và đánh giá ưu điểm, tồn tại - hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:

       + Ưu điểm:

   Đội ngũ cán bộ TDTT hơn 6 năm qua tính từ năm 2004 đến năm 2009 có sự phát triển bao gồm cán bộ văn phòng sở, cán bộ TDTT cấp huyện, thị và số giáo viên TDTT trong các trường phổ thông trong tỉnh. Số huấn luyện viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn tỷ lệ tốt nghiệp đai học  và cao đẳng TDTT hoặc các ngành đại học khác chiếm hơn 75% trong đó tuổi trung bình dưới 40 chiếm hơn 60%, đây là lực lượng phục vụ lâu dài cho TDTT tỉnh.

+ Tồn tại và hạn chế:

   Tính đến nay toàn ngành TDTT tỉnh số cán bộ tốt nghiệp sau đại học là không có, tỉ lệ số cán bộ TDTT trên số người tập luyện thường xuyên của tỉnh Hậu Giang chỉ chiếm 0,26/1000 (Sở VHTTDL); tỷ lệ 2,5/1000 người TLTTTX đối với cán bộ TDTT kể cả GVTDTT.

   Tỷ lệ huấn luyện viên trên số lượng vận động viên thành tích cao của tỉnh còn thấp, nhất là ở các môn thể thao trọng điểm, tính đến 2009, số huấn luyện chính không có.

   Tỷ lệ giáo viên TDTT trong các trường phổ thông thấp 1/314 trong khi tỷ lệ chuẩn của cả nước là 1/200, số tốt nghiệp đại học còn thấp, đa số tốt nghiệp cao đẳng và trung học TDTT chiếm 85%. Có những trường chưa có giáo viên cơ hữu giáo dục thể chất.

+ Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:

   Tính đến nay lực lượng cán bộ TDTT chưa phát triển so với nhu cầu, lực lượng cán bộ và huấn luyện viên chưa được quy hoạch  một cách khoa học ,việc chuẩn hoá cán bộ chưa được quan tâm, chưa có chương trình cụ thể về việc đào tạo lại cán bộ TDTT và các ngành khác để phục vụ lâu dài, phù hợp với vị thế phát triển TDTT của tỉnh trong tương lai.

   + Hiện tượng thu hút nhân tài về TDTT chưa dược đặt ra nên cả tỉnh còn thiếu rất nhiều huấn luyện viên cao cấp của các môn trọng điểm, hợp đồng huấn luyện các VĐV giỏi ngoài tỉnh theo thời vụ.

   + Cho đến nay tỉnh mới phối hợp với các trường đại học TDTT mở các lớp học tại chức đầu tiên chuyên ngành GDTC&HLTT để đào tạo lại số cán bộ, giáo viên tốt nghiệp hệ Cao đẳng - Trung cấp và đào tạo các vận đông viên đã có thành tích cao cho tỉnh nhà, nhằm đáp ưng nhu cầu phục vụ lâu dài cho ngành TDTT tỉnh đó là chính sách ưu đãi cho các vận động viên cống hiến thành tích cho tỉnh nhà.

   + Việc thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực về ngành TDTT chưa được đẩy mạnh so với sự phát triển của kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm gần đây.

V.3. Quản lý nhà nước về Du lịch:

Công tác quản lý nhà nước về du lịch thời gian qua được tăng cường tập trung vào một số lĩnh vực chính như:

  • Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phát triển du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch.
  • Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
  • Tăng cường các hoạt động hỗ trợ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt động.
  • Đẩy mạnh công tác xây dựng các quy hoạch chi tiết nhằm cụ thể hoá quy hoạch đã được phê duyệt từ đó các nguồn lực được huy động ngày càng nhiều và đa dạng hơn.

Kết quả đạt được trong những năm qua là bộ máy QLNN về du lịch dần được củng cố, kiện toàn, một số quy hoạch chi tiết được triển khai thực hiện, các quy định quản lý hoạt động kinh doanh du lịch về lưu trú, xếp hạng khách sạn, lữ hành, hướng dẫn... được thực hiện tốt. Các hoạt động tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp quy trong hoạt động kinh doanh du lịch được triển khai. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm được tăng cường từ đó đã góp phần đưa hoạt động du lịch vào lề nếp...

                                                 CHƯƠNG VI.

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XÃ HỘI HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH

I. Hiện trạng xã hội hóa hoạt động văn hóa

Trong những năm đầu của thế kỷ 21 công tác xã hội hóa văn hóa của tỉnh Hậu Giang còn gặp nhiều khó khăn. Song trong những năm gần đây, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo và sự đồng thuận của các cấp các ngành, đặc biệt là sự tác động về cơ chế chính sách như nghị định 73/TTg của thủ tướng chính phủ về công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và TDTT; các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ VHTTDL về khuyến khích các đơn vị tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa. Sự tác động tích cực của các cấp các ngành tổ chức, cá nhân, đặc biệt sự thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của lãnh đạo Sở VHTTDL, phòng Văn hóa và Thông tin, các ban văn hóa cơ sở; góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa có bước phát triển đáng kể.

II. Hiện trạng xã hội hóa hoạt động TDTT 

II.1. Nhận thức về xã hội hóa TDTT trong ngành và các cấp ủy Đảng

Xã hội hóa TDTT chính là nâng cao sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và tăng cường sự quản lý nhà nước đối với các hoạt động TDTT. Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội… trong đó ngành TDTT giữ vai trò nòng cốt. Từ quan điểm trên khi có Nghị định 37/NĐ-CP ngày 19/08/1999 và sau đó là NQ/05 của chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; sự nhận thức của cán bộ công chức trong ngành TDTT tỉnh Hậu Giang và trong các cấp ủy Đảng ngày càng được nâng cao, thống nhất và đúng đắn hơn, qua đó đã góp phần thiết thực vào sự phát triển của TDTT tỉnh. Công tác xã hội hóa Thể dục Thể thao tỉnh Hậu Giang đã từng bước đầu đi vào cuộc sống của nngười dân, thể hiện ở một số lĩnh vực hoạt động TDTT thông qua sự tài trợ hàng năm của các tổ chức và cá nhân lên đến hàng trăm triệu đồng.

       II.2 Xã hội hoá trong các hoạt động thi đấu thể thao

Nhiều cơ quan của tỉnh và huyện, thị xã quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao phong trào như: Công An, Quân sự, Phụ Nữ, Giáo Dục Đào Tạo, Liên Đoàn Lao Động, Hội Nông dân… chủ động phối hợp với ngành TDTT tổ chức các giải thể thao truyền thống cấp tỉnh hàng năm và duy trì khá tốt các hoạt động thi đấu thể thao trong nội bộ ngành. Đặc biệt  đã được sự tài trợ của công ty Công ty xây dựng Công trình 586, Công ty Mía đường Cần Thơ, Công ty viễn thông Viettel, Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ 289…. của tỉnh.

 

II.3. Hoàn thiện thiết chế quản lý Nhà nước về thể dục thể thao; cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội về thể dục thể thao; cơ chế phối hợp hoạt động giữa ngành Thể dục thể thao với các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp để phát triển TDTT:

-  Thiết chế, cơ chế và phương thức quản lý TDTT chưa được hoàn thiện để phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa sau khi gia nhập WTO; phù hợp với cơ chế xã hội hoá giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế; phù hợp với quá trình cải cách hành chính.

-  Chức năng quản lý điều hành giữa quản lý nhà nước của bộ môn với hoạt động của tổ chức xã hội ở từng môn chưa được phân định rõ.

-  Chưa hình thành được tổ chức liên kết đồng nhất hoạt động của các hiệp hội từng môn thể thao.

-  Chưa xây dựng được mô hình xã hội hoá về TDTT phù hợp với tình hình phát triển ở từng vùng dân cư và phù hợp với từng môn thể thao.

-  Chưa đủ điều kiện đổi mới công tác cán bộ trong các tổ chức xã hội về TDTT theo hướng tăng cường sử dụng người có tài năng chuyên môn, có uy tín ở từng môn thể thao làm nòng cốt.

-  Việc quản lý tạo điều kiện làm việc, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn của từng môn thể dục thể thao quần chúng cung chưa được quan tâm đúng mức.

II.4. Đánh giá công tác xã hội hoá TDTT của tỉnh Hậu Giang:

I. Hiện trạng xã hội hóa hoạt TDTT

 

  1. Những kết quả đạt được:
    • Chủ trương XHH đã có tác động tích cực đến sự nghiệp TDTT tỉnh Hậu Giang. Sau 5 năm thực hiện Nghị định 73/1999/NĐ-CP, các loại hình hoạt động TDTT đã được đa dạng hoá và mở rộng về quy mô, góp phần cải thiện đời sống văn hoá, tăng cường bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.
    • Bước đầu đã khai thác được tiềm năng của các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp, các ngành, các tổ chức xã hội… về việc đầu tư, xây dựng các cơ sở vật chất TDTT như sân bãi, phòng tập, nhà tập, hồ bơi, sản xuất lưu thông hàng hoá thể thao... phục vụ nhu cầu tập luyện và thi đấu của quần chúng.
    • Mở rộng và làm phong phú thêm hệ thống thi đấu TDTT quần chúng từ cấp cơ sở tới cấp tỉnh, kích thích và thu hút đông đảo các đối tượng tham gia tập luyện và thi đấu TDTT.
    • Góp phần tăng cường chất lượng thi đấu và thành tích thể thao của các đội tuyển; tạo nguồn và phát hiện để bổ sung tài năng thể thao của tỉnh.
  2. Nguyên nhân:
  • Lãnh đạo cấp tỉnh, cấp ủy và chính quyền các cấp trong tỉnh đã có sự chỉ đạo sát sao để Nghị định 73/1999/NĐ-CP được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh.
      • Chủ trương XHH TDTT đã được xã hội, nhân dân đón nhận và tích cực hưởng ứng  vì đáp ứng được nhu cầu  nguyện vọng của vùng chúng.
      • Tiến độ XHH còn chậm so với tiềm năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện của quần chúng nhân dân.
      • Mức độ và quy mô phát triển xã hội hoá giữa khu vực đô thị và vùng nông thôn còn có độ chênh lệch cao vẫn chủ yếu tập trung ở thành thị.
      • Sự hình thành một số cơ sở sân bãi ở cộng đồng dân cư nông thôn không ổn định, dễ thay đổi mục đích sử dụng khi phát sinh nhu cầu khác.
      • Việc đa dạng hoá các tổ chức xã hội về TDTT hầu như chỉ phát triển ở cấp cơ sở. Các liên đoàn, hội, đội thể thao cấp huyện và tỉnh chưa được mở  rộng, chỉ có số ít liên đoàn thể thao được thành lập như:  võ thuật, quần vợt... Bên cạnh đó, vai trò của các hội, đội chưa được phát huy đúng mức còn hạn chế nhiều về khả năng vận động tài trợ, vẫn chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí hạn hẹp của nhà nước phân bổ cho ngành TDTT.
      • Công tác vận động tài trợ cho các hoạt động TDTT còn rất yếu, chưa khai thác được tiềm năng, tiềm lực rất dồi dào phong phú ngoài xã hội để tăng cường thêm các nguồn lực mở rộng và phát triển ngành.
  1. Những bài học kinh nghiệm :
    • Về nhận thức, tuy đã có nhiều chuyển biến, song nhiều nơi, nhiều cấp, còn có quan niệm chưa đầy đủ về chủ trương xã hội hoá. Không ít người ngay cả trong đội ngũ quản lý các cấp, còn có quan niệm lệch lạc về chủ trương này. 
    • Hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định 73/1999/NĐ-CP và Nghị định 05/2005/NQ-CP còn thiếu và chưa đồng bộ; nhất là thiếu các cơ chế chính sách đặc thù để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho thể dục - thể thao.
    • Xã hội hóa thể dục - thể thao diễn ra không đồng đều giữa các vùng, miền và giữa các lĩnh vực hoạt động. Phần lớn các hoạt động đầu tư của các tổ chức kinh tế, xã hội và tư nhân nhằm vào các lĩnh vực hoạt động có khả năng thu hồi vốn nhanh; những người có thu nhập thấp khó có điều kiện tiếp cận các hoạt động thể dục-thể thao.
    • Hệ thống các tổ chức xã hội về TDTT còn yếu kém; nhà nước vẫn phải bao cấp cho các Hội thể thao.
    • Công tác tuyên truyền về xã hội hoá TDTT chưa thật sâu rộng; đặc biệt là phổ biến các chính sách liên quan như thông tư 18 về thuế, thông tư 04 và 30 về hoạt động TDTT ngoài công lập… chưa đến được với các cơ sở là đối tượng thực hiện XHH TDTT.

 

III.Hiện trạng xã hội hóa hoạt động du lịch:

   Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Hậu Giang đã có bước phát triển, tiềm năng du lịch đa dạng phong phú, một số tổ chức và cá nhân đã tự đấu tư kinh phí số tiền ước tính khoảng hàng chục tỉ đồng.  Điều này cho thấy các điểm tham quan du lịch của tỉnh Hậu Giang đã và đang được sự quan tâm đầu tư của các tổ chức và cá nhân, điều đó giúp cho hoạt động du lịch của tỉnh Hậu Giang sẽ phát triển lớn mạnh trong những năm tới.

                                            

CHƯƠNG VII

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ KINH DOANH, CUNG ỨNG HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VĂN HÓA,TDTT VÀ DU LỊCH

VII.1 Hiện trạng về kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ văn hóa:

Những năm gần đây, nhiều hoạt động dịch vụ văn hoá phát triển đã thúc đẩy quá trình xã hội hoá hoạt động dịch vụ văn hoá. Đây là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ văn hoá nhằm cung cấp cho xã hội những sản phẩm văn hoá có giá trị. 

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực văn hoá ở Hậu Giang không nhiều, tốc độ phát triển chưa cao. Chỉ gần đây, lĩnh vực văn hoá mới bắt đầu thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân vào một số lĩnh vực như:  quảng cáo, sản xuất đồ thủ công, mỹ nghệ…

VII.1.1 Hoạt động mỹ thuật nhiếp ảnh.

    Hoạt động mỹ thuật - nhiếp ảnh - điện ảnh

Hoạt động mỹ thuật và nhiếp ảnh của tỉnh Hậu Giang mới khởi sắc những năm gần đây, năm 2009 là một điển hình. Năm 2009 có nhiều sự kiện lớn, Hội văn học nghệ thuật tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức nhiều cuộc hội thi, triển lãm ảnh với các đề tài khá phong phú, đa dạng.

Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng xuân Kỷ Sửu 2009, với cuộc triển lãm ảnh chủ đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ngành VHTTDL tổ chức nhiều cuộc triển lãm, thi sáng tác theo các chủ đề truyền thống, tổ chức triển lãm tranh ảnh với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, nghệ nhân trong lĩnh vực năn hóa nghệ thuật.

VII.1.2 Trong lĩnh vực điện ảnh: Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng được thành lập ngay sau khi tách tỉnh (năm 2003). Với chức năng nhiệm vụ của mình, Trung tâm đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị thông qua hàng ngàn thước phim tư liệu, phim truyện nhựa, Video, đĩa VCD, góp phần tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước tới các tầng lớp nhân dân.

 

Cho đến nay, tỉnh Hậu Giang vẫn chưa có rạp chiếu phim. Tuy vậy, bằng nhiều biện pháp tuyên truyền tích cực, Trung tâm đã hình thành 2 độị chiếu phim với chỉ tiêu chiếu phục vụ ở các đơn vị cơ sở bình quân từ 80 buổi/ năm đến 120 buổi/ năm. 

 VII.2 Hiện trạng về kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ TDTT:

   Loại hình sản xuất dụng cụ TDTT, đặc biệt là các môn thể thao chưa phát triển mạnh tại tỉnh Hậu Giang các loại hình sản xuất chỉ tập trung ở hai khu vực lớn là TP HCM và Hà Nội, sản xuất dụng cụ thể thao (các môn thể thao) với số lượng lớn. Đối với các tỉnh trong và ngoài khu vực khả năng tiêu thụ từ dụng cụ TDTT số lượng không lớn. Vì vậy các cá nhân và tổ chức doanh nghiệp và các đơn vị nhà nước thấy rằng việc đầu tư cho sản xuất dụng cụ thể thao là chưa có giá trị kinh tế cao.

   Nếu có điều kiện thuận lợi các tổ chức và cá nhân cần phải phối hợp với các đơn vị sản xuất ở HCM và Hà Nội để thành lập các công ty xí nghiệp sản xuất dụng cụ thể thao cho những môn thể thao tỉnh có truyền thống và thế mạnh. Các đơn vị nhà nước cần phải tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách để hỗ trợ cho việc sản xuất hàng hóa, dụng cụ phục vụ cho TDTT.

   Các loại hình dịch vụ: tỉnh Hậu Giang có 7 đơn vị huyện thị, các loại hình dịch vụ như cửa hàng buôn bán dụng cụ thể thao được phân bổ đều cho các đơn vị huyện thị trong tỉnh, mỗi đơn vị có từ 1 đến 3 của hãng buôn bán dụng cụ thể thao; chỉ riêng thnh phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy số lượng cửa hàng thể thao tăng gấp đôi so với các đơn vị khác. Do giá trị kinh tế và nhu cầu lợi nhuận đối với mặt hàng TDTT là không cao vì vậy các cửa hàng không chỉ bán đồ dụng cụ thể thao mà kết hợp với một số sản phẩm khác.

   Tóm lại: các loại hình sản xuất thể thao và dịch vụ của tỉnh Hậu Giang chưa phát triển mạnh, muốn phát triển hơn trong thời kỳ hiện nay đòi hỏi phải có cơ chế chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, địa điểm, chính sách thuế thì các hoạt động này mới có thể lớn mạnh trong những năm tiếp theo.  

VII.3 Hiện trạng về kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ du lịch:

Trong  2005 - 2011, tổng nguồn vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng, tập trung cho các dự án chuẩn bị đầu tư và các dự án đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

  • Hậu Giang đang tập trung xúc tiến một số dự án ưu tiên đầu tư: Dự án phát triển khu du lịch sinh thái, dự án cải tạo nâng cấp các công trình này mang dấu ấn Hậu Giang, dự án nâng cấp các khu di tích lịch sử…Nội dung đầu tư, xây dựng trùng tu, tôn tạo các khu di tích lịch sử kết hợp phát triển các hoạt động du lịch, tăng tính đa dạng về sản phẩm du lịch nhằm bổ trợ cho việc phát huy tiềm năng của khu di tích trong thời kỳ kháng chiến,  bảo tồn rừng phòng hộ và các khu vực sinh thái.

CHƯƠNG VIII.

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CÁC LĨNH VỰC

VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH

VIII.I Hiện trạng hoạt động KHCN trong lĩnh vực văn hóa:

   Hậu Giang là tỉnh có 3 đồng bào dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có văn hóa riêng mang đậm nét văn hóa đặc trưng, cuộc sống gần với yếu tố thiên nhiên và những biến đổi về lịch sử xã hội. Với những đặc trưng văn hóa như vậy, cho dù là một tỉnh mới thành lập còn nhiều khó khăn, tỉnh luôn quan tâm đến việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học, xây dựng các đề án, dự án phát triển sự nghiệp Văn hoá TT và DL của tỉnh. Song các dự án nghiên cứu khoa học vẫn chưa được triển khai do nguồn kinh phí dành cho hoạt động VHTTDL vẫn còn nhiều hạn chế.

VIII.2 Hiện trạng hoạt động KHCN trong lĩnh vực TDTT

1. Về cơ cấu tổ chức của Sở TDTT tỉnh Hậu Giang (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch): Hiện chưa có phòng, ban, bộ phận… chuyên trách về công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ.

2. Số lượng Nghiên cứu sinh, cao học chuyên ngành TDTT và các ngành liên quan (Sinh lý, sinh hóa, sinh cơ, lý luận, y học, tâm lý… TDTT) đang được đào tạo:

- Trong nước: Cao học 0 người.

- Nước ngoài: 0.

3. Các công trình, đề tài  nghiên cứu về các lĩnh vực TDTT đã và đang tiến hành : Chưa thực hiện

4. Tổ chức hội nghị, hội thảo Khoa học TDTT

- Hàng năm tổ chức hội thảo về TT thành tích cao với mục đích thông qua kế hoạch hoạt động trong năm của ngành. Thành phần tham dự: Lãnh đạo ngành, cán bộ quản lý, HLV, Cộng tác viên…

5. Các tài liệu chuyên ngành TDTT được biên soạn, biên dịch:

- Cho tới nay, các tài liệu chuyên ngành được biên soạn chỉ gồm các bài tập phổ thông, có biên soạn giáo án huấn luyện cho các đội thể thao, các hoạt động thể thao quần chúng (lưu hành nội bộ) dành cho các đối tượng là hướng dẫn viên, cộng tác viên…

- Chưa đầu tư biên soạn, biên dịch các tài liệu về TT thành tích cao, quản lý TT…

6. Các đơn vị phối hợp với tỉnh trong công tác khoa học công nghệ TDTT gồm:

- Phối hợp với Trường ĐHTDTT TPHCM - Trung tâm HLTTQG TPHCM, xây dựng đề án Quy hoạch phát triển ngành VHTTDL tỉnh Hậu Giang từ năm 2008.

7. Nguồn thu thập thông tin khoa học công nghệ chủ yếu (nhằm nâng cao hiệu quả công việc) của cán bộ lãnh đạo, quản lý, huấn luyện viên, hướng dẫn viên chưa nhiều.

- Sách vở, tài liệu: Đây là nguồn thu thập thông tin chính, tuy nhiên còn mang tính cá nhân và hạn chế do số lượng đầu sách còn ít, chưa đầy đủ tại các thư viện, tủ sách… của ngành.

- Các hội nghị, hội thảo, khóa học ngắn hạn…: Cử cán bộ, HLV, HDV, CTV… tham gia các hội nghị, hội thảo, khoá học… ngắn hạn do các đơn vị trong nước tổ chức để thu thập, cập nhật thông tin mới, nhưng còn hạn chế và chưa thường xuyên do yêu cầu công tác.

8. Cơ sở vật chất, phòng nghiên cứu, máy móc, phương tiện… nghiên cứu khoa học TDTT:

- Chưa xây dựng được cơ sở vật chất, máy móc, phương tiện… cho công tác nghiên cứu khoa học TDTT.

9. Số lượng thư viện chuyên ngành - số đầu sách - Số đầu sách chuyên ngành cập nhật/năm - kinh phí mua sách báo chuyên ngành/năm: Chưa nhiều.

10. Tình hình mạng lưới kết nối internet của Sở TDTT tỉnh Hậu Giang (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và các đơn vị trực thuộc hiện nay và dự kiến phát triển trong những năm tới từng bước mang lại hiệu quả.

- Hiện nay đang xây dựng mạng lưới thông tin internet trong ngành TDTT, dự kiến trong những năm tới sẽ xây dựng đến tuyến huyện, thị xã.

Nhìn chung, Khoa học công nghệ TDTT là đòn bẩy để nâng cao trình độ quản lý về thành tích TDTT, nhưng công tác này chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Qua điều tra thực trạng được tiến hành trong năm 2009 cho thấy: Công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực TDTT chưa được quan tâm đầu tư:

- Chưa có bộ phận chuyên trách (Nhân sự, cơ sở vật chất, phương án hoạt động…) về lĩnh vực nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

- Công tác định hướng và đầu tư đào tạo cán bộ trình độ cao (sau đại học) về chuyên ngành TDTT và các chuyên ngành liên quan còn hạn chế, do đó chưa thể tổ chức công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học một cách cơ bản, có hệ thống, đáp ứng nhu cầu phát triển phong trào quấn chúng cũng như thể thao thành tích cao.

- Chưa tiến hành các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học cũng như tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học TDTT một cách có hệ thống.

- Việc đầu tư phát triển Thư viện, Mạng internet…nhằm tạo điều kiện thu thập, cập nhật, ứng dụng kiến thức chuyên ngành hiện đại nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả công tác cho cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên, hướng dẫn viên TDTT chưa được triển khai sâu rộng.

VIII.3 Hiện trạng hoạt động KHCN trong lĩnh vực du lịch

Đối với công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Hậu Giang chưa được đầu tư đúng mức, chưa có bộ phận chuyên trách. Do đó việc xây dựng định hướng chiến lược khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch còn nhiều mặt hạn chế và khó khăn.Việc đầu tư cho lĩnh vực khoa học và ứng dụng công nghệ chỉ thông qua ý tưởng và tổ chức các cuộc hội thảo; marketing trên các phương tiện… thông tin truyền thông để quảng bá và giới thiệu các điểm du lịch mới hấp dẫn của tỉnh Hậu Giang.

CHƯƠNG IX.

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

IX.1 Hiện trạng về thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực văn hóa

Mạng lưới thông tin và truyền thông đã được củng cố và phát triển từ tỉnh  tới các huyện, thị và cơ sơ , hoạt động văn hóa thông tin đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của địa phương,  các hình thức tổ chức như: thông tin trên báo, đài, phát thanh truyền hình, radio, khẩu hiệu, apphích, chiếu phim lưu dộng và hội diễn văn nghệ ở các vùng sâu, vùng xa , vùng dân tộc bằng nhiều nội dung hình thức đa dạng, phong phú

IX.2 Hiện trạng về thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực TDTT

1. Số lượng Báo, tạp chí chuyên ngành TDTT của tỉnh:

-  Có báo, chưa có tạp chí chuyên ngành TDTT của tỉnh.

- Hoạt động TDTT của tỉnh được thông tin trên mục Thể thao của báo Hậu Giang (3 số/tuần).

2.  Các chương trình của Đài phát thanh, truyền hình về TDTT ( nội dung – thời lượng còn ít…):

  • Phát thanh chuyên mục TDTT trên sóng phát thanh HG: 1 chương trình/tuần, mỗi chương trình 5 - 7 phút.
  • Phát hình 1 chuyên mục TDTT/tháng, thời lượng 15 phút trên đài  truyền hình Hậu Giang..

  3. Các sự kiện thể thao lớn được tổ chức tại tỉnh trong những năm gần đây: Đại hội TDTT cấp tỉnh, Đại hội thể thao dành cho các đồng bào dân tộc. Giải chạy việt dã …...…

  4. Các kế hoạch thông tin tuyên truyền của sở TDTT đã thực hiện:

Kế hoạch năm 2010: Nâng chương trình phát thanh từ 3 chương trình/tuần lên 5 chương trình/tuần. Thời lượng 7 - 10 phút/chương trình.

Phát hình 1 chuyên mục thể thao/tuần, thời lượng 15 - 20 phút, với các nội dung: Thể thao phong trào, Thể thao thành tích cao, Gương mặt thể thao trong tuần…

Mục đích của công tác thông tin tuyên truyền là cổ vũ mạnh mẽ phong trào TDTT từ cơ sở, giới thiệu và biểu dương những gương tiên tiến, phổ biến kinh nghiệm, hướng dẫn dư luận, đồng thời tạo điều kiện cho những người làm công tác chuyên môn và người hâm mộ nắm bắt được thông tin về TDTT diễn ra trên địa bàn tỉnh, trong nước và thế giới, phổ biến có hệ thống những tri thức khoa học kỹ thuật về TDTT, đấu tranh chống những quan điểm lạc hậu, trì trệ, tiêu cực, xây dựng quan điểm TDTT văn minh góp phần xây dựng con người mới… Sở VHTTDL tỉnh đã kết hợp với các cơ quan ngôn luận, thông tin của tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, đánh giá tổng kết những nét chính về lĩnh vực thông tin tuyên truyền.

    1.  Những mặt đạt được:
  • Thông tin, tuyên truyền khá đầy đủ các sự kiện, hoạt động TDTT của tỉnh, Toàn quốc và Quốc tế (Các sự kiện TDTT lớn, Phong trào TDTT của tỉnh, Thể thao thành tích cao của tỉnh tham gia các giải thi đấu trong nước và quốc tế…)
  • Có chuyên mục TDTT riêng trên sóng phát thanh, truyền hình.
    1.  Những mặt chưa đạt:
  • Kinh phí dành cho công tác Thông tin - tuyên truyền của ngành TDTT còn hạn chế, chưa được trang bị các điều kiện máy móc, phương tiện để thực hiện các chuyên mục có chất lượng cao về hoạt động TDTT của tỉnh.
  • Nguồn nhân lực còn hạn chế về số lượng và trình độ chuyên ngành.

IX.3.  Hiện trạng hoạt động thông tin và truyền thông trong lĩnh vực du lịch

  • Trong những năm vừa qua công tác thông tin và truyền thông đã được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động tổ chức xã hội và giới thiệu các điểm du lịch trên các phương tiện: báo, đài Internet… bước đầu đã mang lại hiệu quả, khách du lịch đến tham quan du lịch tại tỉnh Hậu Giang mỗi năm một tăng.

CHƯƠNG X.

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ HỢP TÁC  QUỐC TẾ

X.1. Hiện trạng về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa :

Do điều kiện khách quan lẫn chủ quan, tỉnh Hậu Giang chưa có điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực, chưa có các cơ hội đầu tư của nước ngoài lớn như một số tỉnh lân cận: Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang… điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.

 Tóm lại, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực VHTTDL chỉ là những bước đi ban đầu, cần tăng cường mở rộng, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Hậu Giang trong điều kiện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

X.2. Hiện trạng về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDTT

- Hiện chưa có phòng, ban, bộ phận… Quan hệ quốc tế - Quan hệ đối ngoại thuộc cơ cấu tổ chức của sở TDTT. Hiện nay chủ yếu vẫn còn hoạt động kiêm nhiệm. Nhìn chung, lĩnh vực quan hệ quốc tế của ngành TDTT tỉnh vẫn chưa được quan tâm đầu tư và phát triển đúng mức .

X.3. Hiện trạng về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch

 Hậu Giang là tỉnh mới thành lập, được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ, có tính chất của vùng trung tâm Nam sông Hậu và sự chuyển tiếp của vùng đồng bằng sang Vịnh Thái Lan và cửa ngõ giao lưu với Châu Đại Dương, có lợi thế về phát triển du lịch phối hợp với các tổ chức quốc tế đầu tư khai thác các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa... Song do tỉnh mới tách vấn đề đầu tư về ngân sách tài chính còn hạn chế nên hợp tác quốc tế để khai thác và phát triển du lịch vẫn còn khó khăn, tuy nhiên các điều kiện hợp tác quốc tế phát triển du lịch có nhiều tiềm năng và triển vọng.

CHƯƠNG XI.

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

XI.1 Hiện trạng về đầu tư tài chính và chế độ chính sách trong lĩnh vực văn hóa:

Về cơ cấu nguồn vốn hoạt động VH, có ba nguồn huy động chính là ngân sách Nhà nước, nguồn thu từ hoạt động VH và nguồn vốn từ hoạt động xã hội hoá do nhân dân đóng góp. Hậu Giang là một tỉnh mới thành lập, vốn hoạt động văn hóa chủ yếu là dưa vào ngân sách Nhà nước, các nguồn thu khác không đáng kể.

Ngân sách nhà nước đầu tư cho sự nghiệp văn hoá của tỉnh Hậu Giang tập trung vào 4 nội dung:

- Chi hoạt động thường xuyên.

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản.

- Chi cho chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá.

- Chi cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Kể từ khi xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp đến nay, việc sử dụng và quản lý ngân sách cho phát triển sự nghiệp văn hoá đã có nhiều thay đổi. Ngân sách Nhà nước cấp chỉ tăng ở một vài hoạt động, chủ yếu là chương trình quốc gia. Nguồn vốn ngân sách chi thường xuyên được sử dụng nhằm duy trì hoạt động của các đơn vị văn hoá chuyên nghiệp, các hoạt động văn hoá quần chúng ở cấp cơ sở và tổ chức các sự kiện văn hoá, chính trị lớn của tỉnh và của quốc gia. Trong khi đó, yêu cầu phát triển về cơ sở hạ tầng cho văn hóa, các hoạt động văn hóa ngày càng mở rộng, tình trạng này dẫn đến  ngân sách nhà nước cấp cho lĩnh vực văn hóa có phần suy giảm.

Bảng 1: Nguồn kinh phí

TT

Năm

Kinh phí Nhà nước cấp

Ghi chú

1

2005

5 tỷ 076 triệu đồng

2

2006

5 tỷ 750 triệu đồng

3

2007

7 tỷ 507 triệu đồng

4

2008

8 tỷ 449 triệu đồng

5

2009

8 tỷ 995 triệu đồng

6

2010

17 tỷ 400 triệu đồng

7

2011

12 tỷ 114 triệu đồng

Bảng 2:

                                                                                       Đơn vị: triệu đồng

           Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Chi mục tiêu quốc gia về văn hóa

4.119

4.009

2.470

6.459

6.459

7.294

3.088

Chi sự nghiệp TDTT

3.910

2.648

1.709

2.284

4.669

5.097

4.470

Chi xây dựng cơ bản

1.900

4.155

6

6.900

25.820

23.700

49.743

Hầu hết các Phòng VHTT, các thiết chế văn hóa huyện thị đều thiếu kinh phí hoạt động.  

Nói chung, tình hình thiếu hụt kinh phí hoạt động là căn bệnh nan y ở nhiều nơi, nhưng điều trên hết là các ngành, các cấp chức năng cần nghiên cứu để điều chỉnh vốn cho phù hợp, tương xứng với hoạt động của từng lĩnh vực, từng địa phương, có vậy mới đem lại hiệu quả công tác cao.

          XI.2. Hiện trạng về đầu tư tài chính và chế độ chính sách trong lĩnh vực TDTT

XI.2.1 Thực trạng cơ cấu nguồn kinh phí hoạt đông:

Cơ cấu nguồn kinh phí dành cho các hoạt động thể dục thể thao của tỉnh  giai đoạn 2007 - 2011 được hình thành từ các nguồn cơ bản như sau:

  • Nguồn ngân sách nhà nước cấp
  • Nguồn thu sự nghiệp
  • Nguồn thu các hoạt động dịch vụ
  • Nguồn vận động tài trợ
  • Nguồn thu liên doanh liên kết
  • Các nguồn thu khác

Bảng 2:         Tổng hợp các nguồn thu, chi hoạt động giai đoạn 2007 – 2009 được thể hiện chi tiết theo bảng tổng hợp:

Đơn vị : triệu đồng

tt

Nội dung

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

1

Ngân sách chi sự nghiệp TDTT, trong đó:

+ Kinh phí thường xuyên

+ Kinh phí xây dựng cơ bản

1,708,350

1,683,296

2,358,982

5,097,847

4,468,006

2

Kinh phí được tài trợ, trong đó:

+ Do tổ chức, cá nhân quốc tế

+ Do tổ chức, cá nhân trong nước

3

Kinh phí thu qua bán vé, quảng cáo và các dịch vụ khác

4

Kinh phí chi cho các hoạt động TDTT quần chúng

  5

Kinh phí chi cho đào tạo VĐV

   6

Kinh phí chi cho hoạt động thể thao chuyên nghiệp

  •  Tỷ lệ cấp ngân sách chi cho sự nghiệp TDTT hàng năm trong thời kỳ từ 2007 - 2009 cho ngành thể thao đều tăng bình quân khá cao hàng năm, tỷ lệ tăng là 62,04% có được tỷ lệ tăng cao như vậy là nhờ vào nguồn ngân sách từ  Đề án xây dựng, đào tạo các đội tuyển thể thao thành tích cao của tỉnh giai đoạn 2007 - 2010.
  • Tỉ lệ ngân sách chi cho đào tạo từ 2007 - 2009 tăng bình quân 16,6%.
  • Tỷ lệ bình quân kinh phí của ngành thể thao so với ngân sách chung toàn tỉnh năm 2007 - 2009: 

XI.2.2 Cơ cấu chi ngân sách giai đoạn 2007 - 2009:

-  Chi sự nghiệp: Bình quân 11, 05 tỷ/năm.

-  Chi hoạt động thể thao quần chúng: bình quân 466 triệu/năm.

-  Chi hoạt động thể thao chuyên nghiệp: bình quân 1,28 tỷ/năm.

-  Chi đào tạo vận động viên: Bình quân 183 triệu/năm.

-  Chưa có kinh phí thu qua bán vé, quảng cáo và dịch vụ khác.

Căn cứ  số liệu thu chi ngân sách cho thấy mức độ đầu tư cho ngành thể dục thể thao đều gia tăng qua các năm như phân tích ở trên.

  Giai đoạn 2004 - 2008 đã qua, giai đoạn 2009 - 2015 giai đoạn có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và tỉnh nói riêng. Việc Việt Nam  thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức WTO mang nhiều cơ hội và thách thức cho tỉnh.

Hậu Giang là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam  có đầy đủ điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và văn hoá thể thao. Tận dụng được ưu thế thuận lợi và các nguồn lực xã hội cho phát triển thể dục thể thao của tỉnh là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn này.

Sử dụng kinh phí các huyện, thị, thành phố

SỐ TT

ĐƠN VỊ

2009

2010

1

Thành phố Vị Thanh

900

1,6

2

Long Mỹ

1,9

1,5

3

Vị Thủy

800

1,3

4

Phụng Hiệp

1,05

1,3

5

Ngã Bảy

1,1

1,3

6

Châu Thành

972

956

7

Châu Thành A

877

1,2

Sử dụng kinh phí các đơn vị trực thuộc Sở năm 2010

Đơn vị tính: 1.000đ

SỐ TT

ĐƠN VỊ

2009

2010

1

Sở VHTTDL

2.002

2.913

2

Trung tâm VH – TT

2.937

2.937

3

Trung tâm HL&TĐ TDTT

2.358

5.097

4

Thư Viện

1.151

1.335

5

Bảo Tàng

1.667

1.667

6

Đoàn nghệ thuật Tổng hợp

2.604

3.918

7

Trường Nghiệp vụ VHTTDL

1.275

1.124

8

Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch

457

853

9

Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng

XI.3. Hiện trạng về đầu tư tài chính và chế dộ chính sách trong lĩnh vực du lịch :

Trong giai đoạn 2004 - 2011, tổng đầu tư nguồn vốn để phát triển du lịch từ khoảng trên dưới 10 tỷ tập trung cho các dự án chuẩn bị đầu tư và các dự án đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

PHẦN THỨ BA

DỰ BÁO BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG

I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ:

Toàn cầu hóa mở ra một thị trường rộng lớn cho tất cả các nước. Xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỉ trọng rất nhỏ bé so với tổng nhập khẩu toàn cầu. Hiện tại GDP toàn thế giới khoảng 36.000 tỉ USD, GDP của Việt Nam chỉ vào khoảng 50 tỉ USD. Kim ngạch nhập khẩu hàng năm của toàn thế giới là khoảng 8.000 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu của nước ta khoảng 35 tỷ USD. Thị trường thế giới còn rất rộng lớn.

Toàn cầu hóa thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia phát triển mạnh với chiến lược phát triển kinh tế toàn cầu, hình thành hệ thống phân công lao động hiện đại. Quá trình chuyển giao công nghệ giữa các nước sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn trên nguyên tắc đồng lợi. Việt Nam là một trong những nước đông dân cư, có nguồn lao động dồi dào, nhưng trình độ công nghệ còn thấp. Đây là một lợi thế so sánh cơ bản mà Việt Nam cần khai thác.

          Với tỉnh Hậu Giang, trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, cần tạo được lợi thế của “người đi sau” cũng như tránh những bất lợi. Toàn cầu hóa đề cao sự tự do cạnh tranh, theo đó năng lực của các doanh nghiệp về vốn, nhân lực, công nghệ, tri thức, trình độ quản lý đóng vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất, mức độ thành công của các doanh nghiệp.

  Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, văn hoá các nước nói chung và nước ta nói riêng sẽ phát triển theo hướng: Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển KT - XH bền vững. Các quốc gia trên thế giới ngày càng đề cao tính đặc thù, bản sắc văn hoá dân tộc, coi trọng việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đồng thời tiếp thu các giá trị văn hoá nhân loại; những tiến bộ về khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin và nền kinh tế tri thức sẽ làm thay đổi mối quan hệ giữa các cá nhân, cộng đồng và xã hội.

 Việc sử dụng có ích thì giờ nhàn rỗi của cá nhân và cộng đồng sẽ làm cho văn hoá phát triển mạnh mẽ trên cả hai phương diện sáng tạo và hưởng thụ, đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hoá. Từ đó, việc xã hội hoá các hoạt động văn hoá sẽ hướng mọi lực lượng xã hội quan tâm đầu tư cho văn hoá trên các lĩnh vực bảo tồn các giá trị truyền thống, sáng tạo các công trình, sản phẩm văn hoá nói chung nhằm không ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của các tầng lớp nhân dân.

Là một quốc gia đa dân tộc, có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn coi trọng việc gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc. Đảng và Nhà nước hiện nay đang huy động mọi nguồn lực nhằm xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, coi đây là một mục tiêu chiến lược lâu dài của quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

II. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC:

          II.1. Tình hình chung:

Dự báo nước ta tham gia đầy đủ vào AFTA và WTO, là cơ hội mới đẩy mạnh hơn nữa khả năng khai thác các nguồn năng lực bên ngoài như vốn đầu tư, khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý kinh doanh, kinh nghiệm…,thậm chí cả những lợi thế của các nước khác, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngăn ngừa được tình trạng phân biệt đối xử, bị chèn ép trong thương mại quốc tế, giải quyết vấn đề thị trường toàn cầu cho hàng hóa và du lịch của Việt Nam. Đối với Việt Nam nói chung và cụ thể là tại tỉnh Hậu Giang nói riêng, trong giai đoạn tới, cần tiếp tục phát triển các ngành:

  • Đối với các ngành chế biến nông sản,  thủy hải sản xuất khẩu.
  • Diệt may, da giầy và sản xuất hàng gia dụng.
  • Phát triển các lĩnh vực thương mại dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng các mạng lưới giao thông; ứng dụng công nghệ sinh học vào trong các lĩnh vực chăn nuôi trồng trọt để tạo ra sản phảm có giá trị kinh tế cao, đảm bảo phát triển bền vững giữ gìn tài nguyên môi trường, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao….

Nhìn chung với vị trí địa lý trung tâm của vùng Tây sông Hậu, tỉnh Hậu Giang nằm trong khu vực trung chuyển giao lưu giữa các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và các huyện phía Nam tỉnh Kiên Giang với đô thị trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ, thông qua nhiều tuyến giao thông thủy bộ quan trọng trong đó ngoài các tuyến quốc lộ 1A, kênh Xà No đã phát triển, các tuyến quốc lộ 61, truyến lộ nối thành phố Vị Thanh với thành phố Cần Thơ (còn gọi 61B) trong tương lai kênh Nàng Mau, ĐT931 có vai trò quan trọng trong bối cảnh tuyến đường quốc gia N2 ven biển Tây được hình thành. Đây là điều kiện thuận lợi để phát huy vị trí của mình trong hướng phát triển chung của các tiểu vùng Tây sông Hậu, phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, dân cư đô thị tương ứng với nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Cần Thơ.

Tuy nhiên để thuận lợi trên thành hiện thực phát triển, yêu cầu trước mắt là tập trung đầu tư cho hệ thống hạ tầng thành một mạng lưới thông suốt đồng thời xây dựng đô thị thành các nút kinh tế, dân cư trọng điểm của Tiểu vùng.

Hệ thủy sinh vật tương đối đa dạng hơn nhiều với 173 loài cá, 14 loài tôm, 198 loài thực vật nổi, 43 loài động vật đáy; trong đó đáng lưu ý nhất là loài cá đặc sản cá Thác Lác tại Long Mỹ, Vị Thủy đã bắt đầu hình thành thương hiệu địa phương. Ngoài ra, với vị trí nhiễm lợ nhẹ và chất lượng nguồn nước mùa khô khá ổn định của sông Cái Lớn, khu vực Long Mỹ có thể hình thành một vùng ương giống tôm càng xanh quan trọng. Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang còn có Khu bảo tồn sinh thái Lung Ngọc Hoàng và khu bảo tồn nghiên cứu khoa học Hòa An (Phụng Hiệp), đang từng bước khôi phục và bảo tồn hệ động thực vật tự nhiên rừng ngập nước trũng nước ngọt.

 

        II.2. Định hướng phát triển:

II.2. 1 Văn hóa:

            Quan điểm

          Xem văn hoá là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang. Đây là quan điểm chung của Đảng và nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Văn hoá là nội lực xây dựng xã hội mới, con người mới có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng; lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, năng suất cao vì lợi ích bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

       Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc là vấn đề cốt yếu trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá đặc thù của vùng. Đồng thời phải giao lưu các hoạt động văn hoá, hội nhập, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá của nhân loại. Phát triển mở rộng quy mô các thiết chế văn hoá trên địa bàn toàn tỉnh, nhưng phải tập trung xây dựng hoàn chỉnh, hiện đại các thiết chế văn hoá phục vụ xây dựng Hậu Giang thành một địa phương có nền công nghiệp phát triển trên cơ sở một nền văn hóa nhiều bản sắc.

       Văn hoá là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của CNXH, phải đảm bảo đúng định hướng của Đảng, quản lý của Nhà nước, và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể và các ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở. Thúc đẩy xã hội hoá các hoạt động văn hoá để phát huy tiềm năng to lớn trong nhân dân.

         II.2. 2 Thể dục thể thao:

          F Quan điểm phát triển ngành TDTT (Trích Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

- Phát triển rộng rãi thể dục thể thao quần chúng, các môn thể thao dân tộc và các họat động thể dục thể thao mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, tạo thành phong trào thể dục thể thao quần chúng “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

- Tập trung phát triển những môn thể thao trọng điểm phù hợp với đặc điểm và thể chất người Việt Nam nhằm nhanh chóng nâng cao thành tích thể thao. Từng bước xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp.

- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

- Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong sự nghiệp phát triển thể dục thể thao, góp phần tăng cường  sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trong khu vực, châu lục và trên thế giới.

          F Chính sách của Nhà nước về phát triển thể dục, thể thao: (Căn cứ điều 4, Luật thể dục, thể thao).

-  Đầu tư phát triển thể dục, thể thao ở vùng có điều kiện KT - XH…, đặc biệt phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc người Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống văn  hóa, tinh thần cho nhân dân, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về thể thao, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

-  Tăng dần đầu tư ngân sách nhà nước, dành quỹ đất và có chính sách phát huy nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thể dục, thể thao, phát triển một số môn thể thao đạt trình độ thế giới.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao đáp ứng nhu cầu tập luyện, vui chơi, giải trí của nhân dân, bảo đảm để các cơ sở thể thao công lập và tư nhân được bình đẳng trong việc hưởng ưu đãi thuế, tín dụng, đất đai theo qui định của pháp luật.

     -  Ưu tiên đầu tư cho những khu vực đặc biệt khó khăn, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc.

          II.2. 3 Du lịch:

Phát triển du lịch Hậu Giang trong bối cảnh quốc tế thuận lợi: khách du lịch ngày càng tăng nhanh trên phạm vi toàn thế giới, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương được dự báo là khu vực sẽ có tốc độ tăng trưởng rất nhanh đứng thứ hai trên thế giới. Du lịch văn hoá và sinh thái là hai loại hình du lịch đang được ưa chuộng có khả năng phát triển mạnh trên nguồn tài nguyện sẵn có của Hậu Giang. Mặt khác, xu hướng hội nhập; Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng.

         Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại trong đó có du lịch cả nước và tỉnh Hậu Giang phát triển.

III. BỐI CẢNH TỈNH HẬU GIANG:

III.1 Tình hình chung:

  • Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có vị trí địa lý thuận lợi; đường bộ và đường sông đi ngang và xuyên suốt chiều dài tỉnh. Từ Hậu Giang có thể đi lại vận chuyển hàng hóa đến các vùng nhất là Cần Thơ, Kiên Giang, ĐBSCL. Từ đây nối với vùng Thái Lan, Campuchia giao lưu kinh tế rất thuận lợi.

        Đánh giá tổng quát những tiềm năng và khả năng phát huy các lợi thế so sánh vào mục tiêu phát triển của tỉnh.

                Với vị trí địa lý kinh tế, tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực như đã nêu trên, tỉnh Hậu Giang có một số lợi thế nhất định cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian sắp tới như sau:

          Tỉnh Hậu Giang nằm trên các trục tuyến giao thông thủy bộ quan trọng của tiểu vùng Tây sông Hậu, có những điểm giao lưu kinh tế lớn với các huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang và với đô thị trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ.

          Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp theo hướng chế biến nông ngư thủy sản và phục vụ nông ngư nghiệp, khu cảng vệ tinh và trung chuyển cho cảng Cái Cui, khu dân cư đô thị và khu thương mại tập trung tương ứng với nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Cần Thơ và toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

           Tỉnh Hậu Giang đa dạng về tài nguyên đất đai nông nghiệp, có khả năng hình thành các vùng chuyên canh lúa, cây ăn trái… tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cao và tập trung, có khả năng thâm nhập thị trường xuất khẩu.

          Chỉ số đất nông nghiệp đầu người trên địa bàn tỉnh khá cao so với bình quân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện cho đầu tư sản xuất nông nghiệp quy mô tập trung; hệ thống canh tác luân canh và xen canh với thủy sản, canh tác khóm mía trên đất liếp đã hình thành và đang lớn mạnh, có khả năng tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

          Dân số khá dồi dào về số lượng, năng động, nếu được đào đạo liên tục trong 10 - 15 năm, sẽ là một nguồn nhân lực rất quan trọng.

          Trước đây thành phố Vị Thanh là một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Cần Thơ cũ, do đó cơ sở vật chất du lịch chưa được đầu tư nhiều. Sau khi tách tỉnh, năm 2005, trên địa bàn tỉnh có 1 khách sạn và 1 khu du lịch, với 60 phòng, 120 giường. Cùng với việc phát triển của du lịch Nhà nước, du lịch tư nhân cũng bắt đầu phát triển, đã xây dựng được 1 nhà hàng phục vụ khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra có khoảng 282 điểm ăn uống, hơn 200 đầu xe phục vụ vận chuyển đi lại.

          Tổng số lao động của toàn ngành năm 2005 là 1.222 người. Về tình hình đào tạo, số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước được qua đào tạo, đa số lao động trực tiếp chỉ được đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, trình độ nghiệp vụ thấp, ít kinh nghiệm, trình độ kiến thức chưa tương xứng với yêu cầu. Đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hầu như chưa qua đào tạo, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm.

          Nhìn chung, ngành du lịch từ cấp huyện thị đến cấp tỉnh, nhưng chưa cải tiến nhiều về hình thức, nội dung hoạt động, sản phẩm du lịch ít, chủ yếu là ăn uống, chất lượng phục vụ chưa cao, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất ngành du lịch thiếu đồng bộ.

             III.1.1 Thuận lợi:      

          Mặc dù mới tách tỉnh nhưng hoạt động văn hóa cơ sở trên địa bàn Hậu Giang khá nhộn nhịp, đáp ứng kịp thời và phần lớn là nhu cầu đa dạng của nhân dân.

        Hiện nay Trung tâm văn hóa tuy chỉ là nơi làm việc tạm thời nhưng vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Tỉnh có 7 đội thuyền, xe văn hóa, 58 đội tuyên truyền xã, các đội đờn ca tài tử của các huyện như: Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ…, tổ chức phục vụ cho nhân dân vào các dịp lễ, tết….

         Phong trào xây dựng đời sống văn hóa được nâng lên về chất lượng lẫn số lượng, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao, thực hiện quy chế dân chủ ở các cơ sở,… Qua đó góp phần làm hạn chế các tệ nạn xã hội ở nông thôn. Đến nay đã có 140.647 gia đình văn hóa; số ấp, khu vực văn hóa là 296 ấp, khu vực.

        Toàn tỉnh hiện có 1 thư viện tỉnh và 7 thư viện huyện, thị với tổng số sách là 22.963 quyển; ngoài ra các trường còn có thư viện riêng, chủ yếu là trưng bày sách giáo khoa phục vụ cho giáo viên học sinh; mỗi xã cũng có tủ sách pháp luật, nhưng cơ sở nhỏ hẹp, chưa đủ tiêu chuẩn môi trường, số bản sách chưa phong phú về thể loại, chưa đáp ứng yêu cầu của độc giả.

        Tại trung tâm thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và các thị trấn đều có các cửa hàng tư nhân kinh doanh văn hóa phẩm nhưng hoạt động còn kém so với các thành phố, thị xã của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.  

   Hiện nay toàn tỉnh có 16 khu di tích lịch sử trong đó có 9 khu thuộc cấp quốc gia và 6 thuộc cấp tỉnh, đang được trùng tu, tôn tạo, đáp ứng một phần nhu cầu tham quan, giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

   Trong lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng Hậu Giang chú trọng đến công tác giáo dục truyền thống qua các hình thức như: trưng bày, sưu tầm hiện vật, dựng bia tượng,…

   Về nhân sự, ngành văn hóa hiện có 53 cán bộ trong đó 38 cán bộ; 10 cán bộ đại học, 5 cán bộ trung học, tuy qua trường lớp nhưng do cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nên hiệu quả hoạt động chưa cao.

  Nhìn chung, toàn tỉnh có khoảng trên 90% hộ có phương tiện nhìn và trên 95% hộ có phương tiện nghe; hầu hết các xã đã được trang bị phương tiện truyền thanh đến tổ, ấp...

   Về thể dục thể thao, các hoạt động thể thao quần chúng từng bước hình thành, phong trào TDTT ở cơ sở phát triển khá. Năm 2008, toàn tỉnh có 16 sân bóng đá; 7 sân bóng rổ; 6 sân tennis; 3 bể bơi; 4 nhà tập luyện, có 2 đội thể thao cấp Quốc gia, vận động viên đẳng cấp quốc gia là 12 người, đạt thành tích 10 huy chương các loại; học sinh năng khiếu trên 500 người.

   Các hoạt động thể thao thường xuyên tổ chức thi đấu vào các ngày lễ, tết của dân tộc…. thu hút đông đảo đối tượng tham gia, điển hình là các môn bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, xe đạp đá cầu, cờ tướng, dưỡng sinh, võ cổ truyền,…Không khí thể thao, rèn luyện thân thể, thể thao của mọi người càng ngày càng nâng cao, 100% các trường dạy tốt môn thể dục thể thao nội khóa.

     Về nhân sự, với 38 cán bộ đại học và 10 cán bộ trung học. Nên chưa đủ mạnh để hỗ trợ cho các cấp huyện thị, xã phường gây dựng phong trào. Tính đến năm 2008 toàn tỉnh có 100% trường học dạy thể dục thể thao nội khóa; tuy nhiên, một số trường thuộc khu vực sâu không có giáo viên dạy môn thể dục thể thao.

     Nhìn chung, phong trào thể dục thể thao của tỉnh chủ yếu là tự phát, sự tham gia tổ chức của ngành trong việc phát động và hướng dẫn còn ít, do vậy các thành tích đạt được không cao lắm.

Tóm lại Hậu Giang là tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú. với các dân tộc anh em, có tiềm năng văn hóa đa dạng , nhiều di tích lịch sử văn hóa và cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch thắng cảnh, du lịch lịch sử; lễ hội truyền thống của các dân tộc…

          - Phát triển sự nghiệp TDTT luôn có sự quan tâm lãnh đạo của cấp Ủy Đảng, chính quyền các cấp, đây là nhân tố quan trọng để phát triển phong trào TDTT  trong tỉnh, đồng thời cần tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường cán bộ và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ở các cấp, để đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu phát triển sự nghiệp TDTT, xứng đáng là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

          - Luôn có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển TDTT ở địa bàn nông thôn, vùng sâu - vùng xa, vùng biên giới để tạo ra sự phát triển một cách đồng bộ và rộng khắp ở cơ sở. Đồng thời, cần biện pháp thích hợp để đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động TDTT, nhất là ở cấp huyện - thị và cơ sở.

          - Về phát triển thể thao thành tích cao, luôn có những giải pháp chiến lược mang tính đột phá, phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương để phát huy mọi tiềm năng nâng cao hơn thành tích thể thao. Bên cạnh đó, có chính sách đãi ngộ đặc biệt để phát huy và động viên sự cống hiến của tài năng thể thao tỉnh nhà.

          - Luôn có sự phối hợp tốt đối với các ban ngành, đoàn thể sẽ tạo ra động lực mạnh để phát triển sự nghiệp TDTT một cách có hiệu quả.

          - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ - công chức, đẩy mạnh việc cải cách hành chính và quan tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý điều hành, nâng cao được chất lượng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động TDTT của tỉnh.

             III.1.2 Khó khăn:

- Nền kinh tế phát triển chưa toàn diện, nông nghiệp là ngành sản xuất chính chiếm trên 50%, điểm xuất phát nền kinh tế thấp, kết quả chưa tương xứng với lợi thế so sánh của tỉnh; cơ cấu kinh tế còn có bộ phận chuyển dịch chậm, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động xã hội. Một số hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ - du lịch, khoa học công nghệ môi trường, văn hóa xã hội còn yếu.

- Công nghệ sản xuất chưa cao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, thiết bị hiện đại vào sản xuất còn ít, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.

- Tỷ lệ đô thị hóa, mật độ dân số chung trong toàn tỉnh tăng nhanh, lao động được đào tạo còn chiếm tỷ trọng thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn là hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn do vậy đã hạn chế đến phát triển kinh tế xã hội. Đời sống nhân dân tuy có được cải thiện nhưng chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các khu vực trong tỉnh còn lớn và tiếp tục tăng.

- Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới mở ra những thuận lợi mới để phát triển nhưng đồng thời cũng tạo sức ép cạnh tranh quyết liệt. Nhiều doanh nghiệp trong tỉnh chưa chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sức cạnh tranh nhiều sản phẩm trong tỉnh không cao.

          - Tuy có sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo các cấp, các ngành trong tỉnh, song đối với một vài cơ sở Đảng và một số cán bộ Đảng viên, đặc biệt là cán bộ cơ sở ở vùng sâu chưa nhận thức và quán triệt sâu sắc ý nghĩa tầm quan trọng của thể thao, đối với các hoạt động TDTT giúp phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe, hạn chế các tệ nạn xã hội, góp phần ổn định và phát triển XH. Bộ máy tổ chức chưa được ổn định do nguyên nhân xác nhập ngành và tách một số đơn vị hành chính của huyện thị cơ sở. Cơ sở vật chất tuy có đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nguyện vọng và yêu cầu tập luyện của quần chúng nhân dân nhất là ở cơ sở và cơ quan ban ngành (chỉ mới đầu tư Trung tâm HLTĐTDTT).

          - Thực hiện Chỉ thị 100/TTg của Thủ tướng Chính Phủ về phát triển thể thao ở xã, phường, thị trấn tới 2010, tỉnh đã có chỉ đạo song do nguồn kinh phí còn nhiều mặt hạn chế nên chưa đáp ứng tốt được yêu cầu phát triển phong trào TDTT cơ sở, đặc biệt là thể thao cho mọi người.

          - Từ khi tái lập tỉnh ngành TDTT tỉnh Hậu Giang gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí, về cơ sở vật chất, là một tỉnh mới tách nên điều kiện phát triển còn chậm, mức độ đầu tư cho TDTT thành tích cao cũng còn  hạn chế; song được sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo tỉnh cho phép ngành thành lập TT TDTT vào năm 2008 và xây dựng một số cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thi đấu thể thao, bước đầu đạt được một số thành tích đáng khích lệ trong các giải khu vực, giải trẻ và giải toàn quốc.

- Tồn tại hiện nay là trên địa bàn các huyện, thị hầu như chưa có sân bóng đá đủ tiêu chuẩn, chủ yếu là thi đấu theo các giải phong trào nên không thu hút được đông đảo quần chúng tham gia tập luyện; mặt khác, việc đưa đi đào tạo, bố trí cán bộ có chuyên môn cho các cấp còn hạn chế.

          - Công tác phối hợp liên tịch với các ban ngành đoàn thể trong tỉnh để tổ chức các hoạt động thể thao đã tiến hành tốt trong thời gian qua tuy nhiên muốn duy trì tổ chức các giải, các hoạt động thể thao thường xuyên liên tục, mang tính hệ thống và đồng bộ, đòi hỏi cần phải có sự phối hợp tốt hơn nữa với các ban ngành đoàn thể trong tỉnh để phong trào TDTT trong công nhân, viên chức, học sinh, lực lượng vũ trang phát triển tốt hơn trong thời gian sắp tới.

          - Tuy hiện nay số lượng cán bộ chuyên môn có trình độ năng lực đã được cải thiện so với trước năm 2005. Song so với mặt bằng chung của các tỉnh trong khu vực ĐBSCL thì trình độ cán bộ TDTT của tỉnh Hậu Giang vẫn chiếm tỉ lệ rất thấp ở bậc đại học và sau đại học. Công tác thông tin tuyên truyền, hợp tác quốc tế, xã hội hóa trong lĩnh vực thể thao, có bước phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu trong thời kỳ công  nghiệp hóa và hiện đại hóa.

          III.2 Dự báo phát triển:

            III.2.1  Văn hóa:

          Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, văn hoá các nước nói chung và nước ta nói riêng sẽ phát triển theo hướng: Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển KT - XH bền vững. Các quốc gia trên thế giới ngày càng đề cao tính đặc thù, bản sắc văn hoá dân tộc, coi trọng việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đồng thời tiếp thu các giá trị văn hoá nhân loại; những tiến bộ về khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin và nền kinh tế tri thức sẽ làm thay đổi mối quan hệ giữa các cá nhân, cộng đồng và xã hội.

 Việc sử dụng có ích thì giờ nhàn rỗi của cá nhân và cộng đồng sẽ làm cho văn hoá phát triển mạnh mẽ trên cả hai phương diện sáng tạo và hưởng thụ, đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hoá. Từ đó, việc xã hội hoá các hoạt động văn hoá sẽ hướng mọi lực lượng xã hội quan tâm đầu tư cho văn hoá trên các lĩnh vực bảo tồn các giá trị truyền thống, sáng tạo các công trình, sản phẩm văn hoá nói chung nhằm không ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của các tầng lớp nhân dân.

Là một quốc gia đa dân tộc, có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn coi trọng việc gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc. Đảng và Nhà nước hiện nay đang huy động mọi nguồn lực nhằm xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, coi đây là một mục tiêu chiến lược lâu dài của quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Trong giai đoạn vừa qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của chính phủ, Việt Nam đã hoàn thành một số mục tiêu phát triển văn hoá cơ bản. Đây là những tiền đề quan trọng để ngành văn hoá xây dựng kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược trong tương lai, đáp ứng nhu cầu thực tế của đất nước.

Ngày nay, phát triển văn hoá trong cơ chế thị trường bắt buộc các đơn vị phải xem xét, đánh giá lại từ tổ chức, bộ máy nhân sự đến phương thức hoạt động văn hoá có hiệu quả, thiết thực hơn. Cơ chế thị trường cũng làm cho các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá năng động hơn do các cơ sở có quyền chủ động vì lợi ích của đơn vị của mình. Chính từ những vấn đề trên, cần đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động và dịch vụ văn hoá, phải dành một tỷ lệ thích đáng trong GDP để tập trung cho những công trình phúc lợi văn hoá cấp quốc gia, những chương trình nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống.

  Tỉnh Hậu Giang có những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển lớn. Cách thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng trên 200km về Nam, Hậu Giang dễ dàng tiếp nhận sự lan toả, ảnh hưởng về văn hoá từ các nước trên thế giới nhanh hơn so với một số địa phương khác trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

Do đó, nhu cầu phát triển văn hoá cũng trở nên bức xúc hơn trong ý nghĩa tạo cơ sở, nền tảng cho quá trình tăng trưởng nhanh và bền vững từ nay đến năm 2020. Xét về tổng thể và chiến lược lâu dài đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thì tiềm năng văn hoá là một ưu thế quan trọng. Do đó, phải có giải pháp đầu tư khai thác, phát triển các lĩnh vực then chốt của văn hoá, từ đó phát triển mạnh du lịch, dịch vụ. Trong tương lai, thành phố Vị Thanh sẽ trở thành thành phố công nghiệp năng động. Do vậy, những vấn đề quan trọng về phát triển văn hoá – xã hội liên quan cần được quan tâm. Đặc biệt là việc xác định lộ trình thực hiện cho từng lĩnh vực như: Xây dựng những thiết chế, bảo tồn di sản, quy hoạch, tôn tạo di tích, đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục ý thức cộng đồng, phát triển văn hoá đương đại...

             III.2.2 Thể dục thể thao:

+ Phong trào TDTT quần chúng được đẩy mạnh, phấn đấu vượt chỉ tiêu chung của cả nước về người tập TDTT thường xuyên (trên 25% vào năm 2013).

+ Đến năm 2015 phấn đấu đạt thứ hạng 35 - 45 trong Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII và đến năm 2015 là một trong 30 tỉnh thành mạnh của cả nước.

+ Chất lượng các hoạt động TDTT trong nhà trường, các khu công nghiệp, nông nghiệp phải được nâng lên trên mức trung bình so với cả nước.

+ Quốc tế hóa trong các hoạt động TDTT, đặc biệt trong hệ thống tổ chức xã hội về TDTT, thể thao chuyên nghiệp, thể thao giải trí, du lịch thể thao…

+ Phát triển mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT theo các chỉ tiêu quy định trong các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ. Đến năm 2012, diện tích đất dành cho tập luyện TDTT là 2 - 3 m2/đầu người dân, mỗi xã phường có một công trình thể thao, 80 - 85% các câu lạc bộ TDTT hoạt động ngoài công lập…

+ Đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động TDTT từ 0,6 đến 0,8% trên tổng ngân sách của tỉnh.

            III.2.3  Du lịch:  

  • Xét về vị trí của du lịch trong mối tương quan phát triển du lịch của cả nước: tỉnh Hậu Giang nằm ở điểm trung tâm Tây sông Hậu, liên thông với các nước Đông Nam Á và vùng ĐBSCL - TP Hồ Chí Minh. Hậu Giang nằm gần trung tâm du lịch lớn là TP. Cần Thơ, gần thủ phủ các trung tâm văn hoá tâm linh các tỉnh lân cận. Đây là thị trường du lịch thuận lợi, là điểm nối tour, tuyến du lịch của Hậu Giang sau này khi các cụm du lịch của Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau…được đầu tư và đưa vào khai thác.
  • Về tài nguyên du lịch: Hậu Giang là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú đa dạng cả về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn với bản sắc riêng biệt.
  • Về nguồn lực xã hội, hiện nay tỉnh đang trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng khá (trong giai đoạn 2004 - 2009, kinh tế tăng trưởng bình quân 12,48%/năm). Các ngành kinh tế đều có sự tăng trưởng, như công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp. Điều này cho thấy kinh tế Hậu Giang đang tạo ra điều kiện thuận lợi cũng như nguồn lực xã hội thúc đẩy du lịch phát triển.
  • Đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu nâng cao đời sống thể chất và tinh thần của nhân dân ngày càng cao, dẫn đến nhu cầu du lịch nội địa tăng nhanh, thúc đẩy du lịch phát triển.
  • Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của cả nước được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng du lịch to lớn của nước ta, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng và phát triển các tuyến điểm du lịch.
  • Hậu Giang còn có nguồn nhân lực dồi dào và khá trẻ, có khả năng tiếp cận với công nghệ mới, các doanh nghiệp của Hậu Giang ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.
  • Mặt khác trong những năm qua môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể đang thu hút các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực, góp phần phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Ngành du lịch đã tích luỹ được một số kinh nghiệm thực tiễn về chỉ đạo, tổ chức quản lý kinh doanh góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.

PHẦN THỨ TƯ

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, TDTT

 VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ

ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA TỈNH:

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2006 - 2020 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Cửu Long và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã  hội đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo; giữa phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng; giữa phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

           Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và tỷ trọng hàng hóa; tăng cường sản phẩm có hàm lượng chất xám cao thông qua phát huy vai trò của khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đưa thu nhập bình quân đầu người tương đương mức thu nhập của vùng và cả nước, nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI). Trong thời kỳ quy hoạch 2006 - 2020, quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang dựa trên các quan điểm xuyên suốt sau đây.

     I.1. Huy động tối đa mọi nguồn lực địa phương, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, liên kết chặt chẽ với thành phố Cần Thơ nhằm xây dựng Tỉnh thành một đơn vị kinh tế có nền công nghiệp và thương mại - dịch vụ hiện đại, một địa bàn kinh tế có nền công nghiệp và thương mại - dịch vụ hiện đại, một địa bàn kinh tế trung chuyển của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau, đô thị trung tâm tỉnh đạt loại 2 chuẩn quốc gia, làm điểm tựa vững chắc cho các huyện trong tỉnh nhằm chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

I.2. Phát triển nhanh hiệu quả, bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học.

I.3. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò của kinh tế tư doanh..

I.4. Thực hiện chiến lược con người thông qua phát triển nguồn nhân lực bằng giáo dục, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ, tổ chức và phân công lại lao động, tăng năng suất và hiệu quả, đảm bảo người dân được cung ứng các việc làm xóa đói giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội của đô thị trung tâm.

I.5. Bảo tồn và phát triển văn hóa đồng bộ với tăng trưởng kinh tế.

I.6. Giữ vững an ninh chính trị, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

II. CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG.

II.1 Các điều kiện và nhân tố tác động tới sự tăng trưởng kinh tế tỉnh  đến năm 2020:

- Tỉnh Hậu Giang  nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trên các tuyến giao thông quan trọng của vùng, cách không xa các đô thị, trung tâm công nghiệp lớn như Cần Thơ, Kiên Giang, TP Hồ Chí Minh. Đây là điều kiện thuận lợi có thể phát triển mạnh, giao lưu kinh tế trong thời gian tới như xuất nhập khẩu, du lịch, phát triển thương mại  và khoa học kỹ thuật, là vùng đất tốt có khí hậu thuận lợi để phát triển mạnh cây lương thực cây công nghiệp và chăn nuôi gia cầm để  cung cấp cho thnh phố và các khu công nghiệp, vừa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

  • Từ nay đến năm 2020, nền kinh tế của Hậu Giang tiếp tục tiến nhanh và hoàn chỉnh cơ cấu nông công nghiệp và thương mại dịch vụ tiến lên cơ cấu công nghiệp - thương mại dịch vụ và nông nghiệp, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

   -   Năm 2010 có trên 85% gia đình văn hóa và trên 65% phường xã đạt danh hiệu và tiêu chuẩn văn hóa. Hộ nghèo chỉ còn dưới 10% theo tiêu chuẩn mới.

   -   Đến năm 2015 có trên 90% gia đình văn hóa và trên 70% phường xã đạt danh hiệu và tiêu chuẩn văn hóa. Hộ nghèo đến năm 2015 chỉ còn dưới 5% theo tiêu chuẩn mới.

-   Đến năm 2020 có trên 95% gia đình văn hóa và trên 75% phường xã đạt danh hiệu và tiêu chuẩn văn hóa. Hộ nghèo đến năm 2020 chỉ còn dưới 2% theo tiêu chuẩn mới.

      -   Số nhà ở năm 2020 sẽ đạt 232.022 căn, bảo đảm mỗi người dân đều có nhà ở, trong đó nhà kiên cố chiếm hơn 18%, bán kiên cố và lâu bền chiếm 57%, nhà tạm chỉ còn dưới 25%.

Rừng ở Hậu Giang giữ một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ sinh thái vùng ĐBSCL, đồng thời là một phần đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh.

*  Nguồn nhân lực: Ban hành chính sách nhập cư vào đô thị ưu tiên cho người có trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, người có trình độ học vấn cao (đặc biệt là các chuyên gia tư vấn thẩm định các mặt công nghệ, kinh tế, thị trường, luật pháp), người có vốn, chuyển dịch nhanh cơ cấu dân số theo hướng phát triển dân số nội thị.Liên kết với các nơi, nhất là thành phố Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, đào tạo lực lượng chuyên ngành theo yêu cầu của từng giai đoạn công nghiệp hóa (công nghiệp, thương mại, du lịch, quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô, quản lý đô thị…), dân số của tỉnh Hậu Giang thời gian qua tăng nhanh hơn, đặc biệt là các khu vực đô thị, tỉ lệ tăng cơ học từ năm 2002 tới 2005 là khá cao. Số lao động năm 2020 có công ăn việc làm vững chắc chiếm 73,7% lao động trong độ tuổi, lao động dự trữ chiếm 12%, lao động chưa có việc làm là chiếm 3,5%.

         Nguồn lao động, được phân bổ làm việc trong các khu vực kinh tế không đồng đều, tỉ lệ tăng bình quân đạt 4,2%.

Nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đóng vai trò chủ lực trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân, nền nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong tương lai vẫn là thế mạnh trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, khu vực và là điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh.

Lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản đã có chuyển biến tích cực tăng nhanh về chất lượng và số lượng đàn gia súc gia cầm, quá trình sản xuất, cơ cấu đàn gia súc gia cầm có sự chuyển đổi một cách tương đối phù hợp với đặc điểm sinh lý sinh thái của từng loại vật nuôi.

Ngành công nghiệp thuận lợi cho phát triển cho các loại công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và tiêu thụ các hàng hóa sản phẩm có khối lượng lớn, và có khả năng nhiều sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài thông qua đầu mối xuất khẩu ở tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang, TP Hồ Chí Minh.

Các điều kiện và nhân tố của tỉnh Hậu Giang cho thấy nhiều thuận lợi để phát triển các loại hình kinh tế nông lâm thủy hải sản, phát triển công nghiệp nhẹ và các loại hình dịch vụ sẽ tạo đà cho kinh tế của tỉnh phát triển tốt hơn vào những năm 2010, 2015 và 2020.

II.2. Các điều kiện và nhân tố xã hội, dân cư, văn hóa, giáo dục, quan hệ quốc tế:

Vấn đề xã hội của Thể dục, Thể thao là vấn đề lớn luôn được Đảng, Nhà Nước quan tâm tạo mọi điều kiện phát triển, ngoài các đặc trưng chung mang tính chiến lược quốc gia, còn có một số đặc trương riêng cho từng lĩnh vực.

Thứ nhất: Vấn đề xã hội Thể dục, Thể thao có tính công khai rất cao. Do TDTT hiện đại, chịu sự tác động lớn vào phương tiện thông tin và truyền thông đại chúng, không chỉ về thành tích thi đấu thể thao, mà cả về các vấn đề xã hội của TDTT. Vì vậy, việc giải quyết đối với vấn đề xã hội TDTT cần phải chính xác, quyết đoán, minh bạch.

Thứ hai: Vấn đề xã hội TDTT sống bám theo các hiện tượng văn hóa Thể dục, Thể thao. Sự ra đời của nó có mối quan hệ với quan niệm giá trị Thể dục, Thể thao của xã hội và trình độ quản lý Thể dục, Thể thao. Nói chung, quan niệm giá trị Thể dục, Thể thao xã hội càng chính xác, luận lý Thể dục, Thể thao ở trình độ càng cao, quản lý Thể dục, Thể thao càng hoàn thiện, thì khả năng sản sinh các vấn đề xã hội tiêu cực càng nhỏ, phạm vi ảnh hưởng càng hẹp, thời gian giải quyết càng ngắn và ngược lại.

Thứ ba: Vấn đề xã hội Thể dục, Thể thao là nhiều tầng, nhiều mặt. Phần phát sinh ở tầng, mặt luân lý, quản lý, nhưng cũng có thể vượt lên thành vấn đề luật pháp. Ví dụ, vấn đề bạo lực sân cỏ và dùng doping. Phương thức cơ bản để giải quyết vấn đề xã hội Thể dục, Thể thao là giáo dục và quản lý, nhưng cũng cần bổ xung các biện pháp hành chính và pháp luật.

Thứ tư: Vấn đề xã hội Thể dục Thể thao so với các vấn đề xã hội nói chung có tính chất giới hạn cục bộ. Ví dụ, so với vấn đề nhân khẩu, năng lượng, ô nhiễm môi trường, tội phạm xã hội…

Chúng ta triển khai nghiên cứu thăm dò mối quan hệ của Thể dục, Thể thao với các hoạt động xã hội khác nhằm xác định địa vị và chức năng của Thể dục, Thể thao trong xã hội. Cụ thể khái quát về mối quan hệ giữa Thể dục, Thể thao với kinh tế, chính trị, văn hoá, mối quan hệ của Thể dục, Thể thao với sự phát triển của xã hội…

   III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030:

III.1. Mục tiêu tổng quát :

Đến năm 2020, Hậu Giang trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển (khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm trên 50% GDP của tỉnh). Từ nay đến 2020, tỉnh đặt mục tiêu tăng nhanh quy mô công nghiệp lên hàng đầu. Tập trung mọi nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển với các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, của cả nước trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phát triển giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội bức xúc nhất là giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và tạo các tiền đề cần thiết khác để đi vào giai đoạn phát triển cao hơn. Phát triển kinh tế đi đôi với xử lý, cải tạo và bảo vệ môi trường.

Giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh.

     + Mục tiêu về phát triển kinh tế.

Trong những năm sắp tới, công cuộc đổi mới kinh tế và cải cách hành chính sẽ tiếp tục tiến triển, trong đó việc khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát huy tính sáng tạo, năng động của các đơn vị kinh tế trong nước là những nhân tố cơ bản.

Là một đơn vị hành chính mới thành lập trực thuộc trung ương, ngoài việc chấp hành nghiêm chỉnh những chủ trương, chính sách chung của Chính phủ, tỉnh Hậu Giang còn cần được Chính phủ và Bộ ngành Trung ương quan tâm tạo điều kiện đặc biệt nhằm động viên được mọi nguồn lực trong việc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hoàn chỉnh các cơ sở hạ tầng, nhanh chóng theo kịp nhịp phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tăng trưởng kinh tế: phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm khoảng 15% cho cả giai đoạn 2010-2020. Trong đó: Khu vực I tăng trưởng 5,5%; Khu vực II tăng 20,3% và Khu vực III là 15,2%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: dự kiến cộng thêm yếu tố trượt giá trong từng khu vực kinh tế, đến năm 2010, Khu vực I chiếm 25-26%; Khu vực II chiếm 42-43%; Khu vực III chiếm 30-31%. Đến năm 2020, khu vực I chiếm 10-11%, khu vực II chiếm 54-55%, khu vực III chiếm 35-36%.

- Đầu tư: để đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 15%/năm giai đoạn 2010-2020, tỉ lệ đầu tư/GDP phấn đấu đạt từ 47-49%.

- Thu chi ngân sách: đảm bảo tốc độ tăng thu và chi ngân sách cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP, đạt ít nhất là 15%/năm (đã trừ đi lạm phát) cho cả giai đoạn 2010-2020.

- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 25%/năm cho cả giai đoạn 2010-2020.

     + Phát triển xã hội và bảo vệ môi trường

- Qui mô dân số tỉnh Hậu Giang dự ước năm 2020 khoảng trên 1 triệu người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010-2020 là 0,173 %/năm.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2012 đạt  trên 40%, đến năm 2020 đạt trên 60%.

- Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở toàn tỉnh đạt 100% vào năm 2007. Tỷ lệ phổ cập trung học phổ thông đạt 100% các huyện thị vào năm 2020.

- Năm 2010 số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào cao đẳng và đại học là 20-25%, vào trung học chuyên nghiệp là 20% và đào tạo nghề từ 50-60%.

- Tăng tỷ lệ sinh viên cao đẳng, đại học lên đạt 100 sinh viên/1.000 dân.

- Tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân đạt 7 bác sĩ/10.000 dân (2015) và 8 bác sĩ/10.000 dân (2020).

- Đến năm 2012 tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn dưới 18%, đến năm 2020 giảm còn dưới 12%.

- Tỷ lệ xã có bác sĩ đạt 100% vào năm 2015

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia đến năm 2012 xuống còn dưới 7%, đến năm 2020 còn dưới 1%.

- Tỷ lệ hộ được cung cấp điện đạt 99% vào năm 2012 và 100%  năm 2020.

- Tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sạch đạt 90% vào năm 2012, đạt 100% vào năm 2020.

- Năm 2020 tỷ lệ che phủ chung đạt 20,7%, trong đó riêng của rừng đạt 19%.

     + An ninh, quốc phòng:

  • Đẩy mạnh công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội. Tăng nhanh số xã phường trong sạch, vững mạnh, không có tệ nạn xã hội. Tăng cường vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong công tác phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, tệ nạn xã  hội.
  • Tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với nước bạn láng giềng.

          III.2. Mục tiêu cụ thể:

III.2.1 Phát triển văn hóa:

  1. Mục tiêu tổng quát 

Trên cơ sở nền tảng truyền thống văn hoá của mình, tỉnh Hậu Giang xây dựng nền văn hóa tiên tiến; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu; xây dựng cơ sở vật chất, thiết chế văn hoá đồng bộ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân.

  1. Mục tiêu trước mắt

Giải quyết các vấn đề cơ bản, cấp bách về cơ sở vật chất cho các thiết chế văn hoá, một số vấn đề nổi cộm, bức xúc của văn hoá: nếp sống, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, xây dựng các thiết chế văn hoá tiêu biểu của tỉnh trên cơ sở tạo ra sự đột phá trong việc ban hành cơ chế chính sách, huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa; triển khai một số dự án, đề án có tính cấp bách, ưu tiên nhằm phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của địa phương, trọng tâm là những di sản văn hoá liên quan đến đồng bào dân tộc Khơrmer và không gian văn hóa của đồng bào các dân tộc khác.

Xây dựng Vị Thanh thành thành phố công nghiệp năng động nhưng không kém phần đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

  1. Mục tiêu cụ thể

1/ Về đào tạo nguồn nhân lực:

Về nhân sự, đến năm 2015 toàn tỉnh Hậu Giang có 5% đạt trình độ sau đại học, 50% đại học và 55% trung cấp. Đến năm 2020, 10% sau đại học, 60% đại học và 30% trung cấp.

2/ Về Văn hóa cơ sở:

Đến năm 2015, 90% số hộ đăng ký thực hiện gia đình văn hóa và năm 2020 là 100%. Trong đó, số gia đình đạt chuẩn văn hoá, đến năm 2015 đạt 85%, năm 2020 đạt 95%. Số khu dân cư đạt chuẩn văn hoá, đến năm 2015 đạt 90%; và năm 2020 đạt 100%.

3/ Hoạt động sự nghiệp:

a/ Trung tâm Văn hóa

Đối với công tác thông tin tuyên truyền cổ động, đến năm 2015, 75%  số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có cụm cổ động. Năm 2020 đạt 100 %.

Đội thông tin tuyên truyền (về cán bộ, đầu tư trang thiết bị) đến năm 2015 đạt 60%, và năm 2020 đạt 100%.

Đến năm 2015, 65% và đến 2020 là 100% các TTVH-PVH được nâng cấp, bổ xung thêm trang thiết bị, nguồn nhân lực.

b/ Về Thư viện:

Về nguồn lực con người, đến năm 2015 toàn tỉnh Hậu Giang có 4% đạt trình độ sau đại học, 40% đại học và 56% trung cấp. Đến năm 2020, 7% sau đại học, 50% đại học và 43% trung cấp.

Về cơ sở vật chất, đến năm 2015, thư viện trung tâm tỉnh được xây dựng. Đến năm 2020, hoàn thiện hệ thống thư viện trong toàn tỉnh trên khắp 07 huyện, thị xã, thành phố.

Về nguồn tài liệu, đến năm 2015 tăng 25% và đến năm 2020 tăng 50%. Đảm bảo trung bình mỗi người dân có 0,2 cuốn sách trong thư viện công cộng vào năm 2015;  cuốn sách vào năm 2020 là 0,4 cuốn.

Đến nắm 2015 thư viện tỉnh được đầu tư xây dựng hiện đại hoá, tin học hoá nối mạng với Thư viện Quốc gia Việt Nam, Internet, số hoá 20% tài liệu quý hiếm; đến năm 2020, 100% thư viện ứng dụng công nghệ thông tin; đạt chuẩn theo quy định của Bộ VHTTDL.

Thư viện, phòng đọc của xã, phường, thị trấn đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ VHTTDL đến năm 2015 đạt 60%; năm 2020 đạt 100%.

c/ Bảo tàng:

Đến năm 2015, 80% di tích lịch sử cấp quốc gia được trùng tu, tu bổ chống xuống cấp và đến 2020 là 100%. Riêng di tích lịch sử cấp tỉnh, thắng cảnh còn lại, đến năm 2015, 50% được trùng tu, tu bổ, tôn tạo và đến 2020 là 100%.

Đến năm 2015, hoàn thành công tác lập hồ sơ khoa học dự kiến xin xếp hạng cụm di tích Kiến trúc và nâng một Di tích cấp tỉnh lên cấp Quốc gia.

Về lộ trình phát huy giá trị các di sản văn hóa, đến năm 2015 các di sản sẽ liên kết với Du lịch, mở cửa phục vụ khách đến tham quan, học tập và giáo dục truyền thống 80% các khu di lích, lịch sử và đến 2020 cần khai thác tối đa 100%.

Đến năm 2015 nhà bảo tàng tỉnh được xây dựng, đây là một thiết chế vô cùng quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Bên cạnh đó, đến năm 2020, 100% các nhà truyền thống huyện thị, thành phố, nhà trưng bày, nhà lưu niệm các Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh trên toàn tỉnh được trùng tu, tu bổ, tôn tạo hoặc xây mới.

Công tác sưu tầm các hiện vật cần được đẩy mạnh hơn, nâng tổng số hiện vật tại bảo tàng tỉnh đến năm 2015 là 3360 (tăng 100%) và đến 2020 là 6720 (tăng 100%).

Khôi phục các nghi lễ truyền thống của đồng các dân tộc ít người tại Hậu Giang là công việc quan trọng (nhất là người Khmer, người Hoa). Đến năm 2015, khôi phục 50% và đến 2020 khôi phục 100% các loại hình lễ, hội truyền thống .

Đối với việc thu hút người dân đến xem trưng bày tại bảo tàng và các phòng truyền thống của địa phương, đến năm 2015 đạt 420.000 lượt người/ năm; đến năm 2020 đạt 780.000 lượt người/năm.

  1. Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp

 Đến năm 2015 xây dựng đoàn ca múa nhạc chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh

Về số buổi biểu diễn, đến năm 2015 tăng lên100% (từ 83 buổi năm 2009 lên 166 buổi) và đến 2020 tăng 200% buổi biểu diễn.

Đối với vùng sâu vùng xa, tăng lên 200% đến năm 2015 (từ 25 buổi vào năm 2008 lên 75 buổi) và đến năm 2020 tăng thêm 200% số buổi biểu diễn.

  1. Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng.

Đến năm 2015, tăng 15% và năm 2020 là 20% số cuốn phim băng video; đĩa VCD các loại. Đối với phim ảnh phục vụ cho công tác tuyên truyền đến năm 2015 tăng 10% và 2020 là 15%.

Về đội chiếu bóng lưu động, đến năm 2015 tăng từ 2 lên 4 đội; và đến 2020 lên 9 đội với tần suất chiếu bóng phục vụ các đơn vị quân đội, nhân dân vùng nông thôn tăng lên 30% đến năm 2015 và năm 2020 là 60%.

 Đến năm 2015, xây dựng 01 rạp chiếu phim hiện đại với công nghệ 3D, 4D tại thành phố Vị Thanh. Đến năm 2020, xây dựng thêm 01 rạp 3D và 1 rạp 4D - hình thành cụm rạp chiếu phim phục vụ công chúng. Nâng số người dân được xem phim nhựa, đến năm 2015 bình quân 0.5lượt/người/năm; đến năm 2020 đạt 1 lượt/người/năm.

  1. Nghiên cứu khoa học

Trong giai đoạn 2010 -  2015:

 - Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của tỉnh về lĩnh vực văn hoá, khoa học nhân văn được tập trung đầu tư tăng về số lượng và chất lượng, Củng cố, kiện toàn về các tổ chức về nhân sự chuẩn hóa đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn, thành lập các Hội đồng chuyên môn, Hội đồng nghệ thuật và Hội đồng khoa học thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý.

- Cần xây dựng hệ thống quy hoạch phát triển từ 2010 - 2015 - 2020 cho các lĩnh vực: Điện ảnh, mỹ thuật, triển lãm, xây dựng tượng đài, khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em, xây dựng các trường đào tạo bật trung học cao đẳng về văn hóa nghệ thuật TDTT và Du lịch tiếp tục thực hiện các chương trình xây dựng mục tiêu về văn hóa gồm: bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc, xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cơ sở và hỗ trợ phát triển điện ảnh.

- Thành lập và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của: Hội khoa học lịch sử, Hội Văn nghệ dân gian....

- Tiến hành trao đổi nghiên cứu khoa học với một số tổ chức khoa học có uy tín ở trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực nghiên cứu di sản văn hoá và nghệ thuật truyền thống.

Giai đoạn 2016-2020:

- Đào tạo thêm 03  tiến sĩ, 10 thạc sĩ và 41 cử nhân.

- Hoàn thành việc xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học về văn hoá. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi nghiên cứu khoa học với các tổ chức, đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước.

          III.2.2 Thể dục thể thao:

  1.  Quan điểm và các mục tiêu phát triển TDTT tỉnh:
  • Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng phát huy nhân tố con người; Công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang.
  • Xây dựng nền thể dục thể thao của tỉnh phát triển, tiến bộ có tính dân tộc, khoa học và nhân dân. Giữ gìn phát huy bản sắc và truyền thống dân tộc, đồng thời nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học hiện đại.
  • Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng rộng khắp; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và các tổ chức xã hội tham gia thiết thực có hiệu quả các hoạt động thể dục thể thao.
  • Xây dựng chiến lược phát triển thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp hóa phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào thể thao thành tích cao; xây dựng hệ thống đào tạo VĐV mang tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả, đột biến. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyển chọn, đào tạo đội ngũ vận động viên tài năng thể thao trẻ của tỉnh, từng bước thực hiện chuyên nghiệp hóa một số môn thể thao thuộc thế mạnh của tỉnh. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý, đào tạo, huấn luyện để đáp ứng yêu cầu phát triển của các môn thể thao.
  • Đổi mới toàn diện quan điểm và định hướng xã hội hóa hoạt động TDTT của tỉnh với mục tiêu phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp TDTT và tạo điều kiện để toàn xã hội thụ hưởng giá trị của TDTT ngày càng cao.
  • Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong sự nghiệp phát triển TDTT của tỉnh. Đặc biệt mở rộng việc tham gia thi đấu các giải thể thao ở khu vực, châu lục, thế giới, góp phần vào quan hệ hữu nghị và hợp tác trong lĩnh vực TDTT của nước ta giai đoạn phát triển mới sau khi gia nhập WTO.
  • Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật TDTT của tỉnh góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các thiết chế phục vụ đào tạo VĐV, phục vụ phát triển TDTT quần chúng, TDTT trường học, TDTT giải trí, TDTT du lịch,..v.v. Từng bước nâng cấp hoàn thiện các công trình thể thao hiện có ở cấp tỉnh và các huyện, thị. Lập quy hoạch và đầu tư xây dựng mới các cơ sở vật chất thể dục thể thao cho tuyến huyện, thị.
  • Cùng với cả nước chuyển đổi cơ chế vận hành nền TDTT của tỉnh phù hợp với nền kinh tế thị trường; xây dựng tổ chức quản lý nhà nước về kinh doanh tài sản TDTT.
  1. Các mục tiêu phát triển ngành TDTT tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.

          + Mục tiêu chung:

Dưới ánh sáng Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, phát huy những thành quả đã đạt được trong quá trình 35 năm cải tạo, xây dựng, phát triển TDTT, phát huy truyền thống và phẩm chất tốt đẹp của con người Hậu Giang, khắc phục mọi khó khăn, vượt qua những thách thức, tận dụng các thời cơ, dựa vào thế mạnh của phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hậu Giang giai đoạn sau khi gia nhập WTO, vận dụng những phương pháp, biện pháp hữu hiệu: xây dựng và đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao của tỉnh thành một trong những trung tâm mạnh của cả nước về tất cả các lĩnh vực hoạt động TDTT, góp phần nâng cao sức khỏe, thể trạng, tầm vóc và làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh của nhân dân tỉnh , sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  1. Các mục tiêu định hướng:
  • Phát triển Thể dục, Thể thao cho mọi người (SPORT FOR ALL)

Đẩy mạnh và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ các hoạt động TDTT quần chúng ở xã, phường, trường học, các cơ sở coi đây là cái nền cơ bản để phát triển TDTT. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn phát triển thể dục, thể thao đối với tất cả các đối tượng, kể cả người cao tuổi, người khuyết tật, trước hết là thanh, thiếu niên, lực lượng vũ trang; chú trọng các địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa, xây dựng mạng lưới hướng dẫn viên, vận động viên làm nồng cốt cho phong trào; từng bước hình thành khu trung tâm TDTT của xã, phường, thị trấn gắn với trường học, các điểm vui chơi của thanh, thiếu niên và các thiết chế văn hóa tại cơ sở. Trên cơ sở đó, phát hiện, bồi dưỡng các tài năng thể thao trẻ. Đẩy mạnh hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường; phối hợp với ngành giáo dục đào tạo để bảo đảm mỗi trường học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp học thể dục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục thể chất.

  • Phát triển thể thao thành tích cao (ELITE SPORT) và thể thao chuyên nghiệp (PROFESSIONAL SPORT).

Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đào tạo tài năng thể thao của tỉnh Hậu Giang; thực hiện quy hoạch đào tạo lực lượng cán bộ quản lý, huấn luện viên, vận động viên, trọng tài, bác sỹ thể thao..v.v.. với chất lượng cao theo hướng chuyên nghiệp. Hoàn thiện hệ thống các chính sách, cơ chế quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực tham gia phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp của tỉnh. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao đỉnh cao cấp quốc gia và quốc tế, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực đào tạo tài năng thể thao, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT, tạo động lực thúc đẩy cho thành tích thể thao của tỉnh phát triển mạnh mẽ để luôn nằm trong nhóm 40 tỉnh thành mạnh nhất của cả nước.

  • Đẩy mạnh xã hội hóa TDTT

Đổi mới cơ bản quan điểm nhận thức, giải pháp thực hiện về xã hội hóa TDTT; tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp TDTT của tỉnh; chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cơ sở ngoài công lập thực hiện; từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp TDTT trực thuộc ngành TDTT tỉnh, huyện; thị xã, thành phố sang áp dụng chế độ tự chủ tài chính, tiến tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động như các tổ chức dịch vụ công cộng khác.

  • Đảm bảo các điều kiện phát triển

Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý của ngành TDTT phù hợp với quy mô và tốc độ  phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của ngành TDTT. Xây dựng mới, nâng cấp, khang trang các cơ sở vật chất TDTT theo quy hoạch, đảm bảo tính hiện đại, cân đối, đồng bộ, hiệu quả, đặc biệt là cơ sở vật chất cho nâng cao thành tích thể thao, thể thao giải trí. Hình thành cơ sở nghiên cứu khoa học, y học TDTT để thúc đẩy các lĩnh vực hoạt động TDTT phát triển mạnh mẽ. Đổi mới toàn diện công tác thông tin tuyên truyền TDTT và coi đây là hoạt động quan trọng nhằm hỗ trợ cho các hoạt động khác đạt được kết quả và hiệu quả cao.

  • Phát triển kinh doanh tài sản TDTT

Ngành TDTT xây dựng, triển khai chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh tài sản TDTT, coi đây là nền tảng cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững của ngành TDTT tỉnh đến năm 2020 tạo nguồn kinh phí hoạt động cho ngành TDTT ngoài ngân sách nhà nước. Nghiên cứu thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển các loại hình kinh doanh tài sản TDTT.

          + Các mục tiêu cụ thể:

  • Xây dựng sân vận động và trung tâm thể dục thể thao cấp tỉnh.
  • Nâng cấp các sân bóng đá và trung tâm thể dục thể thao huyện thị
  • Khuyến khích nhân dân xây dựng các sân tennis, cầu lông, bóng chuyền, phòng tập thể dục, phòng tập thể hình, hồ bơi, sửa chữa sân bóng đá các xã (phấn đấu đến năm 2010 mỗi xã có 1 sân bóng đá tương đối hoàn chỉnh) và mua sắm dụng cụ thể dục thể thao cho trường học và các cụm thể thao ở xã theo hướng khai thác mọi nguồn của ngân sách địa phương và sự đóng góp của toàn xã hội.
  • Phấn đấu từ năm 2015 tất cả trường học đều tập thể dục nội khóa, 80% trường có hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa thường xuyên; đến năm 2020 dân số tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 50%.

           Mở rộng và nâng cao hiệu quả phong trào thể dục thể thao quần chúng tại cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ, tăng cường sức khỏe.

Phấn đấu đến năm 2015 đạt:

- 70% phường, xã có sân, bãi tập thể dục thể thao.

- Mỗi huyện, thị có một sân vận động đạt tiêu chuẩn cấp III (thi đấu các giải tỉnh) đạt 50% số huyện, thị.

- Các huyện: huyện Vị Thủy, thành phố Vị Thanh phấn đấu mỗi huyện có một sân vận động đạt tiêu chuẩn quốc gia.

- Đối với cấp tỉnh: nâng cấp hiện đại hóa các cơ sở vật chất hiện có, xây dựng một khu liên hợp thể thao 16,1 ha và xây dựng một trường thể dục thể thao với diện tích 10 ha.

- Đối với trường học: có từ 70%-80% trường học có sân chơi, bãi tập đạt tiêu chuẩn quốc gia vào năm 2020.

- 100% số xã, phường có sân, bãi tập thể dục thể thao.

- 100% học sinh, sinh viên tham gia phong trào rèn luyện thân thể.

- Phấn đấu đến năm 2010 và 2020, số người tập luyện TDTT thường xuyên chiếm lần lượt trên 25% và 34% tổng dân số tỉnh; số hộ gia đình thể thao chiếm tương ứng 15% và 20% số hộ trong toàn tỉnh; số trường giảng dạy thể dục nội khóa: cấp tiểu học đạt lần lượt là 70-80% và 85-90%; cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt 100%.

III.2.3  Phát triển du lịch

Hậu Giang là một tỉnh trung tâm Tiểu vùng Tây sông Hậu có nhiều cảnh quan thiên nhiên và truyền thống văn hóa, di tích lịch söû, đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển du lịch và dịch vụ du lịch nhằm tăng cường sự đóng góp  các nguồn lực để góp phần tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, đồng thời giới thiệu tiềm năng của tỉnh đối với khách trong nước và nước ngoài để thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh Hậu Giang .

Từng bước nâng cao trình độ về tổ chức và chất lượng phục vụ trong kinh doanh …, nhằm để tạo ra môi trường thực sự mới mẻ thật sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Quan tâm việc đầu tư nâng cấp để phát triển cơ sở hạ tầng như điện giao thông các khu vui chơi giải trí văn hóa thể thao du lịch.Trong thời gian tới tập trung trùng tu nâng cấp bảo trì bảo dưỡng các khu di tích lịch sử các danh lam thắng cảnh, bảo vệ các loài vật quý hiếm để lôi cuốn khách du lịch.

Ngành du lịch của tỉnh đặt trọng tâm vào các hạng mục.

  • Tôn tạo, tu bổ và bảo tồn các điểm di tích lịch sử, các điểm du lịch hiện có, tiến hành xây dựng hoàn chỉnh các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí tổng hợp.
  • Xây dựng thị trấn Phương Bình thành đô thị du lịch sinh thái với tuyến du khảo vùng ngập úng Hòa An - Lung Ngọc Hoàng.
  • Tại những nơi có điều kiện như Ngã Bảy, cần tổ chức loại hình du khảo trên sông, đờn ca tài tử.
  • Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lãnh vực khách sạn, nhà hàng, các shop mua sắm, các phương tiện vận chuyển.
  • Tập trung đẩy mạnh xúc tiến du lịch.
  • Tổ chức các tour du lịch công vụ, hội thi thể thao cấp tiểu vùng, xây dựng các chương trình du lịch trong và ngoài nước phục vụ nhu cầu thương mại, du học, tham quan của nhân dân.
  • Năm 2020, dự kiến toàn tỉnh có 30 khách sạn với 600 giường trong đó có 30 giường có khả năng tiếp khách quốc tế cao cấp; 1.760 nhà hàng điểm ăn uống với 49.000 chỗ ngồi và 552 phương tiện vận chuyển đưa đón du khách.
  • Lượng khách du lịch dự kiến tăng từ khoảng 60.000 người, năm 2010 đạt 118.200 người, hiện nay lên khoảng 120.000 người năm 2011, năm 2015 là 714.600 người năm 2020, với vòng quay tăng từ 1 hiện nay lên 2,98 vào năm 2020.

Bảng 1 : Dự kiến các chỉ tiêu ngành du lịch năm 2010, 2015, 2020.

Đơn vị: triệu đồng – giá so sánh 1994

Hạng mục

2005

2010

2015

2020

TĐ06-10

TĐ11-15

TĐ 16-20

Giá trị sản suất

+ Khách sạn

+ Mua bán hàng hóa

+ Hướng dẫn du lịch

+ Dịch vụ khác

Giá trị tăng thêm

+ Khách sạn

+ Ăn uống

+ Mua bán hàng hóa

+ Hướng dẫn du lịch

+ Dịch vụ khác

Lao động (người)

33 817

  3 231

  2 761

  6 159

     409

 17 131

  1 938

  9 566

     331

  4 927

    368

  1 210

133 027

  23 395

  11 386

  15 309

    2 308

  70 808

  14 037

  40 314

    1 366

  13 013

    2 077

    2 025

594 451

107 702

54 803

82 361

10 041

320 013

64 621

169 772

6 576

70 007

9 037

3 565

3 056 128

  566 856

  301 194

  462 444

    50 857

1 652 494

340 114

837 389

36 143

393 078

45 771

 6 580

31,5%

48,6%

32,8%

20,0%

41,4%

32,8%

48,6%

33,3%

32,8%

21,4%

41,4%

10,8%

34,9%

35,7%

36,9%

40,0%

34,2%

35,2%

35,7%

33,3%

36,9%

40,0%

34,2%

12,0%

38,7%

39,4%

40,6%

41,2%

38,3%

38,9%

39,4%

37,6%

40,6%

41,2%

38,3%

13,0%

Giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 dự kiến tăng từ 34 tỷ đồng năm 2005 lên đến 133 tỷ đồng năm 2010 tăng bình quân 31,5%/năm, 594 tỷ đồng năm 2015 tăng bình quân 34,9%/năm và 3.056 tỷ đồng năm 2020 tăng bình quân 38,7%/năm.

Giá trị tăng thêm tăng từ 17 tỷ đồng năm 2005 lên đến 71 tỷ đồng năm 2010 tăng bình quân 32,8%/năm, 320 tỷ đồng năm 2015 tăng bình quân 35,2%/năm và 1.652 tỷ đồng năm 2020 tăng bình quân 38,9%/năm.

Lao động sử dụng trong toàn ngành năm 2020 là 6.580 người.

Tổng vốn đầu tư trong toàn thời kỳ 2006 - 2020 là 846 tỷ đồng.

PHẦN THỨ NĂM

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG  ĐẾN NĂM 2020 ĐỊNH HƯỚNG 2030 .

- Quy hoạch phát triển VHTTDL tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 được xây dựng theo quan điểm phát triển và các mục tiêu được trình bày ở phần thứ tư.

*  Tình hình phát triển TDTT tỉnh Hậu Giang (Những mặt khó khăn):

+ TDTT tỉnh hiện đứng thứ hạng 55/63 tỉnh thành ngành trong Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V.

+ Nhu cầu hoạt động TDTT rất lớn nhưng cơ sở vật chất còn hạn chế.

+ Nguồn nhân lực chất lượng cao chưa nhiều, chưa đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp trong giai đoạn mới.

+ Chưa phát triển được kinh tế thể thao để đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa TDTT.

+ Ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động TDTT còn hạn chế; chưa có điều kiện để chủ động hội nhập quốc tế .

- Quy hoạch phát triển VHTTDL tỉnh Hậu Giang theo phân kỳ đến năm 2015, 2020, 2025 phụ thuộc nhiều vào bối cảnh phát triển mới, nhiều yếu tố, điều kiện cũng như nguồn lực mới được huy động, phát huy trong quá trình phát triển sự nghiệp TDTT của tỉnh. Để có căn cứ cho việc xác định các giải pháp điều hành, quản lý phát triển sự nghiệp TDTT, hai phương án phát triển và phân bố được xây dựng, tính toán dưới đây.

         Phương án tối đa: phương án được luận chứng trên cơ sở:

  • Có nhịp tăng bình quân ổn định ở mức 5 năm trước và lũy tiến 1 - 1.5% trong giai đoạn 5 năm sau.
  • Khai thác hiệu quả nhất các tiềm năng có thể cho phát triển sự nghiệp TDTT đặc biệt là thể dục thể thao quần chúng, thể dục thể thao trường học, thể thao thành tích cao, thể thao du lịch, thể thao giải trí…
  • Huy động nguồn lực từ xã hội hóa cao và kinh doanh tài sản TDTT phát triển mạnh.
  • Các mối quan hệ hợp tác bên ngoài (với các tỉnh thành trong nước và với nước ngoài) được tận dụng hiệu quả.
  • Nhiều môn thể thao phát triển mạnh, thành tích thể thao tăng nhanh do có sự đầu tư phát triển của nhà nước, xã hội và do mở rộng hợp tác quốc tế.
  •   Đội ngũ cán bộ, HLV, giáo viên TDTT, hướng dẫn viên TDTT được phát triển đủ số lượng theo nhu cầu, mặt bằng trình độ tăng rõ so với trước đây.
  •    Cơ chế, chính sách được thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

  •  Phương án tối thiểu
  • Có nhịp tăng bình quân ổn định ở mức bằng với mức bình quân giai đoạn 5 năm trước.
  • Huy động nguồn lực xã hội hóa ở mức trung bình và kinh doanh tài sản TDTT phát triển chưa mạnh.
  • Đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, HLV, vận động viên ngành TDTT và thành tích thể thao tăng đều theo mức bình quân của 5 năm trước.

- Xây dựng các phương án trên cơ sở phân chia các lĩnh vực chuyên biệt trong  hoạt động (theo Luật thể dục, thể thao).

CHƯƠNG I. QUY HOẠCH VĂN HÓA, TDTT QUẦN CHÚNG

TỈNH HẬU GIANG.

  1. QUY HOẠCH VĂN HÓA

I.1 Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

I.1.1 Mục tiêu chung:

Tôn vinh, giới thiệu những giá trị di sản văn hoá truyền thống, những đặc trưng văn hoá, những sự kiện lịch sử, cách mạng và kháng chiến tiêu biểu, quảng bá hình ảnh tỉnh Hậu Giang nói riêng và Việt Nam ra thế giới nói chung, tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển.

Nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá địa phương.

Huy động mọi nguồn lực để tu bổ, tôn tạo di tích, đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn các loại hình di sản văn hoá, ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản.

 I.1.2 Mục tiêu cụ thể

* Đến năm 2015

Kiểm kê, rà soát, phân loại toàn bộ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, danh thắng của tỉnh, để bổ sung những tư liệu mới; đồng thời lựa chọn một số di chỉ tiêu biểu để nghiên cứu bảo tồn tại chỗ.

 Lập hồ sơ đề nghị xếp hạng cấp quốc gia: 01 di tích khảo cổ; 01 danh thắng ; 01 cụm di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nghệ thuật.

Khoanh vùng bảo vệ cho các di tích, danh thắng theo quy định; Lập bản đồ hiện trạng giao đất, cắm mốc, xây dựng bia: xây dựng bia cho các di tích khảo cổ;

 Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị cho công tác nghiên cứu, bảo tồn các di sản văn hoá.

 Tập trung điều tra, sưu tầm và giới thiệu các giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu của tỉnh, ưu tiên di sản văn hóa liên quan đến dân tộc Khơmer.

 Ban hành những văn bản pháp lý trong thẩm quyền và chuẩn bị, trình với các cơ quan Trung ương có thầm quyền ban hành các văn bản pháp lý về bảo vệ và phát huy di sản văn hoá.

 Phân cấp quản lý đối với từng loại hình di sản văn hoá, trong công tác tu bổ, phục hồi, xếp hạng, bảo vệ di vật, cổ vật, khai thác di sản văn hoá.

           Đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đủ lực lượng cán bộ quản lý và chuyên môn đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, bảo tồn.

 Ổn định tổ chức, bộ máy, biên chế của Ban Quản lý di tích danh thắng của tỉnh (tối thiểu 20 người), thành lập Ban quản lý đối với các di tích mới được xếp hạng. Xác định rõ thành phần ban quản lý di tích phải có sự tham gia và chịu trách nhiệm của chính quyền.

 Hợp tác trong và ngoài nước về bảo tồn di sản văn hoá, phát huy các giá trị của di sản văn hoá phục vụ phát triển trình du lịch.

          Xây dựng chính sách về đầu tư, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thu được qua khai thác di tích. Có chính sách đối với người bảo vệ, trông coi di tích, cũng như người có công bảo tồn, phục hồi di sản văn hoá phi vật thể.

 Giới thiệu, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế. Khuyến khích nhân dân tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

           Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích.

 Hoàn thiện và đưa vào khai thác 50% nội dung thiết kế trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Củng cố hệ thống thiết chế bảo tàng từ tỉnh đến huyện..

Nghiên cứu phục dựng lại một cách khoa học, bảo tồn được giá trị gốc toàn bộ những giá trị văn hoá phi vật thể phản ảnh truyền thống của tỉnh như: phong tục tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc Khơmer. Đặc biệt là bản sắc truyền thống văn hóa vũ điệu Tầmphone.

Thống kê và lưu trữ dữ liệu 50% di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Phục dựng 30% lễ hội tiêu biểu (gồm cả phần lễ và phần hội);

Hoàn thiện 50% các dự án phát triển văn hoá phục vụ xây dựng thị xã thành phố công nghiệp có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

 Quy hoạch và bước đầu xây dựng hệ thống sân vườn và nâng cấp hạ tầng như đường giao thông, trồng cây xanh các khu di tích trọng điểm

* Đến 2020

Hoàn thành 100% kế hoạch tu bổ, tôn tạo các di tích cấp quốc gia và di tích cấp tỉnh.

Thiết lập các trục giao thông chính, xây dựng các biểu tượng, trồng cây hình thành các tuyến và trung tâm du lịch gắn với di sản.

Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực cả về bề rộng và chiều sâu, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Đẩy mạnh khai thác tiềm năng về di sản văn hoá dân tộc phục vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương, đảm bảo hài hoà giữa đầu tư khai thác và bảo tồn di sản văn hoá.

Bảo tàng tỉnh được hiện đại hóa và đưa vào khai thác sử dụng 100% công năng thiết kế. Thúc đẩy xã hội hoá lĩnh vực bảo tàng. Hướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân. Thực hiện đăng ký quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản Văn hoá. Xây dựng các bảo tàng, nhà trưng bày, phòng truyền thống và tủ đọc sách ở các cơ sở xã, phường.

Đẩy mạnh nghiên cứu, sưu tầm, mua bán, trao đổi hiện vật: Đầu tư kinh phí cho việc xây dựng đề cương, kế hoạch sưu tầm, trao đổi, phục chế hiện vật.

Kiểm kê hiện vật: phân loại niên đại, chất liệu, nội dung, nhập danh mục quản lý bằng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý và trưng bày của bảo tàng. Phân loại hiện vật kho, có môi trường bảo quản và phục chế hiện vật theo từng chất liệu khác nhau. Thiết  kế nội dung và tổ chức trưng bày hiện vật theo chuyên đề dưới nhiều hình thức, nhiều địa điểm...

Phục dựng 100% lễ hội cổ truyền (gồm cả phần lễ và phần hội); Xây dựng hệ thống sân vườn và nâng cấp hạ tầng các khu di tích trọng điểm như đường giao thông, trồng cây xanh để phục vụ lễ hội.

Thống kê và lưu trữ dữ liệu 100% các di sản văn hoá. Tập trung điều tra, sưu tầm và giới thiệu các giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu của tỉnh, ưu tiên vùng các dân tộc ít người.

Hoàn thiện 100% các dự án phát triển văn hoá xây dựng thành phố Vị Thanh thành thành phố công nghiệp có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Bảng 1: DANH SÁCH HỆ THỐNG DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH  – NĂM 2011

STT

TÊN DI TÍCH

PHÂN CẤP

ĐỊA ĐIỂM.

HIỆN TRẠNG

TÌNH TRẠNG TRÙNG TU

1

Di tích lịch sử

Địa điểm hội trường, hầm và nhà làm việc của Tỉnh ủy Cần Thơ tại Căn cứ Bà Bái (căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ)

 Bảo tàng tỉnh Hậu Giang quản lý trực tiếp

Xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Đang hoạt động

Đã trùng tu nhiều giai đoạn

2

Di tích lịch sử

Địa điểm lưu niệm Khởi Nghĩa Nam Kỳ tại làng Phú Hữu

Trung tâm VHTT, huyện Châu Thành quản lý trực tiếp

Xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Đang hoạt động

Đã trùng tu nhiều lần

3

Di tích lịch sử

Địa điểm cơ quan Liên Tỉnh ủy Cần Thơ

(1938 – 1940)

Trung tâm VHTT, huyện Châu Thành quản lý trực tiếp

Xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Đang hoạt      động

Đã trùng tu nhiều lần

4

Di tích lịch sử

Địa điểm Chiến thắng Tầm Vu

Bảo tàng tỉnh Hậu Giang quản lý trực tiếp

Xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Đang hoạt      động

Đã trùng tu nhiều lần

5

Di tích lịch sử

Địa điểm lưu niệm Chiến thắng 75Tiểu Đoàn địch năm 1973

Bảo tàng tỉnh Hậu Giang quản lý trực tiếp

Ấp 1 xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Gang

Đang hoạt động

Đã trùng tu nhiều lần

6

Di tích lịch sử

Trụ sở Ủy ban Liên hiệp Đình chiến Nam Bộ

Trung tâm VHTT, TX. Ngã Bảy quản lý trực tiếp

Phường Ngã Bảy TX. Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

Đang hoạt động

Đã trùng tu nhiều lần

7

Di tích lịch sử

Địa điểm Mỹ-Diệm tàn sát đồng bào khi lập khu Trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu

Bảo tàng tỉnh Hậu Giang quản lý trực tiếp

P1, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Đang hoạt động

Đã trùng tu

nhiều lần

8

Di tích lịch sử

 Đền thờ Bác Hồ

Bảo tàng tỉnh Hậu Giang quản lý trực tiếp

Ấp 3, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

Đang hoạt động

Đã trùng tu nhiều lần

9

Di tích lịch sử

Địa điểm Chiến Thắng Vàm Cái Sình

Trung tâm VHTT TP. Vị Thanh quản lý trực tiếp

P7, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Đang bảo tồn và trùng tu, tôn tạo

10

Di tích lịch sử - văn hóa

Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ

(1965-1968)

Trung tâm VHTT, TP Vị Thanh quản lý trực tiếp

Xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Đang hoạt động

Đã trùng tu nhiều lần

11

Di tích lịch sử - văn hóa

Tòa Thánh Long Châu

Trung tâm VHTT huyện Châu Thành A quản lý trực tiếp

Xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

Đang hoạt động

Đã trùng tu nhiều lần

12

Di tích lịch sử - văn hóa

Địa điểm Chiến Thắng Chày Đạp

Trung tâm VHTT huyện Phụng Hiệp quản lý trực tiếp

Ấp 4, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

13

Di tích lịch sử - văn hóa

Căn cứ Thị xã Ủy Vị Thanh

Trung tâm VHTT huyện Châu Thành A quản lý trực tiếp

Ấp 2, xã Vị Tân, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

 

14

Di tích lịch sử - văn hóa

Địa điểm thành lập Ủy ban MTDTGPMNVN tỉnh Cần Thơ

Trung tâm VHTT huyện Châu Thành A quản lý trực tiếp

Ấp So Đủa lớn, xã Thạnh Xuân, Châu Thành A, Hậu Giang

Đang hoạt động

Đã trùng tu nhiều lần

15

Di tích lịch sử - văn hóa

Địa điểm thành lập Tiểu Đoàn Tây Đô

Trung tâm VHTT huyện Phụng Hiệp quản lý trực tiếp

Ấp Phương An, xã Phương Bình huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang

Đang hoạt động

Đang trùng tu, tôn tạo

16

Di tích địa điểm lưu niệm chiến thắng 75 tiểu đoàn địch của quân dân quân khu 9 tại thành phố Vị Thanh

Bảo Tàng tỉnh

Phường 5 thành phố Vị Thanh, Hậu Giang

Đang xây dựng

 

          Bảng 2: Quy hoạch và đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích tiêu biểu có giá trị nổi bật:

Số

TT

Di tích

Nội dung

 
 

1

Di tích lịch sử

Địa điểm Hội trường, Hầm và Nhà làm việc của Tỉnh ủy Cần Thơ tại Căn cứ Bà Bái (Căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ)

- Nhà trưng bày.

- Khu bảo tàng ngoài trời:

- Không gian mô phỏng

- Khu đón tiếp khách:

- Bãi đỗ xe

- Các công trình phụ trợ khác:

 

2

Di tích lịch sử

Địa điểm lưư niệm Khởi Nghĩa Nam Kỳ tại làng Phú Hữu

- Bia kỷ niệm, sân, đường, trồng cây xanh

 

3

Di tích lịch sử địa điểm cơ quan Liên Tỉnh ủy Cần Thơ (1938-1940)

- Bia kỷ niệm, cơ sở hạ tầng sân, cây xanh, điện nước.

 

4

Di tích lịch sử

Địa điểm Chiến thắng Tầm Vu

- Khu đón tiếp khách, kiêm trưng bày hình ảnh hiện vật.

- Các công trình phụ trợ.

 

5

Di tích lịch sử

Địa điểm lưu niệm Chiến Thắng 75 Tiểu Đoàn địch năm 1973.

- Xây dựng cổng vào, nhà trưng bày hiện vật

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về sân, điện, nước.

 

6

Di tích lịch sử

Trụ sở Ủy ban Liên hiệp Đình chiến Nam Bộ

- Nhà trưng bày hiện vật

 

7

Di tích lịch sử

Địa điểm Mỹ-Diệm tàn sát đồng bào khi lập khu Trù mật

Vị Thanh – Hỏa Lựu

- Nhà trưng bày, nhà bia.

- Bãi đỗ xe

- Các công trình phụ trợ khác:

 

8

Di tích lịch sử

Đền Thờ Bác Hồ

- Xây dựng cổng vào, nhà trưng bày hiện vật

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện nước

 

9

Di tích lịch sử

Địa điểm Chiến Thắng Vàm Cái Sinh

- Xây dựng cổng vào, nhà trưng bày hiện vật

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện nước

 

10

Di tích lịch sử - Văn hóa

Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ (1965-1968)

-    Xây dựng cổng vào, hàng rào, bia kỷ niệm

-   Xây dựng cơ sở hạ tầng về sân, cây xanh điện nước.

 

11

Di tích lịch sử - Văn hóa

Tòa Thánh Long Châu

-    Xây dựng cổng vào, hàng rào, bia kỷ niệm

-   Xây dựng cơ sở hạ tầng về sân, cây xanh điện nước.

 

12

Di tích lịch sử - Văn hóa

Địa điểm Chiến Thắng Chày Đạp

 -    Xây dựng cổng vào, hàng rào, bia kỷ niệm

 -   Xây dựng cơ sở hạ tầng về sân, cây xanh điện nước.

 

13

Di tích lịch sử - Văn hóa

Căn cứ Thị Xã Ủy Vị Thanh

  • Xây dựng cổng vào, nhà trưng bày hiện vật

 -   Xây dựng cơ sở hạ tầng về sân, cây xanh điện nước.

 

14

Di tích lịch sử - Văn hóa

Địa điểm thành lập ủy ban MTDTGPMNVN – tỉnh Cần Thơ

 -    Xây dựng cổng vào, bia, phù điêu

 -  Xây dựng cơ sở hạ tầng về sân, cây xanh điện nước.

 

15

Di tích lịch sử - Văn hóa

Địa điểm thành lập Tiểu Đoàn Tây Đô

  • Xây dựng cổng vào, nhà trưng bày hiện vật
  • Tượng đài, phù điêu
  • Xây dựng cơ sở hạ tầng về sân, cây xanh điện nước.
 

16

Di tích địa điểm lưu niệm chiến thắng 75 tiểu đoàn địch của quân dân quân khu 9 tại thành phố Vị Thanh

- Nhà trưng bài ngoài trời

- Cụm tượng đài chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch

 

 

Sơ đồ: Xây dựng và phát triển Bảo tàng tỉnh  đến năm 2020:

Nghiên cứu, sưu tầm, mua bán, trao đổi hiện vật: mỗi năm sưu tầm thêm 200-300 hiện vt.

BẢO TÀNG TỈNH

 HẬU GIANG

Kiểm kê hiện vật. Phân loại niên đại, chất liệu, nội dung. Nhập danh mục quản lý.

Công tác kho: Bảo quản và phục chế hiện vật.

Công tác phổ biến tri thức, giáo dục quần chúng:

- Làm sơ đồ hướng dẫn.

- Xây dựng thuyết minh trưng bày.

Trưng bày ngoài trời

Trưng bày thường xuyên

Công tác cơ sở: xây dựng nội dung ở các bảo tàng, nhà trưng bày, phòng truyền thống,..ở cơ s.

 

Lập nội dung trưng bày

Trưng bày đặc biệt

Trưng bày lưu động

Trưng bày đã thực hiện

 


           I.1.3 Các giải pháp

 Khuyến khích việc xã hội hóa các nguồn kinh phí để bảo vệ, tôn tạo, phát huy di tích. Tạo điều kiện cho các ban quản lý di tích tổ chức tuyên truyền nghệ thuật truyền thống, vận động nhân dân đóng góp quỹ tu bổ di tích và thực hiện các hình thức ghi công đối với các tổ chức xã hội, tập thể và cá nhân tích cực đóng góp cho quỹ này (khắc bia, ghi tên người công đức vào các bộ phận được tu bổ từ vốn công đức).

Tăng cường thành lập bảo tàng tư nhân, bộ sưu tập hiện vật tư nhân. Khuyến khích thành lập các Hội, câu lạc bộ ngành nghề thủ công truyền thống, văn nghệ dân gian… 

 Cho phép tư nhân, doanh nghiệp đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích, tổ chức các dịch vụ để bán vé thu tiền, các hoạt động trên cơ sở Luật di sản và chịu sự quản lý nhà nước của ngành văn hoá. Tuyên truyền, giáo dục người dân tham gia vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

 Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và bổ sung đội ngũ thuyết minh viên tại các cơ sở văn hoá, di tích lịch sử, danh thắng do ngành VHTT quản lý. 

  Kết hợp bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch tại địa phương, trong đó tập trung vào các công việc sau: 

+ Tập trung đầu tư, tu bổ, tôn tạo hoàn chỉnh các khu di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng có tiềm năng phát triển hoạt động du lịch, đưa lên thành những sản phẩm văn hoá - du lịch đặc trưng của địa phương.

+ Phát triển và nâng cao các sản phẩm, dịch vụ du lịch lễ hội cộng đồng, tổ chức các lễ hội quy mô lớn như: Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng 75 lượt Tiểu đoàn địch,… tổ chức xây dựng sản phẩm văn hoá phi vật thể như hát dân ca, trò diễn dân gian, võ dân tộc cũng như xây dựng và thực hiện dự án khôi phục và phát triển phố và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch . 

+ Tuyên truyền quảng bá để xây dựng hình ảnh hấp dẫn về các sản phẩm di sản văn hoá độc đáo của Hậu Giang gắn với các chương trình du lịch.

I.2. Quy hoạch thư viện:

I.2.1 Mục tiêu chung:

- Nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành, huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia phát triển phong trào đọc sách, báo.

- Từ nay đến năm 2020, đầu tư xây dựng thư viện tỉnh trở thành trung tâm thông tin của toàn tỉnh. Phát triển hình thức thư viện điện tử, được trang bị hiện đại, có khả năng khai thác, hội nhập thư viện trong nước và quốc tế về trao đổi và sử dụng thông tin. Củng cố nâng chất các hoạt động của thư viện cấp huyện, đẩy mạnh phát triển thư viện ở cấp xã. Xây dựng, phát triển phong trào đọc sách rộng khắp trong toàn xã hội.

I.2.2 Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu đến năm 2020:

- Đầu tư xây dựng trụ sở thư viện tỉnh hiện đại và các thư viện cấp huyện, xã đạt chuẩn.

- 100% thư viện công cộng trong tỉnh được trang bị máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin.

- 90% vốn tài liệu của thư viện tỉnh đáp ứng được nhu cầu bạn đọc.

- Xây dựng khép kín thư viện cấp xã.

- Hoàn thiện cơ chế, quy chế hoạt động, hướng dẫn và chỉ đạo về nghiệp vụ thư viện trong hệ thống thư viện công cộng.

- Xây dựng mô hình mẫu thư viện huyện, xã thống nhất trong toàn tỉnh.

  1.  Quy hoạch phát triển sự nghiệp thư viện tỉnh:

- Phấn đấu xây dựng trụ sở Thư viện tỉnh hiện đại vào năm 2015. Hoàn thành đề án xây dựng thư viện điện tử.

- Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển của kho tài liệu. hoàn thiện các phòng chức năng, phòng phục vụ bạn đọc; trang bị thêm máy tính để xử lý nghiệp vụ, quản lý tài liệu và phục vụ bạn đọc; bổ sung các thiết bị bảo quản và số hóa tài liệu.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện toàn tỉnh; tích cực quảng bá các hình thức phục vụ trong và ngoài thư viện, từng bước tạo lập và đưa vào khai thác các dịch vụ thư viện; thành lập phòng "Đa phương tiện" để đáp ứng dịch vụ tìm tin cho người sử dụng thư viện.

- Phát triển nguồn lực thông tin và dịch vụ thư viện đa dạng; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng vốn tài liệu thư viện, bổ sung thường xuyên đảm bảo vốn tài liệu đa dạng, phong phú, ngoài vốn tài liệu được bổ sung bằng ngân sách, tăng cường việc vận động tài trợ từ các nguồn. Chú trọng sưu tầm và phát huy vốn tài liệu địa chí.

- Chỉ tiêu vốn sách đến năm 2020: Thư viện tỉnh đạt 120.000 bản sách.

- Hồi cố xong các tài liệu có trong thư viện tiến hành tự động hóa thư viện, nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống. Xây dựng cơ sở tích hợp phục vụ cho mọi hoạt động của thư viện.

- Số hóa 100 % tài liệu địa chí, 30 % tài liệu tra cứu, khoa học có giá trị thông tin cao.

- Nâng cấp mở rộng website: Nội dung chuyển tải trên Internet phong phú, đa dạng hơn, hướng đến nâng cao và mở rộng công tác tuyên truyền các sơ sở dữ liệu, dữ kiện, tài liệu số, thông tin thư mục toàn văn, phục vụ nhiều đối tượng khác nhau trên mạng.

- Đảm bảo biên chế, tổ chức ổn định, khoa học, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Hoàn chỉnh bộ máy tổ chức thư viện tỉnh theo cơ cấu tổ chức bộ máy thư viện.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức có trình độ chuyên môn cao, năng động, được trang bị kiến thức tin học, ngoại ngữ, kiến thức về marketing, các dịch vụ thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu của một thư viện hiện đại, nâng cao kỹ năng, đạo đức, tinh thần làm việc.

- Tăng cường phối hợp hoạt động với các ban ngành có liên quan, giữa các thư viện trong tỉnh. Phát triển các mối liên hệ hợp tác, trao đổi thông tin với các thư viện trong khu vực và cả nước.

- Xây dựng phong trào đọc sách báo trên địa bàn. Tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở thực hiện có hiệu quả phong trào đọc sách và làm theo sách. Thực hiện có hiệu quả các đề án để củng cố, duy trì và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở.

  1. Quy hoạch mạng lưới thư viện cấp huyện.

- Thư viện cấp huyện cần được tổ chức thành một thiết chế văn hóa độc lập, không lệ thuộc hay bị chi phối bởi các hoạt động Trung tâm Văn hóa – Thể thao.

- Đầu tư xây dựng trụ sở đúng chuẩn cho các thư viện cấp huyện.

- Đầu tư trang thiết bị chuyên dùng, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng thông tin phục vụ bạn đọc.

          - 100 % thư viện được trang bị phòng đọc điện tử.

- Tăng cường kinh phí hoạt động, kinh phí bổ sung sách, báo tương xứng với tiến trình đô thị hóa tại các huyện, thị.

- Chỉ tiêu về sách cần đạt của thư viện cấp huyện là 20.000 - 30.000 bản sách/thư viện.

-  Nâng cao chất lượng thông tin, chất lượng hoạt động thư viện huyện, thị. Từng bước cải tiến phương thức phục vụ tại các thư viện huyện, thị theo hướng tin học hóa, điện tử hóa. Tạo điều kiện cho người đọc tiếp cận tối đa tới các tài liệu. Phát triển ổn định phong trào đọc sách báo, xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc trong tương lai.

  - Cán bộ thư viện: 5 cán bộ  (ít nhất 3 cán bộ có trình độ Đại học). Đảm bảo có đủ khả năng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, báo nhằm phát triển văn hóa đọc trên địa bàn.  

  1. Quy hoạch mạng lưới Thư viện cấp xã.

- Xây dựng khép kín 100% thư viện cấp xã. Gắn Thư viện trong quy hoạch quỹ đất khu Trung tâm Văn hoá - Thể thao, vui chơi giải trí của xã, phường, thị trấn.

- 100% thư viện cấp xã được trang bị máy vi tính và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tra tìm tài liệu.

- Tăng cường kinh phí hoạt động, kinh phí bổ sung sách báo, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thư viện. Chú trọng xã hội hóa trong hoạt động thư viện.

- Đảm bảo mỗi thư viện có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách được trang bị kiến thức chuyên ngành thư viện để tổ chức hoạt động, quản lý và khai thác có hiệu quả vốn sách báo của thư viện.

- Chỉ tiêu về sách cần đạt của thư viện cấp xã là 1.500 - 3.000 bản sách/thư viện.

Bảng 7: Dự báo hoạt động thư viện đến năm 2020

STT

Nội dung

Đơn vị

Năm 2009

Năm 2020

Hệ thống Thư viện công cộng

+ Thư viện tỉnh

Thư viện

1

1

+ Thư viện cấp huyện

Thư viện

7

7

+ Thư viện, Phòng đọc sách cơ sở

    - Thư viện

Thư viện

42

74

    - Phòng đọc sách

PĐS

30

0

Thư viện tỉnh

+ Tổng số cán bộ

Người

23

30

+ Tổng số sách

Bản

62.628

120.000

+ Tổng số biểu ghi

Biểu ghi

24.633

50.000

+ Số thẻ bạn đọc

Thẻ

2.735

5.000

+ Số lượt bạn đọc

Lượt

180.283

367.000

+ Số lượng sách phục vụ

Lượt

360.566

735.000

+ Luân chuyển sách cho cơ sở

Lần/bản

85/17.500

148/30.000

Thư viện cấp huyện

+ Tổng số cán bộ

Người

12

21

+ Tổng số sách

Bản

93.519

160.000

+ Tổng số biểu ghi

Biểu ghi

10.940

24.700

+ Số thẻ bạn đọc

Thẻ

5.195

10.000

+ Số lượt bạn đọc (tính cả cơ sở)

Lượt

635.383

1.261.950

+ Số lượng sách phục vụ (tính cả cơ sở)

Lượt

1.326.438

2.500.000

+ Luân chuyển sách cho cơ sở

Lần/bản

101/23.884

185/37.000

Thư viện, PĐS và

tủ sách

cơ sở

+ Tổng số sách

    - Thư viện

Bản

78.311

148.000

    - Phòng đọc sách

Bản

9.597

0

+ Tổng số biểu ghi

Biểu ghi

28.967

58.970

+ Tủ sách cơ sở

    - Tủ sách ấp

Tủ

410

523

    - Tủ sách pháp luật

Tủ

72

74

    - Tủ sách chùa Khmer

Tủ

15

15

 

I.3 Quy hoạch văn hoá cơ sở

            I.3.1 Mục tiêu chung

- Công tác Văn hóa cơ sở được phát triển toàn diện, cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất và các thiết chế Văn hóa cơ sở được đầu tư hiện đại và đồng bộ, từ cấp tỉnh đến các cấp xã, phường, thị trấn. Bước đầu hình thành một số thiết chế văn hoá mang tính đặc thù phục vụ nhu cầu phát triển văn hoá khu vực đô thị và khu công nghiệp. Triển khai và áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (kỹ thuật số) vào các lĩnh vực hoạt động văn hoá thông tin cơ sở (nhà văn hoá cấp xã có trang bị Internet, thiết bị nghe nhìn kỹ thuật số, xây dựng trang web văn hoá do cộng đồng quản lý…). Xây dựng mô hình quản lý văn hoá cộng đồng, quản lý đơn vị văn hoá theo tiêu chuẩn hiện đại. Hoàn thành hệ thống thiết chế đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở.

- Tập trung thực hiện tốt cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá, xã, phường, thị trấn văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá. Xã nông thôn mới, huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị, cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”

- Xây dựng cơ sở vật chất, thiết chế văn hoá cơ sở đồng bộ và hiện đại, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp Văn hóa  trên địa bàn.

- Nghiên cứu, phát triển các hoạt động văn hoá theo quy hoạch riêng từng vùng, khu vực có những nét đặc thù; trong đó chú trọng xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, vùng có đông đồng bào dân tộc.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thu hút các nguồn lực trong nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp tham gia đầu tư cho các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hoá.

- Quan tâm, phát triển phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở; tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn, ngày hội văn hoá truyền thống các dân tộc để khai thác, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương, tạo điều kiện để mọi người dân được tham gia sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ các sản phẩm văn hoá.

            I.3.2 Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn đến 2015:

+ 90% Ấp, khu vực đạt chuẩn văn hoá; Đặc biệt, số ấp, khu phố, khu dân cư đạt xuất sắc là 25%. Trong đó, số gia đình đạt chuẩn văn hoá, đạt 90%.

Mỗi người dân được xem biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp 0,2 lượt/ người/năm.

- Giai đoạn 2016-2020:  

- Phấn đấu 100% ấp, khu vực đạt chuẩn văn hoá; Đặc biệt, số ấp, khu phố, khu dân cư đạt xuất sắc là 35%. Số lần xem biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp 0,4 lượt/người/năm. Các Trung tâm Văn hoá từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư hoàn chỉnh đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ VHTTDL.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực đạt 100% số vốn xây dựng các thiết chế Văn hóa tại cộng đồng thôn xóm.

- Có kế hoạch quy hoạch quỹ đất tại cơ sở để xây dựng nhà văn hoá tại các tụ điểm, trung tâm khu vực đông dân cư. 100% xã, phường, thị trấn quy hoạch đất để xây dựng các thiết chế văn hoá; 100% khu dân cư có nhà văn hóa.

- Hàng năm tỉnh sẽ mở các lớp bồi dưỡng hạt nhân nòng cốt cho các phong trào văn nghệ quần chúng, xây dựng các đội văn nghệ quần chúng, đội văn nghệ truyền thống, câu lạc bộ văn nghệ cơ sở. Phát huy xã hội hoá trong hoạt động câu lạc bộ văn nghệ quần chúng trong đời sống văn hoá cơ sở. Phấn đấu toàn tỉnh có trên 200 đội văn nghệ quần chúng.

 

Bảng 4:  Chỉ số tăng tr­ưởng văn hoá cơ sở

TT

Nội dung chỉ tiêu

2015
(%)

2020
(%)

1

Tỉ lệ nguồn kinh phí huy động từ nhân dân xây dựng đời sống văn hoá cơ sở so với ngân sách

50

80

2

Tỉ lệ xã, phư­ờng có 1 thiết chế văn hoá trở lên

70

100

3

Tỉ lệ khu có nhà văn hoá, tụ điểm sinh hoạt văn hoá và trang thiết bị hoạt động

70

100

4

Tỉ lệ gia đình đạt chuẩn văn hoá

91

95

5

Tỉ lệ  ấp đạt chuẩn văn hoá

95

100

6

Tỉ lệ huyện/thị xã/thành phố có thiết chế VH cơ sở

100

100

7

Tỉ lệ  có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng trung tâm văn hoá thể thao xã, phường, thị trấn

80

100

8

Tỉ lệ  có đội văn nghệ quần chúng

70

95

I.3.3 Giải pháp

- Nhà nước đầu tư trang thiết bị và hỗ trợ một phần kinh phí cho các hoạt động văn hóa quần chúng; thực hiện các hình thức khen thưởng, khuyến khích và động viên bằng vật chất, tinh thần cho các tài năng trẻ không chuyên, các nghệ nhân, các tổ chức văn nghệ quần chúng có nhiều thành tích xuất sắc.

- Khuyến khích sự ủng hộ, tài trợ bằng vật chất cho các hoạt động văn nghệ quần chúng từ các cá nhân hảo tâm, các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.

- Mở rộng phạm vi hoạt động cho các nhà văn hóa để tăng nguồn thu đầu tư trở lại cho văn hóa.

- Nhà nước bảo trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng công viên, điểm vui chơi trẻ em có chất lượng cao.

- Hình thành đội ngũ thông tin bán chuyên ở các, xã, phường, đơn vị cơ sở.

- Khuyến khích mọi người, mọi gia đình, tập thể tổ chức triển lãm các thành tựu của trí tuệ, tài năng mang lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng.

- Khuyến khích các cá nhân hoặc tập thể mở lớp bồi dưỡng, truyền nghề, đào tạo nghiệp vụ, nghệ thuật dân gian truyền thống cho quần chúng như dạy vẽ, múa, kịch và các nghề khác...

 II. QUY HOẠCH THỂ DỤC THỂ THAO:

II.1 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TDTT QUẦN CHÚNG

II.1.1. Quan điểm phát triển:

- Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng rộng khắp; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và các tổ chức xã hội tham gia  các hoạt động thể dục thể thao.

II.1.2. Mục tiêu phát triển:

- Phát động phong trào thể dục thể thao quần chúng nhằm động viên, khuyến khích mọi người tham gia tập luyện thể dục, biểu diễn và thi đấu thể thao, hình thành thói quen rèn luyện thân thể cho mọi người.

- Thực hiện các chính sách đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể dục thể thao quần chúng, tạo cơ hội cho mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, sức khoẻ, tình trạng khuyết tật được thực hiện quyền hoạt động thể dục, thể thao để nâng cao sức khoẻ, vui chơi, giải trí.

- Xây dựng các công trình thể thao công cộng, bảo đảm nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ thể dục, thể thao; xây dựng mạng lưới cộng tác viên thể dục, thể thao cơ sở đáp ứng yêu cầu hoạt động thể dục, thể thao của cộng đồng dân cư.

- Xây dựng các liên đoàn, hội thể thao, vận động mọi người tham gia phát triển phong trào thể dục, thể thao, phổ biến kiến thức, hướng dẫn tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với sở thích, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cộng tác viên thể dục, thể thao cơ sở.

II.1.3 Các phương án, chỉ tiêu phát triển

a. Các phương án phát triển người tập luyện TDTT thường xuyên:

Bảng 1: Phương án phát triển người tập luyện TDTT TX thời kỳ 2009 - 2020

Phương án

                                 Năm

Nội dung

2009

2010

2015

2020

I

Dân số ( người )

801.743

803.843 

810.843

817.843

Tỷ lệ người tập TDTT TX (%)

23.10 %

  25 %

28.54 %

34.14 %

Số người tập

 175.011

184.649

229.850

 270.943

II

Dân số ( người )

801.743

805.843

833.840

857.840

Tỷ lệ người tập TDTT TX (%)

23.10%

25%

 28.72%

34.47%

Số người tập

 

185.209

237.989

298.049

Phương án I (Phương án tối thiểu)

Đây là phương án phát triển dựa theo dự báo dân số tỉnh Hậu Giang  đến năm 2010, 2015 và năm 2020, với nhịp độ tăng tối đa bình quân hàng năm của người tập luyện TDTT thường xuyên là 1.12%, năm 2009 là 175.011 người, đạt tỷ lệ là 23.10% dân số, thì đến năm 2010 số người tập luyện TDTT thường xuyên là 184.649 người, đạt tỷ lệ 25% dân số; đến năm 2015 là 229.850 người đạt 28,54% dân số và năm 2020 là 270.943 người, đạt 34,14% dân số.

Phương án II (Phương án tối đa)

Đây là dự báo theo các điều kiện tăng trưởng cao với mỗi giai đoạn 5 năm, tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên tăng trội hơn 0.1 - 0.15% trong 5 năm, tức là 0.02 - 0.03% trong 1 năm. Với sự luỹ tiến nhịp tăng bình quân hàng năm người tập luyện TDTT thường xuyên dự báo trong phương án tối đa là 25% năm 2010, 28.72% năm 2015 và 34,47% năm 2020.

b. Các phương án phân bố tỷ lệ người tập luyện TDTT TX theo địa giới

Bảng 2: Tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên theo quy mô đô thị đến năm 2010 và 2020.

STT

Danh mục

Loại đô thị

Người tập luyện TDTT TX

2009

2010

2015

2020

2009

2010

2020

I

II

I

II

%

%

%

%

Toàn tỉnh

23,10

25

23,24

34

36,94

1

TX. (TP)

IV

IV

III

III

20,5

23,74

25,4

36,5

40,7

2

TX. 

V

IV

IV

19

22,1

24,1

35,23

39,3

3

TX.  

V

IV

IV

21,5

24,5

26,3

38,6

42,2

4

Thị trấn, đô thị mới:

  

 

V

V

18,6

19,26

20,6

28,4

31,9

5

Các thị tứ:

17,9

19,1

19,8

25,97

30,6

Căn cứ dự báo phát triển không gian hệ thống đô thị tỉnh Hậu Giang đến năm 2010 và năm 2020 và số dân sống trong vùng đô thị, số lượng người tập luyện TDTT thường xuyên phát triển vượt trội hơn so với các vùng khác. Trên cơ sở quy hoạch của tỉnh , các phương án người tập luyện TDTT thường xuyên theo loại đô thị được xây dựng theo nhịp độ tăng luỹ tiến như sau:

- Đô thị loại II: Tăng luỹ tiến 0.15% hàng năm cho phương án tối thiểu (I) và 0.2% hàng năm cho phương án tối đa (II) trên dự báo tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên bình quân toàn tỉnh của năm.

- Đô thị loại III: Tăng luỹ tiến 0.1% hàng năm cho phương án tối thiểu I và 0.15% cho phương án tối đa II trên dự báo tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên bình quân toàn tỉnh của năm.

- Đô thị loại IV: Tăng luỹ tiến 0.05% cho phương án I và tăng 0.1% cho phương án II.

- Đô thị loại V: Không tăng cho phương án I và tăng 0.05% ở phương án  

II. Trên cơ sở dự báo người tập luyện TDTT thường xuyên ở vùng đô thị, phương án người tập luyện TDTT thường xuyên quy hoạch cho vùng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo số dân phát triển như sau:

Bảng 1.3:  Phương án phát triển người tập luyện TDTT TX theo vùng đô thị, vùng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Chỉ tiêu

2010

2020

Dân số

Đô thị

Khu công nghiệp

Nông nghiệp

Dân số

Đô thị

Khu công nghiệp

Nông nghiệp

I

II

I

II

I

II

I

II

I

II

I

II

Người TL TDTT TX/ DS (%)

200.105

25

25,08

21,74

23,24

18,7

21,4

872.340

35,78

40,08

32,94

36,94

30,1

33,8

Ghi chú:

           Phương án I                                                       Phương án II

Tăng bình quân năm 2015: 27,34%  Tăng bình quân năm 2015: 30,34%

          Năm 2020 là 32,94%                                      Năm 2020 là 36,94%

         Bảng 1.4: Phương án phát triển và phân bố người tập luyện TDTT TX theo đối tượng.

  Tỉ lệ NT TDTT TX (%)

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO GIAI ĐOẠN

Năm

Đối tượng

2009

2010

2015

2020

Cán bộ - công nhân viên chức

11,7

11,2

10

9,3

Lực lượng vũ trang

62,25

61,1

57,3

54,2

Học sinh

19,9

20,6

23,2

26

Nông dân

0,875

0,7

0,6

0,5

Buôn bán, tự do

4,31

5,1

4,9

4,7

Các đối tượng khác

1

1,3

4

5,3

 

 

 

 

Biểu đồ 1.4: Tỷ lệ người tập của từng đối tượng trên tổng số người tập TDTT TX

 

 

Biểu đồ: Phương án phát triển và phân bố người tập luyện TDTT TX theo đối tượng

Phương án phát triển và phân bố người tập TDTT thường xuyên theo đối tượng được tính toán trên cơ sở thay đổi cơ cấu đối tượng người tập. Do chuyển dịch tăng với các đối tượng công nhân, học sinh, lực lượng vũ trang,nên tỷ lệ người tập trong tổng số người tập TDTT thường xuyên tăng lên hàng năm. Ngược lại, các đối tượng nông dân, đối tượng kinh doanh và các đối tượng khác giảm dần (do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm lực lượng vũ trang, .v.v.) thì tỷ lệ của các đối tượng này giảm dần trong tổng số người tập TDTT thường xuyên.

c. Các phương án phát triển và phân bố người tập luyện TDTT theo môn thể thao :

- Phương án phát triển và phân bố người tập luyện TDTT thường xuyên theo môn thể thao được quy hoạch ở các năm 2010, 2015 và 2020 được xây dựng trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích và đặc điểm vùng, khu vực của tỉnh.

- Căn cứ kết quả điều tra cơ bản, các môn thể thao được quy hoạch phát triển cho các đối tượng tập luyện theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống của từng nhóm môn và phân chia ưu tiên đầu tư theo địa giới.

d. Phương án phát triển và phân bố hộ gia đình thể thao.

Phát triển TDTT gia đình là một nhu cầu tự nhiên của xã hội. Mỗi gia đình đều phấn đấu giữ gìn hạnh phúc, không khí yên ấm, tươi vui, tin yêu, kính trọng và hiểu biết lẫn nhau. Điều đó có được khi trong sinh hoạt gia đình, TDTT có thể và cần phải có vị trí của nó. Bởi lẽ ở đó tiềm tàng biết bao khả năng để giảm nhẹ giao tiếp, hình thành những tình cảm tốt đẹp và tâm trạng vui tươi sảng khoái chung. TDTT không chỉ đem lại sức khỏe mà còn đoàn kết cả gia đình lại bởi các mục đích phối hợp và bởi nhịp sống chung lành mạnh luôn được điều hòa.

Như vậy trong phong trào TDTT quần chúng với mục tiêu vì sức khỏe của mọi người, gia đình TDTT ngày càng được phát triển rộng khắp sẽ là những tế bào hợp thành nền tảng chắc chắn tác động tích cực đến sự bền vững và tính tự giác của phong trào TDTT quần chúng. Bởi vì lợi ích của việc tập luyện TDTT trong gia đình trở nên thiết thực cho từng thành viên của gia đình và từng gia đình trong xã hội.

Bên cạnh hiệu quả giáo dục, TDTT gia đình không những góp phần nâng cao sức khỏe cho các bậc cha mẹ để lao động sản xuất mà còn nhằm chuẩn bị thế hệ trẻ có sức khỏe để học tập, sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói chính trong những gia đình nề nếp, có lối sống lành mạnh, vui tươi sẽ sản sinh ra những đứa con hữu ích cho xã hội. 

Trong thực tiễn hoạt động của phong trào TDTT quần chúng, không nên cứng nhắc trong  việc quy định thế nào là một Gia đình TDTT, bởi vì ngay cả trong những gia đình chỉ có 1 thành viên tham gia tập luyện thường xuyên thì TDTT cũng đã thâm nhập vào gia đình đó, điều quan trọng là làm sao từ hạt nhân này có thể lôi kéo, thu hút các thành viên khác trong gia đình cùng tập luyện TDTT.

Với quan điểm trên, phương án xây dựng chỉ tiêu gia đình thể thao theo hệ số tăng dần giữa tỷ lệ người tập luyện TDTT trên tỷ lệ gia đình thể thao (Bảng 1.5)

Bảng 1.5:  Phương án phát triển gia đình thể thao

Năm

2009

2010

2015

2020

% NTL TDTT TX

% Hộ GĐ TT

I

II

I

II

I

II

TX

TX

TX

TX

TX

TX

Chỉ tiêu %

23.10

8,6

25

15

23,24

9,2

27,34

10,5

30,34

11,45

32,94

12,4

36,94

13,7

Cơ cấu %Hộ GĐ TT/%NTLTDTT TX

1/ 2,26

1/2,41

1/2,52

1/2,6

1/2,64

1/2,65

1/2,69

II.1.4 Các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng

          a. Triển khai thực hiện luật thể dục, thể thao và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; xây dựng chương trình phát triển từng nội dung (nằm trong chương trình phát triển TDTT cơ sở) trong TDTT cho mọi người gồm:

     - TDTT quần chúng

     - TDTT trường học

     - TDTT lực lượng vũ trang

     - TDTT người cao tuổi, người khuyết tật và những đối tượng đặc biệt khác

            b. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền và toàn thể các cấp đối với phong trào TDTT Tỉnh .

            Ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể về phát triển TDTT trong từng thời kỳ kế hoạch (2010-2015, 2016-2020).

            Triển khai thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động GD, y tế, văn hoá, TDTT và Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ  về “Phê duyệt chương trình phát triển TDTT ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010 ”.

              Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên CS HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Liên đoàn Lao động tỉnh… tổ chức các hoạt động TDTT phù hợp với từng đối tượng nhằm phuc vụ tốt nhiệm vụ chính trị của các tổ chức và cơ sở để thu hút nhiều người, nhiều thành phần tham gia tập luyện TDTT ở các đơn vị .

            Phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian trong phong trào và đưa các môn thể thao này vào nội dung của Đại hội, Hội thi TDTT ở các đơn vị cơ sở và định kỳ 2 năm tổ chức một lần giải thể thao từng môn nhằm thúc đẩy phong trào và tạo không khí vui tươi ở địa phương.

        c. Kế hoạch hóa công tác TDTT cho mọi người và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hàng năm:

            Xây dựng công tác TDTT có tính kế hoạch, cân đối nằm trong hệ thống kinh tế, xã hội của tỉnh. Kế hoạch TDTT phải được xây dựng từ cơ sở, là một bộ phận kế hoạch hoá của mỗi cấp mỗi ngành trong tỉnh.

           Vận dụng phương pháp kiểm tra khoa học về người tập luyện TDTT thường xuyên. Hàng năm tiến hành điều tra ngẫu nhiên bằng phiếu về số người tập luyện TDTT thường xuyên 2 - 3 buổi/tuần ở 250 hộ trong một huyện, TX bất kỳ và 250 hộ ở trong TX thuộc tỉnh Hậu Giang để tính toán số liệu người tập luyện TDTT TX, qua đó điều chỉnh chỉ tiêu phát triển người tập luyện TDTT.

       d. Vận dụng các hình thức, nội dung chương trình, phương pháp chỉ tiêu và các tiêu chuẩn tập luyện TDTT :

            Đưa ra nhiều hình thức nội dung tập luyện và thi đấu đơn giản, phổ cập, hấp dẫn, phù hợp với điều kiện của tỉnh để lôi cuốn đông đảo mọi người tham gia tập luyện .

           Vận dụng các hình thức tập luyện nghiệp dư tự nguyện:

Hình thức nghiệp dư tự nguyện là nguyên tắc tốt nhất. Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn của một số đơn vị, có thể qui thành 3 điểm:

  • Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục để phát huy nhiệt tình tham gia hoạt động thể dục thể thao của công nhân viên chức, làm cho công nhân viên chức từ chỗ phải tham gia đến chỗ cần tham gia hoạt động thể dục thể thao.
  • Thông qua các hoạt động hấp dẫn, bồi dưỡng hứng thú hoạt động thể dục thể thao, nâng cao tính tự giác luyện tập.
  • Thông qua thi đấu nhỏ và kết quả kiểm tra hiệu quả tập luyện, nâng cao lòng tự tin và quyết tâm tập luyện.

- Hình thức “nhỏ, đa dạng”:

+  “Nhỏ” là chỉ qui mô và phương pháp tập luyện thể dục thể thao. Đối với một số đơn vị cơ sở tổ chức hoạt động thể dục thể thao không nên quá cầu toàn, chính quy, mà nên tổ chức hoạt động qui mô nhỏ, phân tán phù hợp với đặc điểm sản xuất và công tác. Như vậy vừa dễ xắp xếp hoạt động, vừa không mâu thuẫn với sản xuất, công tác, “dễ duy trì lâu dài”.

+  “Đa dạng” là căn cứ vào tính đa dạng của người tập mà phát triển nhiều môn thể dục thể thao khác nhau, giúp người tập tuỳ ý chọn môn tập theo hứng thú và yêu cầu của mình và như vậy sẽ thu hút ngày càng nhiều người tham gia tập luyện.

- Hình thức “tuỳ người, tuỳ nơi, tuỳ lúc”:

+ “Tuỳ người” là tuỳ theo đặc điểm đối tượng và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao khác nhau, như vậy hiệu quả của công tác thể dục thể thao sẽ cao hơn.

+ “Tuỳ nơi” là tuỳ theo từng đối tượng, tuỳ điều kiện và hoàn cảnh khác nhau  mà có những nội dung hoạt động thể dục thể thao thích hợp.

+ “Tuỳ lúc” là chỉ tổ chức các hoạt động thể dục thể thao phù hợp với mùa và khí hậu.

          Do công nhân viên chức có nhiều đối tượng, quản lý phân tán, nên trong công tác quản lý thể dục thể thao trước tiên là phải phối hợp tốt. Cần chú ý để công tác thể dục thể thao không trùng lặp, không mâu thuẫn nhau. Ngoài ra lưu ý tới sự giúp đỡ của công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, dân quân tự vệ với các tổ chức thể dục thể thao.

          e.  Xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức và phong trào TDTT:

          Thành lập Trung tâm Văn hoá - TT xã, theo hướng dẫn thực hiện Nghị định 14/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là một thiết chế liên ngành giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tổ chức chỉ đạo điều hành các hoạt động văn hóa, thể thao cơ sở .

           Xây dựng các CLB,  các đội TT ở ấp , khóm, phường, xã, thị trấn, trường học …Theo quy chế hoạt động các CLB TDTT cơ sở do Tổng cục TDTT ban hành.

           Thành lập các hội TDTT, CLB TDTT từng môn và đa môn theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự đảm bảo kinh phí tập luyện .

            Khuyến khích công tác XH hoá TDTT, phát triển các cơ sở dịch vụ TDTT ngoài công lập theo quy định để tạo thêm nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT cơ sở .

            Cải tiến cơ cấu và hoạt động của các tổ chức xã hội về TDTT (các liên đoàn. Hội…) để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh xã hội hoá thể thao theo nghị quyết của Chính phủ số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008.

            Nghiên cứu xây dựng và ban hành chế độ chính sách cho VĐV, HLV, trọng tài  … Các quy chế quản lý các mặt hoạt động TDTT trên địa bàn phù hợp với đặc điểm và điều kiện của tỉnh.

           f.  Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ GV TDTT và hướng dẫn viên cơ sở :

           Ở mỗi phường, xã, thị trấn cần phải có đội ngũ HDV được bồi dưỡng và đào tạo về nghiệp vụ để tổ chức và hoạt động TDTT ở cơ sở. Đối với trường học phải có giáo viên TDTT (kiêm nhiệm hoặc chuyên trách) để thực hiện chương trình GDTC đối với hệ thống trường học ở cấp xã, phường, thị trấn.

          Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý có hiệu quả đội ngũ cán bộ TDTT các cấp trong tỉnh kể cả cán bộ nghiệp dư, cán bộ hợp đồng, GV kiêm nhiệm.

          Ưu tiên phát triển đội ngũ HLV, HDV các môn thể thao cho phong trào TDTT quần chúng.

         g.  Xây dựng hệ thống các điều kiện đảm bảo (cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện kinh phí cho việc phát triển phong trào TT quần chúng).

           Ở mỗi phường, xã, thị trấn đặc biệt là ở trường học phải được quy hoạch quỹ đất và từng bước xây dựng để hình thành một hệ thống cơ sở vật chất TDTT. Các địa điểm tập luyện phải thích hợp với những điều kịên tự nhiên sẵn có ở cơ sở và những môn thể thao có tiềm năng. Ở các phường, xã, thị trấn phải đảm bảo quỹ đất dành cho hoạt động TDTT, đối với những xã có điều kiện nên xây dựng các nhà tập đơn giản, sân vận động, bể bơi đơn giản để phục vụ cho việc tập luyện của người dân. Chú ý gắn các công trình này với hệ thống các trường phổ thông cơ sở .

          Các nhà văn hoá của xã, các điểm vui chơi giải trí công cộng, cần có thêm quỹ đất dành cho TDTT, phấn đấu đến năm 2010 đạt được 2-3m2 đất dành cho tập luyện TDTT.

           Trong việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng các khu dân cư, đô thị và các công trình công cộng, các cơ quan có thẩm quyền cần có quy định cụ thể về việc quy hoạch đất và xây dựng công trình TDTT phục vụ cho nhu cầu tập luyện TDTT của nhân dân.

           Đầu tư, cải tạo, sữa chữa nâng cấp và sử dụng có hiệu quả các địa điểm tập luyện và thi đấu thể thao hiện có trên địa bàn toàn tỉnh (kể cả một số địa điểm do tư nhân quản lý).

          Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật: nhà thi đấu, SVĐ, khu liên hợp thể thao… của tỉnh theo quy hoạch để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của phong trào.

           Tập trung xây dựng nhiều nơi tập luyện và thi đấu với quy mô nhỏ và vừa cho các huyện, thị xã, các ngành ở cơ sở (xã, phường, trường học…) trong toàn tỉnh. Đảm bảo cho mỗi huyện, thị xã ít nhất phải có một cơ sở TDTT tổng hợp với trang thiết bị và dụng cụ tập luyện tương ứng. Mỗi xã, phường phải có trung tâm văn hoá TDTT, nhà văn hoá hoặc CLB TDTT.

          Tăng tỷ trọng vốn ngân sách của tỉnh để đầu tư phát triển ngành TDTT (tăng cường vốn ngân sách để đầu tư phát triển các công trình, hỗ trợ thêm kinh phí ngoài định mức cho các hoạt động sự nghiệp…).

          Thực hiện tốt công tác xã hội hoá trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tăng cường nguồn lực của XH để đẩy mạnh việc phát triển sự nghiệp TDTT.

Đảm bảo có trên 50% người tập TDTT ở cơ sở có đủ dụng cụ và phương tiện để tập luyện.

II.2. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ THAO TRONG NHÀ TRƯỜNG

II.2.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển

+ Quan điểm phát triển

  • Giáo dục thể chất là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
  • Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao.

Giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao (TT) trong nhà trường có vị trí chiến lược, đây là một bộ phận quan trọng của toàn bộ công tác giáo dục, là cơ sở đào tạo nhân tài thể thao cho xã hội hiện đại.

Sơ đồ 1:

GIÁO DỤC THỂ CHẤT & THỂ THAO  TRONG NHÀ TRƯỜNG

Nền tảng tăng cường thể chất nhân dân

Mảnh đất bồi dưỡng nhân tài thể thao

 

 

+ Mục tiêu phát triển:

 

Mục tiêu phát triển GDTC&TT trong nhà trường của tỉnh Hậu Giang l đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của TDTT trong học đường giúp cho học sinh, sinh viên phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỷ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho họ học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

II.2.2. Các chỉ tiêu phát triển:

+  Chỉ tiêu tập luyện TDTT nội khóa và ngoại khóa ( Bảng 1.6 )

TT

CHỈ TIÊU

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO GIAI ĐOẠN

2005

2010

2015

2020

1

Số học sinh các trường đảm bảo giờ thể dục nội khóa:

    1. Tiểu học
    2. THCS
    3. PTTH

98 %

98 %

95 %

100 %

100 %

100 %

100 %

100 %

100 %

100 %

100 %

100 %

2

Số học sinh các trường đảm bảo tập luyện TDTT ngoại khóa:

2.1 Tiểu học

2.2 THCS

2.3 PTTH

11 %

14%

21%

30 %

30 %

40 %

50 %

50 %

60 %

70 %

75 %

85 %

3

Số học sinh, sinh viên các cấp đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể:

3.1 Tiểu học

3.2 THCS

3.3 PTTH

91 %

98 %

98 %

95 %

100 %

100 %

100 %

100 %

100 %

100 %

100 %

100 %

- Điều chỉnh số lượng và tỷ lệ giữa học nội khóa và tập luyện ngoại khóa.

- Nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất và tập luyện thể thao để phát triển tỷ lệ đảm bảo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh theo pháp lệnh và qui định. 

- Khuyến khích các em học sinh các cấp tham gia tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe. 

+ Chỉ tiêu về phát triển cơ sở vật chất trong trường học  (Bảng 1.7 )

TT

Cấp học

2009

2010

2015

2020

Tổng diện tích đất  (m2)

Diện tích bình quân/ HS

Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện (% đạt )

DT/HS m2/HS

Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện (% đạt )

DT/HS m2/HS

Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện (% đạt )

DT/HS m2/HS

Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện (%đạt )

I

Tiểu học

188.052

1.88 m2

60 - 65

2

70

2.5

80

2.5

90

II

THCS

112.315

1.30 m2

60

2

80

2.5

85

3

90

III

THPT

29.735

0.79 m2

67

1.5

80

2

85

3

90

+  Chỉ tiêu về giáo viên TDTT (Bảng 1.8)

TT

Cấp học

2008

2010

2015

2020

Tổng số GV

Tỷ lệ GVTD (GV/ HS)

Tổng số GV

Tỷ lệ

GVTD

(GV/ HS)

Tổng sốGV

Tỷ lệ GVTD

(GV/ HS)

Tổng số GV

Tỷ lệ GVTD

(GV/ HS)

I

Tiểu học

159

0,17

(1/565)

175

0,19

(1/526)

215

0,29

(1/345)

255

0,39

(1/256)

II

THCS

132

0,22

(1/447)

148

0,24

(1/416)

188

0,34

(1/294)

228

0,44

(1/227)

III

PTTH

50

0,18

(1/553)

66

0,2

(1/500)

106

0,3

(1/333)

146

0,4

(1/289)

II.2.3. Định hướng công tác đào tạo VĐV năng khiếu các môn thể thao trong trường học

           (Được định hướng trong hệ thống đào tạo VĐV các tuyến năng khiếu)

  II.2.4.  Định hướng hệ thống thi đấu TDTT trường học

          (Được xây dựng trong phương án xây dựng hệ thống thi đấu của tỉnh)

          II.2.5 Các giải pháp phát triển TDTT trong trường học:

+ Tiếp tục đổi mới nhận thức về giáo dục thể chất trường học trong xã hội, trong ngành giáo dục, ngành TDTT và trong các trường học. Giáo dục thể chất trong học đường cần phải được các gia đình, học sinh, sinh viên ủng hộ, tự nguyện tham gia vì lợi ích thiết thực về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, tính tự tin và khả năng giao tiếp, kỹ năng để hoạt động vận động tích cực suốt đời, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+  Thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất trong các trường học các cấp theo đúng quy định mà Bộ GD - ĐT đã ban hành:

  • Tiểu học: trừ lớp 1, 1 tiết/tuần. Còn từ lớp 2 - 5 là 2 tiết/tuần.
  • THCS & PTTH : 2 tiết/tuần.
  • Đại học, Cao đẳng & Trung học chuyên nghiệp: 150 tiết/khóa học.

+  Tổ chức thực hiện tăng nhanh số trường học có tổ chức giờ tập TDTT ngoại khóa, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng buổi tập. Đặc biệt chú trọng ở các trường THCS và tiểu học.

+  Nghiên cứu đổi mới nội dung giảng dạy TDTT giờ học chính khóa, trên cơ sở chương trình khung chuẩn của từng cấp học, theo hướng coi trọng và tiếp tục nâng cao chất lượng giờ học thể dục trong học đường; chú trọng phát triển các hoạt động tập luyện và thi đấu TDTT ngoại khóa thường xuyên một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn các trường; coi trọng các loại hình vận động ưa khí, vừa sức nhằm phát triển sức bền chung và vận động toàn thân.

+ Đổi mới bộ tiêu chuẩn RLTT cho từng cấp học và sớm ban hành để triển khai thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh .

+ Cải tiến hệ thống thi đấu thể thao trong trường học, Hội khỏe Phù đổng các cấp cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển của tỉnh . Đảm bảo thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia thi đấu theo từng cấp học.

+ Nghiên cứu cải tiến hệ thống quản lý công tác GDTC trong các trường, mà trong đó cần thành lập các CLB TDTT trường học làm đơn vị cơ sở và được coi là những tế bào của hệ thống này. Các giáo viên, học sinh và sinh viên cần có nhiệt tình và năng lực tự quản lý công tác GDTC ở từng trường học, nêu cao vai trò tự quản dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT.

+ Đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT cho hệ thống trường học phổ thông; bồi dưỡng nghiệp vụ cho các giáo viên kiêm nhiệm TDTT ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở.

+ Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở VHTTDL phối hợp với Sở Nội vụ có kế hoạch phân bổ chỉ tiêu biên chế cho giáo viên TDTT trong các loại trường theo từng cấp học, để quy hoạch và có kế hoạch tuyển sinh đào tạo giáo sinh TDTT theo phương châm mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo giáo viên TDTT, đảm bảo tăng nhanh về số lượng và chất lượng đến năm 2020 đủ giáo viên chuyên trách TDTT cho các trường. Chú trọng tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cập nhật và nâng cao kiến thức cho giáo viên TDTT của tỉnh trong dịp hè hàng năm.

+ Quy hoạch lại diện tích đất dùng cho các công trình TDTT ở các trường học trong từng huyện, thị và toàn tỉnh. Có kế hoạch đầu tư xây dựng liên thông hệ thống các công trình TDTT giữa các trường, đảm bảo phát huy hết hiệu quả sử dụng của các công trình. Tập trung chủ yếu xây dựng các công trình vừa và nhỏ, không yêu cầu kinh phí lớn. Kết hợp đẩy mạnh công tác xã hội hóa thu hút đầu tư và tham gia của xã hội trong các trường học. Tranh thủ tận dụng cơ sở vật chất của các trung tâm thể thao huyện, thị và thành phố. Từng bước tiến tới tiêu chuẩn hóa các công trình thể thao trong trường học của tỉnh.

+ Ban hành văn bản về các chế độ, chính sách thích hợp để đảm bảo có các trường chuẩn TDTT, có đầy đủ giáo viên chuyên trách, cơ sở vật chất tối thiểu cho TDTT trường học.

+ Đảm bảo cơ sở vật chất một cách cơ bản cho các hoạt động giáo dục thể chất nội và ngoại khoá trong các trường học ưu tiên đầu tư cho các trường ở vùng khó khăn (vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc…)

CHƯƠNG II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO

 THÀNH TÍCH CAO

I Quan điểm, mục tiêu

I.1  Quan điểm phát triển

Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyển chọn, đào tạo đội ngũ vận động viên tài năng thể thao trẻ của tỉnh, từng bước thực hiện chuyên nghiệp hóa một số môn thể thao thuộc thế mạnh của tỉnh. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý, đào tạo, huấn luyện để đáp ứng yêu cầu phát triển của các môn thể thao.

I.2  Mục tiêu phát triển

Giai đoạn 2010 đến năm 2015

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao trong chương trình xây dựng lực lượng VĐV kế thừa và nâng cao thành tích thi đấu thể thao thành tích cao, tập trung đầu tư có trọng điểm ở các môn thể thao, nội dung từng môn, số lượng VĐV đạt đẳng cấp quốc gia và quốc tế ở các tuyến. Cùng với việc nâng cao trình độ huấn luyện viên, giáo viên TDTT, quan hệ với các trung tâm huấn luyện quốc gia, hợp đồng với các HLV nước ngoài để thực hiện  công tác huấn luyện đào tạo các môn thể thao trọng điểm của tỉnh. Bước đầu xã hội hó công tác đào tạo VĐV; phối hợp với các câu lạc bộ, đơn vị ngoài công lập, đơn vị kinh tế để tăng nguồn đầu tư cho công tác đào tạo VĐV ở một số môn thể thao.

          Giai đoạn 2015 và 2020.  

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao theo hướng chuyên nghiệp hóa; đào tạo, sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực có chất lượng cao gồm cán bộ quản lý, HLV, trọng tài, bác sỹ thể thao.v.v. nhằm phục vụ theo hướng chuyên nghiệp cho phát triển TTTTC của tỉnh trong giai đoạn mới; tập trung xây dựng Trung tâm huấn luyện thể thao hiện đại cho từng môn thể thao theo hướng xã hội hóa và phân cấp cho các khu vực đô thị.

II Các phương án, chỉ tiêu phát triển:

II.1 Phương án, chỉ tiêu phát triển lực lượng VĐV

Bảng 1: Phương án phát triển lực lượng VĐV giai đoạn 2010 -2015

TT

Chỉ tiêu

ĐV tính

VĐV

Kế hoạch thực hiện 2010 –2015 2015

2011

2012

2013

2014

2015

 

Số VĐV được đào tạo

200-350

100

156

170

193

195

 

1

Tuyến năng khiếu

90-140

43

55

60

65

65

 

2

Tuyến trẻ

60-120

41

55

57

62

62

 

3

Tuyến đội tuyển

50-90

16

46

53

66

68

 

Bảng 2: Phương án phát triển vđv trong giai đoạn 2015- 2020

2010

2015

2020

I

II

I

II

I

II

Số người tập  thường xuyên

186.649

199.527

236.723

262.698

287.349

322.242

Tổng sốVĐV

653

698

1183

1313

1867

2094

Hệ số

3.5‰

3.5‰

5‰

5‰

6.5‰

6.5‰

  1. Chú thích:      I: Phương án tối thiểu             II: Phương án tối đa

Hệ số k năm 2010: 3.5‰

                             Hệ số k năm 2015: 5‰           Hệ số k năm 2020: 6.5‰

          Công thức tính số lượng vận động viên:

                 N= hệ số k X số người tập luyện thường xuyên( theo năm)

                II.2 Phương án phát triển môn thể thao

+ Giai đoạn 2010 - 2015

Bảng 3: Các môn thể thao đầu tư trọng điểm : 14 môn

TT

Nội dung

Kế hoạch các năm 2010 – 2015

2011

2012

2013

2014

2015

 

CÁC MÔN THỂ THAO MŨI NHỌN

 

1

Bóng đá

Chuyên nghiệp (CN)

CN

5 – 10 CN

5 – 10 CN

1 – 5 CN

 

2

Bóng chuyền

1 – 3

1 - 3

1 - 3

1 - 2

1 – 2

 

3

Bóng rổ

1 – 3

1 - 3

1 - 3

1 - 2

1 – 2

 

4

Taekwondo

3 – 5

3 – 5

2 - 4

1 - 3

1 – 3

 

5

Võ cổ truyền

3 – 5

3 – 5

2 - 4

1 - 3

1 – 3

 

6

Judo

 

7

Đua Ghe Ngo

 

CÁC MÔN THỂ THAO ĐẦU TƯ NÂNG CAO

 

1

Điền kinh 

8 – 10

5 – 7

5 – 6

4 – 5

3 – 4

 

2

Cầu lông

> 8

> 8

5 – 8

4 – 6

3 – 5

 

3

Judo

> 8

> 8

5 – 8

4 – 6

3 – 5

 

4

Quần vợt

> 8

> 8

5 – 8

4 – 6

3 – 5

 

5

Karatedo

> 6

6 – 8

5 – 6

4 – 5

3 – 4

 

6

Bóng rổ

> 6

6 – 8

5 – 6

4 – 5

3 – 4

 

7

Cờ tướng

> 6

6 – 8

5 – 6

4 – 5

3 – 4

 

8

Đua Ghe Ngo

> 5

4 – 5

4 – 5

3 – 4

3 – 4

 

9

Vovinam

> 5

4 – 5

4 – 5

3 – 4

3 – 4

 

Công tác thể thao thành tích cao từ năm 2010 - 2015 trước hết phải hình thành hệ thống đào tạo tài năng thể thao, xác định các môn thể thao mũi nhọn của tỉnh để đầu tư tập trung cả 3 tuyến, giữ vững vị trí trong khu vực, phát triển và duy trì thường xuyên 14 môn thể thao và đặt ra chỉ tiêu đạt  từ 30-40 hạng trung bình của Đại hội TDTT toàn quốc lần VI năm 2010.

     + Giai đoạn đến 2015 và 2020 (phụ lục II.3)

* Nhóm I: Những môn thể thao trọng điểm, có thứ hạng ở các giải toàn quốc và có vận động viên được chọn vào đội tuyển quốc gia.

* Nhóm 2: Những môn có phong trào phát triển rộng, cần thiết đào tạo nhằm hòa nhập thể thao trong nước và mở rộng giao lưu với các đơn vị bạn.

* Nhóm 3: những môn thể thao dân tộc, các môn thể thao giải trí nhằm quảng bá dịch vụ du lịch, các môn thể thao khác …

     Bảng 4: Định hướng phát triển các môn thể thao chuyên nghiệp

Môn thể thao

Giai đoạn

2011 – 2015

2016 – 2020

1. Bóng đá

2. Bóng chuyền

3. Taekwondo

4. Điền kinh

5. Quần vợt

6. Xe đạp

7. Đua Ghe Ngo, thuyền TT

8.  Bóng rổ

9.  Judo

10. Vovinam

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

II.3  Phương án phát triển thành tích thi đấu thể thao 

+ Giai đoạn 2010  -2015

        * Mục tiêu:

Bảng 5 : Đào tạo VĐV đẳng cấp quốc gia từ năm 2010 – 2015

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính (VĐV)

Kế hoạch 5 năm 2010 -   2015

2011

2012

2013

2014

2015

Số VĐV đạt đẳng cấp

52-107

1

Cấp I

40-80

20

22

64

25

25

2

Kiện tướng

12-27

4

5

5

6

6

        Bảng 6: Số lượng huy chương của các môn đạt được của các môn thể thao trong chương trình ( giai đoạn 2010 - 2015)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính (Cái)

Kế hoạch 5 năm 2010 – 2015

2011

2012

2013

2014

2015

Số huy chương đạt được 

150-200

1

Khu vực

60-90

20

2

22

23

23

2

Quốc gia

70-85

30

32

33

35

35

3

Quốc tế 

1-6

1

        + Giai đoạn từ 2010 đến 2020

Bảng 7. Dự báo đẳng cấp và thành tích thể thao của vận động vin của tỉnh năm 2010, 2015 và 2020

        II.4  Phương án xây dựng hệ thống đào tạo VĐV đến năm 2010, 2015 và 2020

TT

Kế hoạch 5 năm ( 2010-2015-2020)

2010

2015

2020

Số lượng vận động viên

64

200

300

1a

Số lượng VĐV đạt đẳng cấp QG

52

107

155

Cấp I

17

25

35

Kiện tướng

4

6

8

1b

Thành tích huy chương đạt được

131

181

245

Khu vực

26

23

40

Quốc gia

14

35

45

Quốc tế

1

2

2

VĐV chuyên nghiệp

3

5

           

        + Giai đoạn 2010 - 2015

Xây dựng hệ thống đào tạo VĐV theo 3 tuyến: năng khiếu, trẻ và đội tuyển; mở rộng không gian tuyển chọn và phát hiện tài năng thể thao; hình thành các Trung tâm huấn luyện thể thao ở các vùng đô thị nhằm tập trung đầu tư một số môn thể thao mũi nhọn mang tầm vóc quốc gia.

        *Phương án xây dựng hệ thống và quy trình đào tạo:

Hệ thống đào tạo VĐV năng khiếu, VĐV trẻ, VĐV đội tuyển tỉnh được xây dựng theo phương án sau :

        +  Giai đoạn từ 2015 đến 2020

Xây dựng hệ thống đào tạo VĐV theo hướng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng cho giai đoạn phát triển mới của tỉnh và của cả nước; hình thành quy trình công nghệ đào tạo VĐV. Xây dựng và hoàn thiện từng bước hệ thống huấn luyện chuyên môn, ứng dụng khoa học công nghệ và hệ thống các điều kiện đảm bảo hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.

        * Phương án xây dựng hệ thống đào tạo.

Hệ thống đào tạo VĐV năng khiếu, VĐV trẻ, VĐV đội tuyển tỉnh và VĐV chuyên nghiệp được xây dựng theo phương án sau (phụ lục II.5)

Sơ đồ 1: Phương án xây dựng hệ thống quản lý thể thao chuyên nghiệp

 

Sở VHTTDL tỉnh

Hiệp hội các môn thể thao tỉnh

Trung tâm quản lý các môn TT tỉnh            Hiệp hội môn TT

Thể thao giải trí               Thể thao sức khỏe     Thể thao chuyên nghiệp

Trợ giúp

CLB TT chuyên nghiệp

Đội ngũ tuyến 2

Đội ngũ tuyến 3

Công ty bỏ vốn

Công ty

Xí nghiệp

địa phương

Các giới xã hội

Bộ phận quảng cáo

Vé vào cổng

Hội vận động viên

Câu lạc bộ thiếu niên; trường học thể thao cấp, cấp tỉnh; trường thể thao

các  đơn vị; các đội tuyển học sinh các cấp,…

Quảng

cáo

Trợ giúp

thương nghiệp

 

 

 

II.5. Phương án xây dựng quy trình đào tạo vận động viên

Quy trình đào tạo vận động viên được xây dựng gồm :

- Hệ thống tuyển chọn vận động viên

- Định hướng các giai đoạn tuyển chọn

- Số năm tập luyện và độ tuổi vận động viên

- Tiêu chuẩn tuổi và đẳng cấp vận động viên ở một số môn thể - Hệ thống thi đấu của tỉnh

        II.6. Phương án đầu tư kinh phí cho thể thao thành tích cao:

        a.  Giai đoạn đến năm 2015

Kinh phí thực hiện cho chương trình đào tạo - huấn luyện giai đoạn 2010-2015 được xây dựng để đáp ứng cho yêu cầu nhiệm vụ dựa trên cơ sở đã thực hiện các năm trước. Số kinh phí xây dựng tăng lên của giai đoạn trên được bố trí trong phần qui hoạch tổng thể chung của ngành từ năm 2010 - 2015. Trong quá trình thực hiện sẽ điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, điều chỉnh do giá cả tăng, điều chỉnh do thay đổi chế độ chi của các cấp thẩm quyền.

        Kinh phí được bố trí của các tuyến nhằm tập trung cho các môn thể thao mũi nhọn và các môn thể thao được qui hoạch theo từng năm, do vậy kinh phí tăng do tăng các môn thể thao theo quy hoạch đến năm 2015.

KINH PHÍ DỰ TOÁN CHO 1 VĐV TRONG 1 NĂM CỦA TỪNG TUYẾN THỂ THAO TRONG CHƯƠNG TRÌNH

  1. Tuyến Năng khiếu

     - Kinh phí bồi dưỡng tập luyện cho 01 VĐV:

    1.500.000đ x 12 tháng = 18.000.000đ

     - Trang phục tập luyện 1 năm      =       1.200.000 đ

- Dụng cụ tập luyện, dụng cụ bổ trợ, bảo hộ, sân bãi, tài liệu…= 2.800.000đ

                  • Tổng cộng: 22.000.000 đ
  1. Tuyến Trẻ
  • Kinh phí bồi dưỡng tập luyện cho 01 VĐV:

    60.000đ x 365 ngày = 22.000.000đ

  • Trang phục tập luyện      1 năm         =       1.800.000 đ
  • Dụng cụ tập luyện, dụng cụ bổ trợ, sân bãi , tài liệu… = 4.200.000đ
                  • Tổng cộng: 28.000.000 đ
  1. Tuyến Tuyển
  • Kinh phí bồi dưỡng tập luyện cho 01 VĐV:

   80.000đ x 365 ngày = 30.000.000đ

  • Trang phục tập luyện      1 năm         =       2.000.000 đ
  • Dụng cụ tập luyện, dụng cụ bổ trợ, bảo hộ, sân bãi , tài liệu… = 6.000.000đ
                  • Tổng cộng: 38.000.000đ
                  • Đơn vị tính: triệu đồng

Tuyến

2012

2013

2014

2015

Tổng

Tuyến NK

4576

5060

5566

6138

21340

Tuyến Trẻ

3136

3444

3780

4172

14532

Tuyến Tuyển

2508

2774

3049

3344

11666

10220

11278

12386

13654

47538

Bảng 8: Kinh phí đào tạo

* Phương án 2:

1. VĐV năng khiếu

2. Đội tuyển trẻ

3. Đội tuyển tỉnh

- Dinh dưỡng 50.000

- Tiền công 30.000

-Tiền trang bị 2.000.000/năm

- Chi phí gián tiếp 2.800.000/tháng (phục vụ, huấn luyện)

- Dinh dưỡng 70.000

- Tiền công 50.000

- Tiền trang bị 3.000.000/năm

- Chi phí gián tiếp 4.200.000/tháng (phục vụ, huấn luyện)

- Dinh dưỡng 90.000

- Tiền công 80.000

- Tiền trang bị 4.000.000/năm

- Chi phí gián tiếp 6.000.000/tháng(phục vụ, huấn luyện)

b. Giai đoạn đến năm 2015 và năm 2020

Các chỉ số dự báo kinh phí đầu tư cho thể thao thành tích cao đến năm 2015 và năm 2020 sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn và mức độ chuyên nghiệp hóa các môn thể thao theo quy hoạch ở phần II.3.

II.7 Các giải pháp:

  1. Chỉ đạo mỗi trung tâm thể thao huyện, thị tập trung đầu tư nâng cao một số môn thể thao mũi nhọn mang tầm vóc quốc gia. Việc xác định trung tâm từng môn tại các huyện - thị căn cứ theo thế mạnh của huyện thị đối với môn đó (lực lượng HLV giàu kinh nghiệm, có cơ sở vật chất thích hợp, có nhiều VĐV xuất sắc,…). Các trung tâm này tuyển chọn và huấn luyện không phải chỉ dành cho VĐV của huyện - thị nhà mà cả những VĐV năng khiếu các huyện khác. Sự tập hợp nhiều tài năng từ các nơi sẽ tạo sự tranh đua, cọ sát lành mạnh trong lúc tập luyện, giúp nâng cao nhanh chóng trình độ tập luyện của VĐV.

b. Đề án thành lập “Trường phổ thông năng khiếu” là mô hình vừa tạo ra “môi trường thể thao” thu nhỏ vừa tạo ra “môi trường học tập” thuận lợi cho VĐV, giúp VĐV phát triển toàn diện. Đề án này cần có sự thống nhất bàn bạc giữa Sở VHTTDL và Sở GD&ĐT để đạt được mục đích trên.

c. Thành lập Hội các nhà quản lý thể thao. Mục đích của Hội là nâng cao năng lực và kỹ năng quản lý của các thành viên trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay. Các hoạt động chính của Hội bao gồm:

1) Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về những vấn đề quản lý thể thao, mô hình quản lý CLB;

2) Tổ chức các lớp học nâng cao trình độ quản lý hay tìm hiểu các văn bản pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến công tác quản lý (chuyên môn, tài chính). Có như vậy, từng CLB, từng Trung tâm, từng Hội sẽ hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn và hỗ trợ một cách đắc lực cho chương trình phát triển VĐV tài năng tỉnh.

d. Mở rộng không gian tìm kiếm và phát hiện các tài năng thể thao. Đây là một ý tưởng về vấn đề “chuyên môn hóa giáo dục thể chất trong trường phổ thông”: không tổ chức giờ thể dục theo lớp mà theo từng nhóm có sở thích tập luyện những môn thể thao khác nhau (phối hợp với các cơ sở tập luyện thể thao gần trường). Với giải pháp này, ngành TDTT sẽ mở rộng được diện tuyển chọn VĐV năng khiếu ban đầu và giảm bớt việc bỏ sót nhân tài; ngành GD-ĐT sẽ giải quyết được khâu khó khăn về mặt bằng tập luyện TDTT cho học sinh và đa dạng hóa được nội dung GDTC trong trường học. Trên cơ sở “chuyên môn hóa GDTC trong trường phổ thông” sẽ thành lập các CLB thể thao học đường và từng bước đa dạng hóa hệ thống thi đấu thể thao trong khối trường học

e. Kết hợp với nhà trường và phụ huynh trong việc phát hiện VĐV tài năng. Ngành TDTT sẽ cung cấp một quyển sổ tay hướng dẫn các chỉ tiêu tuyển chọn cơ bản trong giai đoạn đầu (chiều cao, cân nặng, chiều dài sải tay, chạy tốc độ 30m…) và một số đặc trưng năng khiếu dễ nhận thấy trong một số môn thể thao cơ bản. Giáo viên thể dục hoặc phụ huynh có thể căn cứ vào đó để nhận biết tiềm năng vận động hoặc năng khiếu thể thao của học sinh hoặc con em mình trong các giờ tập luyện thể thao, từ đó có những định hướng hoặc đầu tư đúng đắn.

f. Hệ thống tài năng theo 3 tuyến (năng khiếu tập trung, năng khiếu dự bị tập trung, năng khiếu ban đầu): dành cho những VĐV từ 12 - 14 tuổi (bắt đầu bước vào giai đoạn chuyên môn hóa sâu) có tài năng nổi trội và có thể đạt huy chương ở các giải quốc gia. Ưu tiên mọi điều kiện đảm bảo tốt nhất. Thực hiện hệ thống tổ chức tuyển chọn VĐV; xây dựng chương trình đào tạo dài hạn; hoàn thiện hệ thống thi đấu.

g. Quy trình hóa công nghệ tuyển chọn và huấn luyện. Giải pháp này cần được thực hiện theo hình thức “cuốn chiếu”: hết giai đoạn này mới sang giai đoạn khác, mỗi giai đoạn (giảng dạy kỹ thuật ban đầu, huấn luyện ban đầu, chuyên môn hóa ban đầu, chuyên môn hóa sâu) kéo dài khoảng 6 tháng. Trong 6 tháng các bộ môn, liên đoàn sẽ tập hợp tất cả các tài liệu có liên quan đến quy trình huấn luyện giai đoạn đó bao gồm:

1/ Nguồn tư liệu của tất cả các cá nhân trong bộ môn, liên đoàn.

2/ Nguồn tài liệu từ “Trung tâm thông tin tư liệu TDTT”.

3/ Từ Internet.

4/ Từ việc đặt mua sách, báo từ nước ngoài.

5/ Từ thư viện của Viện Khoa học TDTT, thư viện các Trường ĐH TDTT. Sau khi có đủ nguồn tư liệu, các bộ môn, liên đoàn sẽ tiến hành dịch thuật, tổng hợp, lấy ý kiến các HLV và thông qua Hội đồng huấn luyện để đưa vào ứng dụng thực tiễn.

h. Đầu tư, cải tạo, sữa chữa nâng cấp các cơ sở hiện có, trang thiết bị hiện đại, chuẩn hóa và sử dụng có hiệu quả. Nâng cấp các công trình hiện có nhằm trước mắt tránh xuống cấp, trang bị ánh sáng, thiết bị sân bãi hiện đại để nâng công suất sử dụng ngày đêm.

i. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quy trình đào tạo quản lý điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất cho VĐV.

j. Hướng dẫn các quy định kỹ thuật mới nhất của quốc tế để kịp thời vận dụng vào xây dựng cơ sở vật chất phù hợp nhu cầu tập luyện và có thể tổ chức thi đấu từ qui mô nhỏ đến lớn

k. Nâng cấp xây dựng những công trình thể thao với chất lượng cao và quy mô cục bộ không lớn tại khu vực cây xanh giành cho thể thao và tại những vùng cây xanh dành cho TDTT đó cần phải xây dựng nhiều sân đa năng, tổ hợp sân bóng, tổ hợp sân bi sắt, tổ hợp sân bóng chuyền hay nơi tập dưỡng sinh, các chòi kiên cố để người cao tuổi nghỉ ngơi, chơi cờ vây, cờ tướng,…

l. Xúc tiến xây dựng nhanh các trung tâm thể thao đã được duyệt và sớm đưa vào phục vụ, nếu cần có thể bổ sung xây dựng thêm các trung tâm mới…, vì nhu cầu của người dân rất bức bách đòi hỏi.

m. Tiêu chuẩn hóa HLV theo quốc tế. Chú trọng, ưu tiên đào tạo  các HLV trẻ tham gia các khóa học chính quy lấy bằng cấp huấn luyện quốc tế (bằng A, B, C hay bằng cấp I, cấp II, cấp III,…). Ưu điểm của kế hoạch này là tài liệu học do HLV mang về sẽ là những tài liệu mang khối lượng kiến thức cần thiết và toàn diện đối với từng cấp huấn luyện cụ thể, tạo cơ sở để biên soạn và phổ cập cho những HLV.

n. Lập dự toán đầu tư chi tiết cho các nội dung có trong chiến lược phát triển TTTT cao.

o. Huy động nguồn tài chính của xã hội đầu tư cho TTTT cao.

p. Thực hiện chuyên nghiệp hóa thể thao một số môn thể thao với sự đầu tư của các đơn vị kinh tế.

CHƯƠNG III: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

I. Điều chỉnh các địa điểm DL và xây dựng chỉ tiêu phát triển.

          Địa bàn tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển ngành du lịch, nhất là du lịch sinh thái và du khảo lịch sử, như Chợ nổi Ngã Bảy, Lâm trường Mùa Xuân (huyện Phụng Hiệp), Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Lương Tâm huyện Long Mỹ), khu di tích Tầm Vu (ấp Xẻo Cao, xã Thạnh Xuân), khu di tích Chiến thắng 75 Tiểu đoàn địch năm 1973 (ấp 1 xã Vĩnh Viễn), khu vui chơi sinh thái Tây Đô, khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (huyện Phụng Hiệp), căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (ấp Phương Quới B, xã Phương Bình huyện Phụng Hiệp), rừng tràm Vị Thủy (huyện Vị Thủy), Viên lang Bãi bồi (huyện Long Mỹ).

         I.1 Các phương án  điều chỉnh quy hoạch:

Các phương án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hậu Giang được xây dựng trên cơ sở phương pháp dự báo mức gia tăng bình quân tuyệt đối, bao gồm các phương án cụ thể sau:

  1. Phương án 1 - phương án thấp.

Xây dựng theo quan điểm coi sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo của Hậu Giang là quá trình phát triển tự nhiên do sức hấp dẫn của tài nguyên do đó tốc độ tăng trưởng khách du lịch thấp. Như vậy, theo phương án này, do nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn hạn chế, vì thế sự thu hút khách du lịch của tỉnh không cao so với các tỉnh lân cận như Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.

Phương án này được xây dựng trên cơ sở sự tăng trưởng tự nhiên, không đòi hỏi nỗ lực về đầu tư, là phương án thấp, chưa đáp ứng định hướng chiến lược phát triển du lịch của vùng ĐBSCLvà cả nước, chính vì vậy phương án này đưa ra để tham khảo.

  1. Phương án 2 - phương án chọn        

Được xây dựng theo quan điểm: kết hợp nội lực với các điều kiện quốc tế, trong đó coi nội lực là nguồn lực phát triển chủ yếu của du lịch Hậu Giang được tính toán với tốc độ tăng trưởng cao hơn hiện nay và dựa trên định hướng Chiến lược phát triển du lịch của cả nước và vùng du lịch Nam bộ đến năm 2020; đồng thời dựa trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2010đến 2012. Phương án này phù hợp với xu thế phát triển chung và đáp ứng được mục tiêu quy hoạch nên được chọn làm phương án chủ đạo để tính toán. Tuy nhiên, phương án này cần phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu vui chơi - giải trí - thể thao, các khu du lịch đặc thù, tạo ra được các sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh thu hút khách... do đó tốc độ tăng trưởng khách du lịch cao hơn phương án thấp

  1. Phương án 3 - phương án cao.

Xây dựng theo quan điểm coi trọng nguồn lực phát triển bên ngoài như bối cảnh quốc tế, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nhờ những nỗ lực rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển thị trường du lịch quốc tế cùng với điều kiên rất thuận lợi của bối cảnh quốc tế, sức hấp dẫn của thương hiệu du lịch Hậu Giang, tốc độ tăng trưởng khách du lịch của phương án này cao nhất.

Phương án 3 được xây dựng trên cơ sở những điều kiện rất thuận lợi của bối cảnh quốc tế như tăng trưởng kinh tế thế giới, ổn định về chính trị; những thuận lợi trong quan hệ quốc tế, tốc độ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và của tỉnh, tiếp tục duy trì mức cao; khả năng thu hút đầu tư nước ngoài tăng nhanh tạo sự biến đổi về chất thông qua đầu tư lớn, đồng bộ về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra những sản phẩm du lịch mới độc đáo có sức cạnh tranh trên thị trường du lịch thế giới.

Theo phương án này, mức gia tăng khách du lịch của cả 2 giai đoạn đều cao hơn so với giai đoạn trước và có tính đột biến (xem chi tiết bảng dưới).Phương án này mang lại lợi ích kinh tế cao do số lượng khách du lịch tăng nhanh, doanh thu lớn... nhưng tính khả thi không cao do:

  • Phương án đòi hỏi tính thuận lợi tình hình quốc tế. Tuy nhiên tình hình thế giới lại bất ổn như hiện nay, dịch bệnh nhiều như dịch tả, bệnh cúm gà H5N1, heo tai xanh, các bệnh về đường hô hấp,...cho nên phương án này khó có thể trở thành hiện thực.
  • Phương án đòi hỏi khả năng đầu tư lớn của địa phương, đồng thời phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài sẽ mang rủi ro cao hơn.
  • Với khối lượng khách du lịch lớn tạo thành sức tải lớn đối với tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên, văn hoá xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật... ảnh hưởng đến tính bền vững của du lịch Hậu Giang.
  1. Lựa chọn phương án phát triển.

Căn cứ những phân tích ở trên, phương án 2 được chọn là phương án thực hiện điều chỉnh quy hoạch với lý do sau:

  • Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội và du lịch của Việt Nam, khu vực Nam bộ và ĐBSCL và của tỉnh Hậu Giang.
  • Kết hợp hài hoà được nguồn nội lực với ngoại lực trong đó nội lực là chủ yếu, đảm bảo tính rủi ro thấp.
  • Các nhu cầu về vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch phù hợp không tạo ra quá nhiều áp lực của địa phương nhất là về vốn đầu tư

               Bảng 1:  Dự báo mức gia tăng tuyệt đối khách du lịch tỉnh Hậu Giang.

PA

Stt

Hạng mục

Đv Tính

Tăng trưởng tuyệt đối

 

2009-2010

2010-2015

2015-2020

1

1

Khách DL quốc tế

L/K/năm

200

700

1.000

2

Khách DL nội địa

L/K/năm

2.000

10.000

12.000

2

1

Khách DL quốc tế

L/K/năm

500

2.000

4.000

2

Khách DL nội địa

L/K/năm

5.000

12.000

15.000

3

1

Khách DL quốc tế

L/K/năm

    

8.000

10.000

20.000

2

Khách DL nội địa

L/K/năm

8.000

25.000

30.000

Nguồn: Viện NCPT Du lịch

           I.2 Các chỉ tiêu phát triển

  1. Khách du lịch
  • Năm 2010, tổng số khách du lịch đạt gần 90.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt hơn 8.000 lượt và khách nội địa đạt gần 80.000 lượt.
  • Năm 2015, tổng số khách du lịch đạt gần 160.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt hơn 18.000 lượt và khách nội địa đạt gần 140.000 lượt. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,49%/năm (tổng số khách), 17,03%/năm (khách quốc tế) và 11,96%/năm (khách nội địa)
  • Năm 2020, tổng số khách du lịch đạt hơn 250.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt hơn 38.000 lượt và khách nội địa đạt gần 215.000 lượt. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,91%/năm (tổng số khách), 15,87%/năm (khách quốc tế) và 9,01%/năm (khách nội địa)

                              Bảng 2: Dự báo khách du lịch .

Stt

Hạng mục

Đv

Tính

Năm

Tốc độ tăng trưởng

2010

2015

2020

2010 - 2015

2015 - 2020

1

TỔNG SỐ KHÁCH

L/K

87.376

157.376

252.376

12,49%

9,91%

Ngày khách bình quân

ngày

1,11

1,32

1,53

3,59%

2,95%

Tổng số ngày khách

ngày

96.950

208.262

386.237

16,52%

13,15%

2

KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ

L/K

8.367

18.367

38.367

17,03%

15,87%

Ngày khách bình quân

ngày

1,20

1,50

1,70

4,56%

2,53%

Tổng số ngày khách

ngày

10.040

27.551

65.224

22,37%

18,81%

3

KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA

L/K

79.009

139.009

214.009

11,96%

9,01%

Ngày khách bình quân

ngày

1,10

1,30

1,50

3,40%

2,90%

Tổng số ngày khách

ngày

86.910

180.712

321.014

15,77%

12,18%

Nguồn: Viện NCPT Du lịch

Như vậy trong giai đoạn từ nay đến 2020, trong cơ cấu khách du lịch đến Hậu Giang, khách du lịch nội địa vẫn là loại khách chiếm tỷ trọng lớn nhất, đến năm 2000 khách du lịch nội địa chiếm tỷ lệ hơn 85% trong tổng số khách. Khách du lịch quốc tế của Hậu Giang chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, gần 15% (năm 2020).

Các nguồn khách chính của Hậu Giang bao gồm:

  • Khách du lịch quốc tế:  chủ yếu từ hai nguồn khách chính: 1. Từ Thành phố Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh.   
  • Khách du lịch nội địa: đến Hậu Giang chủ yếu là đến từ Cần Thơ, các tỉnh ĐBSCL, TP Hồ Chí Minh với mục đích tham quan di tích cách mạng, lễ hội, du lịch sinh thái, tham quan các di tích lịch sử văn hoá, vui chơi giải trí v.v...

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, các chỉ tiêu khách du lịch của Hậu Giang đều được điều chỉnh thấp hơn so với Quy hoạch 2004. Đây là sự điều chỉnh hợp lý dựa trên đặc điểm vị trí địa lý kinh tế và tài nguyên du lịch của Hậu Giang trong bối cảnh kinh tế - xã hội và du lịch hiện nay.

Biểu đồ 1:  So sánh hiện trạng - Quy hoạch 2000 - Điều chỉnh: Chỉ tiêu Tổng số khách

Biểu đồ 2: So sánh hiện trạng - Quy hoạch 2000 - Điều chỉnh:

 Chỉ tiêu khách quốc tế

                             

                             

Biểu đồ 3: So sánh hiện trạng - Quy hoạch 2000 - Điều chỉnh:

Chỉ tiêu khách nội địa

                         b. Phòng lưu trú du lịch

Giai đoạn 2004 - 2008, ngày lưu trú bình quân của khách du lịch mới đạt 1,08 ngày. Dự báo, ngày khách bình quân sẽ tăng lên trong các giai đoạn sau:

  • Đối với khách quốc tế ngày khách bình quân đạt 1,20 ngày (giai đoạn 2008 - 2010), 1,50 ngày (giai đoạn 2010 - 2015) và 1,70 ngày (giai đoạn 2015 - 2020).
  • Đối với khách nội địa ngày khách bình quân đạt 1,10 ngày (giai đoạn 2007 - 2010), 1,30 ngày (giai đoạn 2010 - 2015) và 1,50 ngày (giai đoạn 2015 - 2020).
  • Tỷ lệ khách lưu trú trên tổng số khách của Hậu Giang vào các giai đoạn là 70%, 50% và 40%.

Trên cơ sở ngày khách bình quân, hệ số chung phòng và công suất phòng trung bình dự báo tổng số phòng lưu trú du lịch của Hậu Giang đạt 133 phòng (năm 2010), 224 phòng (năm 2015) và 370 phòng (năm 2020).

                         Bảng 3:  Dự báo phòng lưu trú du lịch của Hậu Giang.

Stt

Hạng mục

Đv Tính

Năm

Tốc độ tăng trưởng

2010

2015

2020

2010 - 2015

2015 - 2020

1

NHU CẦU PHÒNG KHÁCH QT

phòng

16

34

69

16,27%

15,21%

2

NHU CẦU PHÒNG KHÁCH NĐ

phòng

117

190

301

10,18%

9,64%

3

TỔNG SỐ PHÒNG

phòng

133

224

370

10,99%

10,56%

Nguồn: Sở VHTT-DL .Viện NCPT Du lịch

                                            Bảng 4:      Phân bổ cơ cấu phòng lưu trú .

Stt

Hạng mục

Đv Tính

Năm

2010

2015

2020

1

Phòng lưu trú tiêu chuẩn
(từ 1 - 3 sao)

phòng

80

134

190

2

Phòng lưu trú cao cấp
(từ 4 - 5 sao)

phòng

 

 

100

3

Các loại hình lưu trú khác
(nhà nghỉ, nhà khách…)

phòng

53

90

80

4

Tổng cộng

phòng

133

224

370

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, chỉ tiêu phòng lưu trú du lịch của Hậu Giang, đều được điều chỉnh thấp hơn so với Quy hoạch 2004. Đây là sự điều chỉnh hợp lý dựa trên đặc điểm vị trí địa lý kinh tế và tài nguyên du lịch của Hậu Giang trong bối cảnh kinh tế - xã hội và du lịch hiện nay.

Biểu đồ 4:  So sánh Hiện trạng - Quy hoạch 2000 - Điều chỉnh: Chỉ tiêu phòng lưu trú.

                                   

c. Thu nhập du lịch

Hiện nay theo thống kê sơ bộ, chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Hậu Giang, trung bình gần 20 USD/khách/ngày. Như vậy mức chi tiêu của khách du lịch đến tỉnh  thấp hơn so với mức chi tiêu trung bình của cả nước. Du khách đến Hậu Giang chủ yếu chi tiêu vào chi phí ăn nghỉ, đi lại... các dịch vụ khác còn hạn chế, các sản phẩm dịch vụ đi kèm còn sơ sài.

Dự báo trong giai đoạn từ nay đến 2020 với những nỗ lực đầu tư phát triển du lịch mức chi tiêu của khách du lịch đến Hậu Giang sẽ tăng lên:

  • Đối với khách quốc tế: đạt mức 30 USD/ngày khách (giai đoạn 2007 - 2010), 50 USD/ngày khách (giai đoạn 2010 - 2015), 80 USD/ngày khách (giai đoạn 2015 - 2020).
  • Đối với khách nội địa: đạt mức 20 USD/ngày khách (giai đoạn 2007 - 2010), 35 USD/ngày khách (giai đoạn 2010 - 2015), 60 USD/ngày khách (giai đoạn 2015 - 2020).

                              Bảng 1.5 Dự báo doanh thu du lịch của HG.

Stt

Hạng mục

Đv Tính

Năm

Tốc độ tăng trưởng

2010

2015

2020

2010 - 2015

2015 -2020

1

THU NHẬP TỪ
KHÁCH DU LỊCH QT

tr.USD

0,30

1,38

5,22

35,53%

30,52%

2

THU NHẬP TỪ
KHÁCH DU LỊCH NĐ

tr.USD

1,74

6,32

19,26

29,48%

24,95%

3

TỔNG THU NHẬP

tr.USD

2,04

7,70

24,48

30,44%

26,02%

tỷ đồng

32,63

123,24

391,66

30,44%

26,02%

Nguồn: Viện NCPT Du lịch

Thu nhập từ hoạt động du lịch của Hậu Giang năm 2010 đạt 2,04 tr.USD (tương đương 32,63 tỷ đồng), năm 2015 đạt 7,70 tr.USD (tương đương 123,24 tỷ đồng),  năm 2020 đạt 24,48 tr.USD (tương đương 391,66 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 30,44%/năm (giai đoạn 2010 - 2015) và 26,02%/năm (giai đoạn 2015 - 2020)

                              Biểu đồ 2: So sánh Hiện trạng - Quy hoạch 2000 - Điều chỉnh: Chỉ tiêu thu nhập du lịch

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, chỉ tiêu thu nhập du lịch của Hậu Giang đều được điều chỉnh phù hợp dựa trên đặc điểm vị trí địa lý kinh tế và tài nguyên du lịch của HG trong bối cảnh kinh tế - xã hội và du lịch hiện nay.

d. GDP du lịch và tỷ trọng của du lịch trong cơ cấu kinh tế quốc dân.

Theo dự báo, GDP Du lịch và tỷ trọng của du lịch trong cơ cấu kinh tế quốc dân của du lịch Hậu Giang năm 2010 đạt 1,43 tr.USD (chiếm tỷ trọng 0,32% GDP tỉnh ), năm 2020 đạt 5,39 tr.USD (chiếm tỷ trọng 0,60% GDP tỉnh ) và năm 2020 đạt 17,14 tr.USD (chiếm tỷ trọng 1,01% GDP tỉnh ). Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch đạt 30,44%/năm (giai đoạn 2010 - 2015) và 26,02%/năm (giai đoạn 2015 - 2020)

                         Bảng 6: Dự báo GDP du lịch và tỷ trọng của Du lịch trong cơ cấu kinh tế quốc dân

Stt

Hạng mục

Đv

Tính

Năm

Tốc độ tăng trưởng

2010

2015

2020

2010 -

2015

2015 -

2020

1

TỔNG GDP 
(theo giá cố định 1994)

tr.USD

452,73

904,36

1.703,55

14,84%

13,50%

tỷ đồng

4.980,00

9.948,00

18.739,00

14,84%

13,50%

2

GDP DU LỊCH

tr.USD

1,43

5,39

17,14

30,44%

26,02%

3

TỶ TRỌNG CỦA

DU LỊCH TRONG GDP TỈNH

%

0,32%

0,60%

1,01%

13,59%

11,03%

Nguồn:Viện NCPT Du lịch

                       e. Nhu cầu vốn đầu tư du lịch.

Hệ số ICOR của du lịch Hậu Giang trong giai đoạn từ nay đến 2020 từ 3,50 đến 3,80. Trên cơ sở hệ số ICOR, nhu cầu vốn đầu tư du lịch Hậu Giang giai đoạn 2007 - 2010 là 36,35 tr.USD, giai đoạn 2010 - 2015 là 194,40 tr.USD,  giai đoạn 2015 - 2020 là 593,63 tr.USD.

                              Bảng 7:          Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch

Stt

Hạng mục

Đv Tính

Năm

Tốc độ tăng trưởng

2010

2015

2020

2010 - 2015

2015 - 2020

1

GDP DU LỊCH TỈNH 

tr.USD

1,43

5,39

17,14

30,44%

26,02%

2

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP DL

%

32,59%

30,44%

26,02%

-1,35%

-3,09%

3

HỆ SỐ ICOR TỈNH 

 

4,00

4,50

4,60

2,38%

0,44%

4

HỆ SỐ ICOR DU LỊCH

 

4,00

4,20

4,50

0,98%

1,39%

5

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

Tỷ VNĐ

35,86

183,14

581,30

38,56%

25,99%

6

Triệu USD

3,26

16,65

52,85

38,56%

25,99%

Nguồn: Viện NCPT Du lịch

                      

           f. Dự báo lao động du lịch

Dựa vào nhu cầu lao động tính bình quân trên một phòng khách sạn của cả nước và khu vực là 2,50 lao động/1 phòng lưu trú và 1 lao động trực tiếp thì phát sinh 2 lao động gián tiếp. Căn cứ vào chỉ tiêu lao động bình quân, dự báo lao động du lịch của Hậu Giang đạt 998 người (năm 2010), 1.680 người (năm 2015) và 2.775 người (năm 2020).

                              Bảng 8: Dự báo lao động du lịch

Stt

Hạng mục

Đv

Tính

Năm

Tốc độ tăng trưởng

2010

2015

2020

2010 - 2015

2015 - 2020

1

Lao động trực tiếp

người

333

560

925

10,99%

10,56%

2

Lao động gián tiếp

người

665

1.120

1.850

10,99%

10,56%

3

TỔNG CỘNG

người

998

1.680

2.775

10,99%

10,56%

Nguồn: Viện NCPT Du lịch

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, chỉ tiêu lao động du lịch của Hậu Giang đều được điều chỉnh thấp hơn so với Quy hoạch 2004. Đây là sự điều chỉnh hợp lý dựa trên đặc điểm vị trí địa lý kinh tế và tài nguyên du lịch của Hậu Giang trong bối cảnh kinh tế - xã hội và du lịch hiện nay và phù hợp với quy mô phòng lưu trú du lịch của HG.

II. Định hướng tổ chức không gian

                       II.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian du lịch trong giai đoạn từ nay đến 2020.

II.1 .1 Các yếu tố bên ngoài
  • Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và du lịch khu vực ĐBSCL
  • Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và du lịch khu vực nam sông Hậu.
            II.1 .2 Các yếu tố bên trong

Các yếu tố bên trong là điều kiện tổ chức cho việc phát triển tiềm năng du lịch của tỉnh Hậu Giang.

  • Tiềm năng du lịch và hiện trạng phát triển du lịch của Hậu Giang;
  • Tôn tạo, tu bổ và bảo tồn các điểm di tích lịch sử, các điểm du lịch hiện có, tiến hành xây dựng hoàn chỉnh các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí tổng hợp.

         -    Các định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn từ  2010 và sau 2010; Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, các shop mua sắm, các phương tiện vận chuyển.

  • Các định hướng đô thị hoá với thành phố Vị Thanh, TX Ngã Bảy là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh và là động lực phát triển chính;
  • Định hướng phân chia lãnh thổ hành chính của tỉnh trong giai đoạn tới với việc hình thành 1 thành phố, 2 thị xã. Việc phát triển thành phố thị xã nằm trên các tuyến giao thông du lịch chính của tỉnh sẽ góp phần tạo lập thêm các trung tâm dịch vụ và đô thị thành động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch của các khu vực lân cận.

          Định hướng phát triển kinh tế chính trị  Đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có khả năng phát triển 18 đô thị theo tiêu chuẩn quốc gia, trong đó có:

  • 1 đô thị loại 2 là thành phố Vị Thanh.

-  1 đô thị loại 3 và 2 đô thị loại 4.

II.2. Điều chỉnh các định hướng tổ chức không gian du lịch Hậu Giang.

II.2.1  Hướng phát triển

Hướng quy hoạch trước đây chưa thể hiện được nội dung hướng phát triển không gian du lịch của Hậu Giang, đây là một bất cập. Trong Điều chỉnh Quy hoạch 2009 đã khắc phục bất cập này, hướng phát triển không gian du lịch Hậu Giang sẽ tập trung vào các hướng sau.

  • Hướng phát triển thứ nhất: là hướng phát triển theo trục trung tâm là động lực phát triển của tỉnh Hậu Giang.
  • Hướng phát triển thứ hai: là hướng phát triển theo hướng quốc lộ 1A là cửa ngõ đón khách quốc tế và khu vực phụ cận là trung tâm động lực phát triển cùng với thị xã Ngã Bảy là trung tâm dịch vụ du lịch. Đồng thời liên kết các tuyến điểm du lịch đi bán đảo Cà Mau.

- Hướng phát triển thứ 3: là hướng phát triển theo quốc lộ 61 là hướng phát triển tạo khả năng kết nối giữa khu vực trung tâm với khu vực Nam biển Tây theo hướng này trung tâm động lực sẽ là khu vực biển đảo Phú Quốc Hà Tiên qua nước bạn Campuchia, Thái Lan.

II.2. 2 Các cụm du lịch

Trong Quy hoạch 2005, không gian du lịch Hậu Giang được phân chia thành 3 cụm du lịch chính bao gồm:

  • Cụm du lịch trung tâm: thành phố Vị Thanh - Vị Thủy - Long Mỹ
  • Cụm du lịch TX Ngã Bảy - Phụng Hiệp
  • Cụm du lịch Châu Thành - Châu Thành A

Việc phân chia các cụm du lịch theo Quy hoạch 2004 là chưa hợp lý, còn tồn tại một số điểm bất cập do còn bỏ sót tiềm năng du lịch của khu vực phụ cận và các vùng nông thôn có thế mạnh khai thác du lịch kết hợp du lịch.

Định hướng tổ chức không gian trong Điều chỉnh Quy hoạch 2004 sẽ điều chỉnh tập trung vào các phương hướng sau:

  • Xác định lại hệ thống các cụm du lịch Hậu Giang theo hướng hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
  • Các cụm du lịch điều chỉnh để đảm bảo khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh.
  • Loại bỏ các cụm du lịch không đủ điều kiện về tài nguyên du lịch, khả năng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng không thuận lợi.

Trên cơ sở các phương hướng điều chỉnh, hệ thống các cụm du lịch của Hậu Giang bao gồm 4 cụm du lịch.

  1.  Cụm du lịch trung tâm

Đây là cụm du lịch giữ nguyên theo định hướng cụm du lịch trung tâm thành phố Vị Thanh - Vị Thủy - Long Mỹ của Quy hoạch 2005 có mở rộng về phía Bắc để khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng  kết hợp tham quan các di tích cách mạng....

  • Quy mô: Cụm du lịch trung tâm bao gồm khu vực thành phố Vị Thanh và các khu vực phụ cận thuộc các huyện Vị Thủy, Long Mỹ
  • Tính chất: là cụm du lịch trung tâm và là đầu mối điều hành hoạt động du lịch của HG với các loại hình sản phẩm dịch vụ chính bao gồm: du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái, tham quan di tích lịch sử văn hoá, di tích lịch sử cách mạng...
  • Các điểm tiềm năng chính: Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, khu du lịch vui chơi Sinh thái Tây Đô, khu du lịch Hồ Đại Hàn, khu du lịch Rừng tràm Vị Thủy , khu Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, Đền thờ Bác Hồ, Di tích Chiến thắng 75 lượt Tiểu đoàn địch.
  • Trung tâm của cụm là thành phố Vị Thanh.
  1. Cụm du lịch Đông Bắc

Đây là cụm du lịch có tiềm năng du lịch lớn nhất của Hậu Giang giữ nguyên theo định hướng của Quy hoạch 2004.

  • Quy mô: bao gồm khu vực huyện Châu Thành và Châu Thành A dọc theo đường quốc lộ 1A và quốc lộ 61. Đây là cụm du lịch bao gồm hầu hết những giá trị tài nguyên du lịch ở khu vực ven sông Hậu và một phần kinh xáng Xà No.
  • Tính chất: là cụm du lịch phía Đông Bắc giáp thành phố Cần Thơ thành phố trực thuộc trung ương với các loại hình sản phẩm dịch vụ chính bao gồm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan di tích lịch sử cách mạng, du lịch văn hoá.
  • Các điểm tiềm năng chính: du lịch sinh thái vườn (homestay), nghỉ dưỡng, sông nước kết hợp tham quan di tích lịch sử cách mạng.
  • Trung tâm của cụm là khu vực thị trấn Ngã Sáu.
  1. Cụm du lịch Tây Bắc

Đây là cụm du lịch giữ nguyên theo định hướng cụm du lịch Tây Bắc (thị trấn và phụ cận) của Quy hoạch 2004.

  •  Quy mô: Cụm Du lịch Tây Bắc bao gồm các khu vực giáp giới tỉnh Kiên Giang và huyện Thốt Nốt của tỉnh Cần Thơ.
  •  Tính chất: là cụm du lịch phía Tây Bắc với các sản phẩm dịch vụ chính bao gồm du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái, du lịch thương mại. 
  •  Các điểm tiềm năng chính: các điểm di tích lịch sử cách mạng liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ……
  •  Trung tâm của cụm là khu vực thị trấn và các điểm du lịch sinh thái.
  1.  Cụm Du lịch Đông Nam

Là cụm du lịch mới phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch của Khu vực chợ nổi, Ngã Bảy, khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ…

  • Quy mô: bao gồm huyện Châu Thành, TX. Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp.
  • Tính chất: là cụm du lịch phía Đông Nam tỉnh với các sản phẩm du lịch khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái, văn hóa…
  • Các tiềm năng chính: bao gồm các khu vực có tiềm năng du lịch sinh thái các tiềm năng du lịch văn hóa gắn với các làng nghề truyền thống.
  • Trung tâm của cụm là thị xã Ngã Bảy.
                               II.2. 3 Các trung tâm du lịch:
  1.  Trung tâm du lịch thị xã :
  • Vai trò: Trung tâm du lịch có vị trí thuận lợi khi nằm trên tuyến QL 61 lại có mối liên hệ thuận lợi bằng đường bộ, đường .thủy, với các tỉnh khác và liên hệ dễ dàng với các khu, điểm du lịch khác trong phạm vi toàn tỉnh, do đó có vai trò là trung tâm du lịch của Cụm du lịch trung tâm, đồng thời là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá, du lịch của tỉnh.
  • Chức năng của trung tâm du lịch:
    1. Là đầu mối đón tiếp, phân phối khách đi các khu, điểm du lịch trong tỉnh.
    2. Là Trung tâm dịch vụ du lịch, cung cấp các dịch vụ tổng hợp cho hệ thống du lịch toàn tỉnh.
    3. Là Trung tâm vui chơi giải trí lớn trong hệ thống du lịch toàn tỉnh.
    4. Là Trung tâm lưu trú và tổ chức một số loại hình du lịch đặc thù như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE (Hội thảo, hội nghị...)
  1. Trung tâm du lịch thị xã
  • Vai trò: là trung tâm dịch vụ của Cụm du lịch Đông Bắc
  • Chức năng
    1. Là đầu mối đón tiếp khách du lịch của Cụm du lịch Đông Bắc
    2. Là trung tâm cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống phục vụ khách du lịch tại Cụm du lịch Đông Bắc.
  1. Trung tâm du lịch thị trấn Cái Tắc
  • Vai trò là trung tâm du lịch dịch vụ của cụm Du lịch Tây Bắc
  • Chức năng
  • Đầu mối đón tiếp khách của Cụm du lịch Tây Bắc
  • Trung tâm dịch vụ cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống phục vụ khách du lịch tại Cụm du lịch Tây Bắc.
  1. Trung tâm du lịch thị trấn Cây Dương.
  • Vai trò: Đây là trung tâm du lịch mới phát triển theo đóng vai trò là trung tâm dịch vụ của cụm Du lịch Đông Nam.
  • Chức năng
    1. Đầu mối đón tiếp khách của Cụm du lịch Đông Nam
    2. Trung tâm dịch vụ cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống phục vụ khách du lịch tại Cụm du lịch Đông Nam.
  1. Trung tâm du lịch thành phố Vị Thanh. 

Là trung tâm du lịch hình thành trên cơ sở thành phố Vị Thanh được thành lập mới trong giai đoạn tới

  • Vai trò: là trung tâm dịch vụ du lịch trên tuyến du lịch theo QL 61
  • Chức năng: là trung tâm dịch vụ du lịch cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
  1. Trung tâm du lịch thị xã Ngã Bảy

Là trung tâm du lịch hình thành trên cơ sở thị xã Ngã Bảy được thành lập mới trong giai đoạn tới.

  • Vai trò là trung tâm dịch vụ du lịch trên tuyến du lịch theo đường  QL 1A
  • Chức năng: là trung tâm dịch vụ du lịch cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
                       II.2.4 Các  điểm du lịch:

Hệ thống các điểm du lịch của Hậu Giang bao gồm:

  1.  Các điểm du lịch có ý nghĩa quan trọng

Đây là các điểm du lịch có giá trị tài nguyên du lịch cao, có khả năng phát triển thành các khu du lịch tổng hợp mang tầm cỡ quốc gia đồng thời là hạt nhân tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch của các khu vực lân cận. Theo Quy hoạch 2004, các điểm du lịch có ý nghĩa quan trọng mang tính chất động lực bao gồm:

  • Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, Chiến thắng 75 lượt Tiểu đoàn địch, chiến thắng Tầm Vu là khu vực bảo tồn nguyên vẹn hệ thống các di tích lịch sử cách mạng liên quan đến chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Trong điều chỉnh Quy hoạch 2004 xác định lại hệ thống các điểm du lịch quan trọng và mang tính chất động lực của HG bao gồm:

  • Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng là khu vực có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ có khả năng tạo thành khu du lịch tổng hợp lớn, chợ nổi Ngã Bảy là khu vực có tiềm năng độc đáo về du lịch sinh thái miệt vườn và văn hóa dân tộc.
  1. Các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương

Đây là các điểm du lịch có khả năng phát triển thành các khu điểm du lịch và khai thác hình thành các sản phẩm loại hình du lịch hấp dẫn khách du lịch, hệ thống các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương của Hậu Giang bao gồm:

  • Khu vui chơi sinh thái Tây Đô 
  • Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Tây Đô
  • Khu du lịch Hồ Đại Hàn.
  •  Khu du lịch viên lang Bãi Bồi

 Các điểm du lịch được bổ sung thêm so với Quy hoạch 2004 bao gồm

II.2. 5 Các tuyến du lịch

Quy hoạch 2004 đã đưa ra một số tuyến du lịch chủ yếu của Hậu Giang, đến nay các tuyến du lịch này vẫn còn giá trị tuy nhiên trong Điều chỉnh Quy hoạch 2004 sẽ bổ sung thêm một số tuyến du lịch mới đặc biệt là các tuyến du lịch mang tính quốc tế.

  1.  Các tuyến du lịch liên quốc tế

                      Tuyến du lịch theo Quốc lộ 1 và quốc lộ 1A

  • Là tuyến du lịch bổ sung thêm so với Quy hoạch 2004. Tuyến bắt đầu từ điểm  là huyện Châu Thành A
  • Tuyến du lịch quốc tế theo đường  QL 1A khai thác được tiềm năng các điểm di tích lịch sử cách mạng ở Cụm du lịch Tây Bắc tỉnh kết nối đến các thị trường khách du lịch chính là các tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau.

                       Tuyến du lịch quốc tế theo đường QL 1A

  • Là tuyến du lịch bổ sung thêm so với Quy hoạch 2004 và phát triển tiếp về phía nam kết nối  với bán đảo Cà Mau và phát triển xa hơn đến khu vực biển.
  • Tuyến du lịch này khai thác tiềm năng du lịch thương mại văn hóa nghỉ dưỡng.
  1. Tuyến du lịch liên tỉnh, liên khu vực
  • Tuyến du lịch liên tỉnh Hậu Giang - Tp Hồ Chí Minh - theo QL 1A.
  • Tuyến liên khu vực Hậu Giang - Kiên Giang.
  • Tuyến liên tỉnh Kiên Giang, có khả năng kết nối với các điểm du lịch ở ngoài khu vực Campuchia, Thái Lan.

                       II.3  Xác định thị trường mục tiêu

II.3.1 Phân loại theo vị trí địa lý
  1. Thị trường nước ngoài
  •  Khi Việt Nam gia nhập WTO đã tạo đà cho ngành du lịch có  điều kiện phát triển và trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nước nhà. Đặc biệt khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa đã thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan nghỉ dưỡng và khám phá…Có thể xem khách du lịch quốc tế là chính để Hậu Giang nhắm vào trong quá trình quy hoạch đầu tư và khai thác du lịch  một số quốc gia tiềm năng mà Hậu Giang hướng tới là: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật và Hàn Quốc.
  1. Thị trường trong nước
  •  Thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đát nước đã tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam trên đà phát triển. Giải quyết được nhu cầu vật chất và tinh thần cho đại đa số người dân vì thế xu hướng du lịch hiện nay gia tăng đáng kể. Đây là đối tượng khách chính đáng được quan tâm.
II.3.2.  Phân loại theo đối tượng khách
  1. Khách du lịch quốc tế
  •  Khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng nhiều. nguyên nhân do sự ổn định về chính trị, điều kiện môi trường thiên nhiên, danh lam thắng cảnh có bề dày về di tích lịch sử, đa dạng về văn hóa dân tộc, con người thân thiện hiền hòa hiếu khách. Đối với tỉnh Hậu Giang thì khách du lịch đến chưa nhiều do một tỉnh còn non trẻ (mới được tách từ tỉnh Cần Thơ cũ) các tài nguyên du lịch vẫn còn dạng tiềm năng chưa được đầu tư khai thác đúng mức. Tuy nhiên về tương lai có nhiều triển vọng.

  1. Khách du lịch nội địa
  •  Khách du lịch nội địa đến tỉnh Hậu Giang chủ yếu thông qua đường bộ và đường thủy, đối tượng là lực lượng SVHS, CBCNVC, LLVT, nghỉ dưỡng và tham quan chiến trường xưa…

II.4. Phát triển các loại hình sản phẩm

II.4.1 Du lịch sinh thái
  1. Các loại hình sản phẩm dịch vụ chính bao gồm
  •  Khu bảo tồn thiên nhiên, vườn cây ăn trái, câu cá giải trí, đờn ca tài tử, các trò chơi dân gian, chèo xuồng, đạp xích lô, xe đạp đôi.
  1. Các khu vực phát triển
  •  Thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ.
  1. Đối tượng khách chính
  • Học sinh, sinh viên
  • Cán bộ công nhân viên
  • Khách du lịch nước ngoài
                       II.4. 2 Du lịch văn hóa lễ hội tâm linh.
                       II.4. 3 Du lịch Thương mại và ẩm thực.         
                       II.4. 4 Du lịch cuối tuần và nghỉ dưỡng.

  II.4.5 Du lịch mạo hiểm

Trong trương lai cần xây dựng một số các hoạt động trò chơi lôi cuốn các lực lượng thanh thiếu niên HS thích các loại hình thể thao giải trí và mạo hiểm.

                       II.5 Xây dựng hình ảnh điểm đến

Hình ảnh điểm đến là một vấn đề rất quan trọng đối với quá trình phát triển du lịch của một địa phương, việc xác định hình ảnh của điểm đến là vấn đề quan trọng nó quyết định vấn đề marketing liên quan tiếp theo như chiến lược tiếp thị quảng bá, các kênh phân phối, các phương tiện truyền thông...

Đối với Hậu Giang, hình ảnh điểm đến phải nêu bật được những đặc trưng về tiềm năng và thích hợp với thị trường mục tiêu của Hậu Giang. Căn cứ vào tiềm năng du lịch cũng như xu hướng của thị trường mục tiêu, hình ảnh điểm đến của Hậu Giang xác định bởi các nội dung sau :

  • Là một điểm đến với môi trường sinh thái trong lành.
  • Là một điểm đến an toàn và thân thiện đối với mọi du khách.

                       II.6 Xây dựng các định hướng tuyên truyền quảng bá du lịch

Do phạm vi và thị trường sản phẩm của du lịch  Hậu Giang còn chưa đa dạng vì thế cần chú trọng đến vấn đề xúc tiến, quảng bá các thị trường mục tiêu với những phương pháp thích hợp cho từng thị trường, cho từng thời điểm thích hợp vào điều kiện thực tế.

Công tác quảng bá du lịch Hậu Giang được xác định theo thị trường mục tiêu gồm các nội dung sau.

  • Hình thành các văn phòng tiếp thị du lịch tại các thành phố lớn như Tp Cần Thơ, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như các kênh truyền hình, các báo, tạp chí du lịch.
  • Từng bước quảng bá  hình ảnh du lịch ra thị trường quốc tế qua các kênh truyền hình nước ngoài và các báo, tạp chí…

II.7 Định hướng đào tạo nhân lực và giáo dục cộng đồng

Quy hoạch 2005 chưa có nội dung này, đây là một trong những thiếu sót của Quy hoạch 2005 đặc biệt đối với du lịch một ngành kinh tế có tính chất đặc thù gắn bó chặt chẽ với vấn đề con người và cộng đồng.

                       II.7.1 Đào tạo nguồn nhân lực

  1. Cơ quan có trách nhiệm
  • UBND tỉnh  Hậu Giang
  • Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hậu Giang
  • Sở Giáo dục và Đào tạo
  • Các doanh nghiệp du lịch của tỉnh Hậu Giang
  • Các cơ quan khác có liên quan
  1. Phương pháp thực hiện

Đào tạo với các hình thức khác nhau như dài hạn, ngắn hạn, trực tiếp, gián tiếp. Tăng cường kết hợp với các cơ sở đào tạo đủ điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo.

  1. Nguồn ngân sách
  • Ngân sách hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh
  • Từ nguồn đóng góp của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn
  • Từ các nguồn tài chính khác.

II.7.2 Giáo dục cộng đồng

  1. Cơ quan có trách nhiệm:
  •  UBND tỉnh 
  • Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch 
  • Sở Giáo dục và Đào tạo 
  • Cộng đồng cư dân bản địa
  • Các cơ quan khác có liên quan
  1. Phương pháp thực hiện

Thực hiện giáo dục cộng đồng với nhiều hình thức khác nhau, chú ý đến vấn đề đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hoá của cộng đồng, phải căn cứ vào điều kiện thực tế của cộng đồng để xây dựng các phương pháp giáo dục cộng đồng có hiệu quả.

  1. Nguồn ngân sách
  • Ngân sách hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh
  • Từ nguồn đóng góp của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn
  • Các nguồn tài trợ từ các chương trình phát triển cộng đồng trong và ngoài nước.
  • Từ các nguồn tài chính khác.

CHƯƠNG IV:  QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC THIẾT CHẾ

VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH

  1.  QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA:

I.1 Quan điểm:

Mục tiêu văn hóa đẩy mạnh phát triển các họat động văn hóa thông tin TDTD nâng cao chất lựong xã hội hóa văn hóa trong nhân dân, đặc biệt là chú trọng tới các vùng nông thôn vùng sâu vùng xa, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị về tuyên truyền các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước góp phần xây dựng con người mới XHCN nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ 2020. Để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa đòi hỏi phải xây dựng các quy chế, quy định và thiết chế cho từng lĩnh vực, chú trọng các hoạt động văn hóa ở cơ sở; các quy chế và thiết chế khi xây dưng cần chú trọng đến đặc điểm của từng lĩnh vực và nhu cầu xã hội về mức hưởng thụ các loại hình văn hóa khác nhau, song phải phù hợp với quá trình phát triển theo từng giai đoạn cụ thể để góp phần đẩy mạnh các loại hình văn hóa phát triển lành mạnh.

I.2.Các phương án và chỉ tiêu :

- Đối với các đơn vị quản lý nhà nước cần xây dựng các thiết chế cho phù hợp với từng lĩnh vực, từng khu vực, từng cấp. Khi xây dựng các tiết chế cần phải có sự đóng góp của các đơn vị sự nghiệp các tổ chức xã hội, đặc biệt phải đáp ưng được nguyện vọng của các quần chúng nhân dân.

- Từ nay đến 2015 phải hoàn chỉnh các thiết chế ở các cấp huyện, thị, thành từ 2015 trở đi phải hoàn chỉnh thiết chế trong lĩnh vực văn hóa của toàn tỉnh.

I.3.Các giải pháp:

          - Cần phải triển khai và quán triệt đối với các cán bộ trong và ngoài ngành  để nâng cao nhận thức.

          - Triển khai thực hiện theo từng bước, góp phần hoàn thiện các thiết chế .

- Tổ chức thực hiện họp, hội thảo để lấy ý kiến đóng góp, sửa chửa hoàn chỉnh.

          - Triển khai thực hiện

-  Kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các thiết chế đã được xác lập.

II. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC THIẾT CHẾ THỂ DỤC THỂ THAO:

           II.1 Quan điểm

“Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao cả về quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên… Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học… phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý hành chánh nhà nước và tổ chức liên đoàn hiệp hội thể thao. Chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao cho các tổ chức xã hội và các cơ sở ngoài công lập thực hiện” trích văn kiện Đại hội Đảng X. Muốn thực hiện tốt điều này tỉnh Hậu Giang cần xây dựng và hoàn chỉnh quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị quản lý nhà nước, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức xã hội khác, từ tỉnh đến huyện thị và cơ sở, đặc biệt cần xây dựng các thiết chế quản lý thể dục thể thao đối với các câu lạc bộ, hội ở cấp xã, phường thị trấn.

II.2 Mục tiêu:

-  Mở rộng và nâng cao hiệu quả phong trào TDTT cho mọi người từ tỉnh, huyện, thị và xã, phường, thị trấn; huy động sức mạnh của toàn xã hội chăm lo giáo dục thể chất nhân dân làm cho mỗi người dân được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa thể thao…

-  Tỉnh Hậu Giang phấn đấu đến năm 2015 số người tập luyện TDTT TX chiếm tỉ lệ 27,34; đến năm 2020 đạt tỉ lệ 32,94 và xóa các xã trắng và TDTT; đưa việc tập luyện TDTT thành thói quen hằng ngày của nhân dân.

-  Năm 2010 sẽ hoàn chỉnh quy chế tổ chức nhà nước về TDTT cho tỉnh huyện thị xã và các đơn vị sự nghiệp, trung tâm, trường năng khiếu…

-  Hoàn chỉnh thiết chế hoạt động đối với các CLB, các hội ở cơ sở cho từng đối tượng cụ thể bao gồm: thanh thiếu niên, học sinh, người cao tuổi, người khuyết tật, nông dân, công nhân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cư trú tại xã phường thị trấn. Xây dựng các tiêu chí đối với đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên ở xã phường thị trấn (số lượng, về chuyên môn nghiệp vụ, quy tắc làm việc, các quy định về tiêu chuẩn, chế độ chính sách, về nội dung và hình thức hoạt động…)

II.3 Các phương án và chỉ tiêu:

- Đối với các đơn vị quản lý hành chánh nhà nước, phòng ban phải hoàn chỉnh quy chế tổ chức hoạt động phù hợp với Nghị định 13/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 và Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Chính phủ.

  • Đối với các đơn vị sự nghiệp như Trường, Trung tâm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ TDTT từng bước hoàn chỉnh quy chế tổ chức hoạt động của đơn vị trong năm 2010.
  • Đối với các tổ chức xã hội, liên đoàn, hội, CLB của tỉnh, huyện thị xã khi thành lập phải xây dựng quy chế tổ chức hoạt động trước khi ra quyết định công nhận, phù hợp với Nghị định 73 TTg Chính phủ.
  • Đối với cơ sở xã phường thị trấn từng bước xây dựng các thiết chế về tổ chức hoạt động, đặc biệt đối với hội, hiệp hội và liên đoàn, phù hợp với Nghị định 73/ NĐ-TTg của Chính phủ.
  • Khi tiến hành xây dựng quy chế đối với cấp tỉnh và huyện thị phải căn cứ vào cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, tính cấp thiết, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, vị trí chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, vị trí vai trò, quyền hạn trách nhiệm của từng thành viên.

II.4 Các giải pháp:

- Lãnh đạo tập trung chỉ đạo hoàn chỉnh việc thực hiện các văn bản pháp quy của TW của tỉnh, vận dụng thực tiễn vào điều kiện cụ thể của tỉnh Hậu Giang về: tổ chức bộ máy của tỉnh huyện thị và cơ sở, xây dựng các chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị quản lý nhà nước về thể dục thể thao, các đơn vị sự nghiệp TDTT, các tổ chức xã hội về TDTT để hệ thống này vận hành một cách có hiệu quả.

- Phối hợp tốt với sở nội vụ trong việc phân bổ và điều chỉnh chỉ tiêu và tiêu chuẩn cho từng đơn vị ở các cấp (được sự phê duyệt của HĐND và UBND)

- Các đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện và triển khai quy chế, các thiết chế hoạt động của từng đơn vị đến các thành viên góp phần nâng cao nhận thức và thực hiện đúng theo quy định đã được ban hành.

- Hệ thống hóa và công khai các thủ tục quy trình hồ sơ biểu mẫu để mọi người hiểu biết và thực hiện đúng (minh bạch hóa và công khai hóa).

III. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC THIẾT CHẾ DU LỊCH :

III.1. Quan điểm, mục tiêu:

Nghành du lịch cần chủ động xây dựng kế hoạch đề án phát triển du lịch phù hợp với đặc điểm của tỉnh Hậu Giang, cần phải phối hợp chặt chẽ với các ngành văn hóa, thông tin, TDTT và gia đình để khuyến khích các loại hình du lịch tại tỉnh  luôn ổn định và phát triển. Từng bước xây dựng các thiết chế về du lịch để giúp cho công tác quản lý nhà nước về Du Lịch đạt hiệu quả cao

III.2. Các phương án và chỉ tiêu:

          Cần xây dựng một số tuyến du lịch hợp lý trên địa bàn tỉnh gắn kết với các tuyến du lịch của vùng Nam sông Hậu và các tỉnh khu vực ĐBSCL, trung tâm là Tp Cần Thơ và Tp HCM để cùng hợp tác, tham gia và thực hiện các chuyến du lịch theo yêu cầu của khách:  Lập đề án xây dựng các điểm du lịch và vui chơi giải trí tại tỉnh gồm khu vực Tp V Thanh, TX Ngã Bảy, Huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp.

Từ nay đến 2015 xây dựng các thiết chế ở tất cả các điểm tham quan du lịch, các tua du lịch lữ hành, quy chế hoạt động, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo an ninh ở các khu, điểm tham quan du lịch, các điểm phòng chống chấn thương. Từ 2015-2020 hoàn thiện.

III.3. Các  giải pháp

             Tổ chức xây dựng các quy chế, thiết chế đối với các lĩnh vực về du lịch. Tổ chức hội thảo lấy ý kiến. Hoàn chỉnh các quy định và thiết chế.

Triển khai đến các tổ chức cá nhân có liên quan, thường xuyên kiểm tra việc thực hiên các quy định và đấnh giá hiêu quả ứng dụng.

CHƯƠNG V:

QUY HOẠCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA,

TDTT VÀ DU LỊCH

  1. QUY HOẠCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA:

I.1. Mục tiêu chung:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa có trình độ ngày càng cao, có chuyên môn sâu, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng đồng bộ về cơ cấu, đạt và vượt chuẩn theo Luật Cán bộ, công chức và quy định của Bộ VHTTDL, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.  Tạo mọi điều kiện để công chức, viên chức có điều kiện tham gia học tập và nâng cao trình độ đại học, trên đại học về chuyên môn nghiệp vụ và  lý luận chính trị, ngoại ngữ và tin học.

I.2 Mục tiêu cụ thể:

a.  Về cán bộ:

*  Quy hoạch cán bộ theo trình độ

- Cấp tỉnh:

Đến 2015: 80% cán bộ chuyên môn nghiệp vụ có trình độ đại học đúng chuyên ngành; trong đó có 10 - 15% có trình độ trên Đại học, 20 - 30 % cán bộ quản lý có trình độ cao cấp lý luận chính trị; 60 - 70% cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

Năm 2020: Giải quyết xong vấn đề thiếu hụt cán bộ văn hóa đã qua đào tạo đạt tiêu chuẩn theo các tiêu chí quy định của Nhà nước ở cấp tỉnh.

- Cấp huyện:

Năm 2015: Giải quyết xong vấn đề thiếu hụt cán bộ văn hóa đã qua đào tạo đạt tiêu chuẩn theo các tiêu chí quy định của Nhà nước ở cấp huyện.

Đến năm 2020: Có 80% cán bộ văn hóa cấp huyện, thị có trình độ Đại học chuyên ngành văn hóa, xã hội trở lên. Cấp xã, phường, thị trấn: 80% có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp chuyên ngành văn hóa - xã hội trở lên; 30 - 40% có trình độ Đại học. 100% cán bộ văn hoá cấp xã có trình độ lý luận chính trị, trong đó 40 - 50% có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Hàng năm, 100% cán bộ được bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và những vấn đề liên quan đến văn hóa cơ sở . Giải quyết xong vấn đề thiếu hụt cán bộ văn hóa đạt tiêu chuẩn theo các tiêu chí quy định của Nhà nước ở cấp xã, phường.

* Về quy hoạch cán bộ theo ngành nghề

Vào năm 2015: Cán bộ quản lý là 10,3% tổng số cán bộ và cán bộ nghiệp vụ chiếm khoảng 75% tổng số cán bộ. Cán bộ nghệ thuật chiếm 14,7%. 

Vào năm 2020: Cán bộ quản lý là 10,9% tổng số cán bộ và Cán bộ nghiệp vụ chiếm khoảng 74,2%. Cán bộ nghệ thuật chiếm 14,9%.

* Quy hoạch cán bộ Văn Hóa của ngành theo địa bàn

Vào năm 2015: Cán bộ tại tỉnh chiếm khoảng 30% tổng số cán bộ. Cán bộ tại huyện chiếm 24,2% tổng số cán bộ. Cán bộ cơ sở chiếm 45,8% tổng số cán bộ vào năm 2015.

Đến năm 2020: Cán bộ tại tỉnh chiếm khoảng 29,3% tổng số cán bộ. Cán bộ tại huyện chiếm 24,6% tổng số cán bộ. Cán bộ cơ sở chiếm 46,1% tổng số cán bộ vào năm.

b. Về công tác  đào tạo, bồi dưỡng

- Cấp tỉnh: 10 - 15% cán bộ, công chức văn hóa cấp tỉnh tham gia đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. 70 - 80% số cán bộ văn hóa cấp tỉnh được cử đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý Nhà nước, lý luận chính trị.

- Cấp huyện: 5 - 10% cán bộ, công chức cấp huyện tham gia đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. 100% cán bộ chưa qua đạo Đại học được cử đi học ĐH. 50 - 60% số cán bộ VH cấp huyện được cử đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, lý luận chính trị.

- Cấp xã: 100% cán bộ xã, phường, thị trấn được tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn về công tác văn hóa: Quản lý di tích danh thắng, thư viện, thông tin cổ động, văn nghệ quần chúng… Tổ chức đạo tạo trung cấp và nâng dần lên Cao đẳng, Đại học chuyên ngành văn hóa cho 30 - 40% số  số cán bộ văn hóa các xã, phường, thị trấn;

- Đào tạo bồi dưỡng, chuẩn hoá cán bộ trình độ trung cấp văn hoá quần chúng cho làng văn hoá, nhà văn hoá, khu phố văn hoá.

I.3. Giải pháp

Về đào tạo:

- Phối hợp với Trường Đại học Văn hoá TP. HCM và một số trường khác tiến hành mô hình đào tạo kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành; có kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo chuẩn hoá bậc trung học văn hoá quần chúng, đào tạo chính quy hệ trung học văn hoá quần chúng cho cơ sở. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của các cơ sở đào tạo lớn của Trung ương.

- Gửi đào tạo ở các nước trong khu vực và trên thế giới những học sinh, sinh viên có tài năng trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, văn hóa quần chúng...

Về chính sách:

- Hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, công chức đi đào tạo sau đại học và sử dụng phù hợp cán bộ, công chức sau khi được đào tạo. Thu hút học sinh tốt nghiệp khá giỏi ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên ngành về phục vụ tại địa phương.

- Xây dựng Chương trình phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành VHTT trên cơ sở khảo sát thực trạng và dự báo nhu cầu lao động của toàn ngành. Hỗ trợ kinh phí đào tạo cho cán bộ văn hoá cơ sở, vùng sâu, vùng xa, dân tộc .

- Đổi mới công tác kế hoạch hoá đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Đưa các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thành những chỉ tiêu cơ bản trong mục tiêu phát triển của từng lĩnh vực và toàn ngành VHTT. 

  1. QUY HOẠCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỂ DỤC THỂ THAO:

II.1. Quan điểm:

- Từ năm 2010 cả nước bước sang giai đoạn cuối thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần X năm 2006  với nhiều thắng lợi mới trong công cuộc xây dựng đất nước. Ngành Thể dục Thể thao Hậu Giang phải có sự đột phá vươn lên để thực hiện nhiệm vụ chính trị mà tỉnh uỷ và UBND tỉnh giao phó. Để đáp ứng phong trào thể dục thể thao trong thời gian tới 2010 - 2020 phải cần thiết cải tiến, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức quản lý TDTT toàn tỉnh theo luật TDTT.

          - Hoàn thiện bộ máy tổ chức TDTT từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 và Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Chính phủ.

II.2. Mục tiêu:

+ Cấp tỉnh:

- Xây dựng các loại hình cơ sở thể thao theo quy định của chương IV từ điều 54 đến điều 63 của Luật TD, TT.       

- Hoàn thiện hệ thống quản lý các tổ chức hoạt động của tất cả các tổ chức liên đoàn, hiệp hội thể thao từng môn theo xu hướng xã hội hóa từng môn thể thao.

          - Củng cố và kiện toàn đẩy mạnh các hoạt động của liên đoàn và hội thể thao từng môn trọng điểm của tỉnh và các môn có phong trào phát triển mạnh.

- Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TDTT bao gồm cán bộ quản lý, HLV, trọng tài giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về chính trị, có bản lĩnh, phẩm chất đạo đức và năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác TDTT trong giai đoạn mới. Từng bước đào tạo bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ TDTT tỉnh, các huyện và giáo viên TDTT.

+ Cấp Huyện:

  • Xây dựng bộ máy tổ chức thể dục thể dục thể thao cấp huyện một cách thống nhất là trung tâm thể dục thể thao, chịu sự quản lý của UBND các huyện – thị xã và chịu sự quản lý chuyên môn của Sở VHTTDL.
  • Củng cố và kiện toàn tổ chức hoạt động các chi hội, các câu lạc bộ thể thao từng môn dưới sự quản lý của Trung tâm Thể dục thể thao cấp Huyện, đẩy mạnh cơng tc xã hội hoá các câu lạc bộ.

+ Cấp Phường - Xã:

          Xây dựng bộ máy, cơ chế hoạt động của tổ chức thể dục, thể thao ở cấp xã, phường, thị trấn trong tỉnh:

  • Căn cứ vào tình hình thực tế về điều kiện kinh tế - xã hội, về cơ sở vật chất và phong trào thể dục, thể thao trên địa bàn, UBND xã, phường, thị trấn thành lập các loại hình cơ sở thể dục, thể thao như: Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Trung tâm TDTT, Trung tâm Văn hóa - TDTT và giáo dục cộng đồng, Nhà Văn hóa - TDTT hoặc câu lạc bộ thể thao để tiến hành các hoạt động thể thao trên địa bàn cấp xã, phường, thị trấn.
  • Phối hợp với các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, các cơ quan hành chính chuyên ngành cấp xã như: Đoàn thanh niên, Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Công an xã, Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Ban Chỉ huy Quân sự xã .v.v. thành lập các CLB TDTT phù hợp với lứa tuổi, điều kiện thực tế của địa phương để thành lập, căn cứ vào hoàn cảnh thực tế và nhu cầu tập luyện của các đối tượng cư trú trên địa bàn.
  • Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trên địa bàn xã phường; đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện tập luyện cho TDTT, động viên và khuyến khích cấp php thành lập các cơ sở dịch vụ TDTT theo mô hình xã hội hóa TDTT thực hiện Nghị định của Chính phủ đã ban hành.

II.3 Các phương án, chỉ tiêu :

II.3.1 Định hướng xây dựng hệ thống tổ chức,  quản lý ngành TDTT tỉnh 

  1. Định hướng mô hình khái quát

Sơ đồ đo tạo nguồn nhân lực 

Đầu vào (Input)

Xử lý

Chính sách và những

qui định của nhà nước

Ngân sách nhà nước

Nguồn tài trợ và đầu

tư của các tổ chức

cá nhân

Dụng cụ và thiết bị

Truyền thông

Hệ thống tổ chức, quản lý

Các dịch vụ

Nguồn nhân lực

Hình

chóp

của sự

phát

triển

TDTT

Đầu ra (out put)

Thi đấu ASIAD, SEAGAMES

Thành tích của các

 cuộc thi đấu quốc tế

Tổng tài sản

thể thao của tỉnh

Quản trị

 

 

 

Mô hình khái quát của quá trình phát triển thể thao cho phép ta đánh giá được việc phát triển thể dục, thể thao theo xu hướng phát triển của thế giới với quan điểm đa chiều và đa cấp. Do sự phức tạp của mô hình và tính thời sự của những dữ liệu hiện hữu, trong quy hoạch này chỉ định hướng ra của mô hình và những yếu tố giúp cho việc xây dựng mô hình tổ chức hoạt động TDTT của tỉnh. 

  1. Phương án hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý các hoạt động TDTT tỉnh  giai đoạn 2010 - 2020:

TỔ CHỨC BỘ MÁY

NGUỒN NHÂN LỰC

Quản lý nhà nước

Quản lý sự nghiệp

Quy hoạch đào tạo

Chính sách nhân tài

Quản lý xã hội

Đào tạo nước ngoài

Liên kết đào tạo

Đào tạo lại

Bồi dưỡng nâng cao

Sơ đồ 5.1 Phương án xây dựng các cơ sở thể thao theo quy định của Luật TD, TT (theo chương IV, điều 54 đến điều 63)

 

 Sơ đồ 5.2

Sở VHTTDL

Các phòng chức năng quản lý các hoạt động TDTT

Các cơ sở thể thao

Trung tâm huấn luyện VĐV

Trung tâm TDTT

CLB thể thao chuyên nghiệp

Trường NK thể thao

Cơ sở dịch vụ hoạt động TT

Đơn vị sự nghiệp TDTT

Doanh nghiệp thể thao

 

 

 

 

II.3.2  Quy hoạch đội ngũ cán bộ TDTT của tỉnh:

Việc quy hoạch, sử dụng đội ngũ cán bộ TDTT từ năm 2009 đến năm 2010 và  2020 theo định hướng từng bước đáp ứng nhu cầu cho các lĩnh vực hoạt động của phong trào TDTT trong Tỉnh và nâng cao trình độ cán bộ có trình độ chuyên môn, có kiến thức khoa học, để tiến đến sự đồng bộ về cơ cấu đội ngũ cán bộ.

Dựa trên các nguyên lý, quy luật quản lý tối ưu giữa người quản lý , người hướng dẫn và người tập TDTT trong khoa học quản lý, đồng thời căn cứ kết quả điều tra nghiên cứu nhu cầu cán bộ TDTT, dự báo nhu cầu tỷ lệ và số lượng chức danh cán bộ ngành TDTT thời kỳ 2009 - 2010 và đến 2020 như sau:

Bảng 1: Quy hoạch tỷ lệ cán bộ tdtt trên số người tập luyện TD,TT:

Loại cán bộ

2010

2015

2020

Cán bộ ngành TDTT tỉnh HG (số người/tập luyện)

2/1000

2.5/1000

3/1000

Bảng 2:  Quy hoạch nhu cầu đào tạo cán bộ

Trình độ cán bộ

2010

2015

2020

Trên Đại học (từ Cao học trở lên)

(số người)

2

5

10

Có trình độ Đại học (tỷ lệ % trên số cán bộ TDTT trong tỉnh)

15 %

25 %

40 %

Có trình độ chuyên môn Trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng

18 %

30 %

50 %

Phụ thuộc vào các quy định của nhà nước, sự phát rển số người tập luyện TDTT hàng năm, chất lượng đội ngũ cán bộ, HLV, HDV, đồng thời căn cứ quy mô phát triển cơ sở vật chất, mức độ xã hội hóa các hoạt động TDTT, Sở VHTTDL xây dựng cụ thể kế hoạch ngắn hạn để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của ngành đáp ứng cho từng giai đoạn phát triển.

 

II.4 Các giải pháp :

II.4.1. Từ nay đến năm 2010 tiến hành kiện toàn bộ máy tổ chức của Sở từ cấp Tỉnh cho đến các cấp cơ sở, đi đôi với việc phân cấp nhân sự, cán bộ cũng như các huấn luyện viên và hướng dẫn viên TDTT.

II.4.2. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm, Tổng cục TDTT tổ chức hoặc các lớp chuyên môn như: thanh tra, tài chính, Quản lý hành chính, cũng như các khóa chính trị Trung-Cao cấp do trung ương tổ chức.

II.4.3. Đào tạo lại các cán bộ đại học hoặc học sau đại học : cử các cán bộ trẻ có năng lực , phẩm chất tốt đi học cao học hoặc nghiên cứu sinh chuyên ngành giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao

II.4.4. Đào tạo quy hoạch số huấn luyện viên có trình độ chuyên môn cao ở một số môn thể thao mũi nhọn của tỉnh như: bi sắt, bóng rổ, Judo, cầu mây, cử tạ, điền kinh, các môn võ… bằng cách phối hợp với Trường Đại học TDTT TP HCM mở các lớp Đại học tại chức tại tỉnh nhà ưu tiên cho các huấn luyện viên, vận động viên đang thi đấu đỉnh cao.

II.4.5. Tổ chức được 2 khoá Đại học tại chức tại địa phương, vừa đào tạo vận động viên cấp cao trở thành huấn luyện viên nồng cốt cho tỉnh nhà vừa chuẩn hoá trình độ đội ngũ giáo viên TDTT ở các trường phổ thông và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành từ vận động viên cấp cao của tỉnh sau khi nghỉ thi đấu.

II.4.6. Có kế hoạch tận dụng và đãi ngộ sinh viên đang theo học tại các trường đại học TDTT và các trường Đại học sư phạm TDTT chuyên ngành giáo dục thể chất có chính sách hợp lý để các sinh viên này sau khi tốt nghiệp về phục vụ cho tỉnh nhà.

II.4.7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các huấn luyện viên, hướng dẫn viên, các cán bộ quản lý trung tâm TDTT huyện, thị xã... hằng năm nhằm cập nhật hoá lượng thông tin mới nhất áp dụng trong công tác  tuyển chọn và đào tạo nguồn vận động viên cho tỉnh.

II.4.8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần mở rộng và hợp tác – kết nghĩa với các Tỉnh, Thành đăc biệt là TP. HCM; liên kết, trao đổi và đào tạo hỗ trợ để phát huy các mặt mạnh của các môn mà tỉnh đã lựa chọn là môn trọng điểm nhằm mục đích phát triển hơn nữa về thành tích, có thể hợp tác với các nước bạn như Trung quốc và các nước Đông Nam Á đến năm 2010.

II.4.9 Tận dụng cơ sở vật chất của tỉnh từ nay đến năm 2010 và đến 2020 tổ chức đăng cai các giải thi đấu quốc gia, Quốc tế các môn mạnh của tỉnh để nâng cao hơn nữa thành tích các môn TT trọng điểm cũng như nâng cao nghiệp vụ cho các huấn luyện viên và cán bộ TDTT tỉnh nhà.

II.4.10. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực theo sơ đồ 5.1

III. QUY HOẠCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH:

                       III.1 Cơ quan có trách nhiệm
  • UBND tỉnh  Hậu Giang
  • Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch  Hậu Giang
  • Sở Giáo dục và Đào tạo
  • Các doanh nghiệp du lịch của tỉnh  Hậu Giang
  • Các cơ quan khác có liên quan
                       III.2 Phương pháp thực hiện

Đào tạo với các hình thức khác nhau như dài hạn, ngắn hạn, trực tiếp, gián tiếp. Tăng cường kết hợp với các cơ sở đào tạo đủ điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo

                       III.3 Nguồn ngân sách
  • Ngân sách hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh
  • Từ nguồn đóng góp của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn
  • Từ các nguồn tài chính khác.

CHƯƠNG VI:  QUY HOẠCH  XÃ HỘI HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH

      I. QUY HOẠCH  XÃ HỘI HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA:

            I.1 Mục tiêu chung

            - Thu hút mọi nguồn lực, thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân trong xã hội tham gia sáng tạo, cung cấp, phổ biến và tạo ra nhiều sản phẩm, tác phẩm, công trình văn hoá có chất lượng, phong phú, đa dạng, vừa phản ảnh bản sắc dân tộc vừa hiện đại nhằm không ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân.

            - Đến năm 2020, các cơ sở ngoài công lập và các lực lượng tham gia xã hội hoá đảm bảo từ 40-60% nhu cầu xã hội về dịch vụ văn hoá tuỳ theo từng lĩnh vực, từng loại hình và huy động vốn xã hội hoá chiếm khoảng 50%.

            - Từ năm 2010, lựa chọn điểm trong một số đơn vị dự kiến chuyển đổi, tiến hành xây dựng đề án, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, con người, cơ chế chính sách, khi có đủ điều kiện sẽ thực hiện thí điểm chuyển sang hình thức ngoài công lập và rút kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện chuyển đổi các đơn vị khác; rà soát, tính toán điều chỉnh lại cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các hội, trên tinh thần chỉ hỗ trợ tiền lương và các khoản đóng góp.

            - Đến năm 2015, thực hiện chuyển đổi các đơn vị công lập thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo mô hình doanh nghiệp và cung ứng dịch vụ ngoài công lập đối với đơn vị: Phát hành phim, chiếu bóng.

            - Từ năm 2016 đến năm 2020, thực hiện chuyển đổi từng phần sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ ngoài công lập đối với các đơn vị: Trung tâm văn hoá tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh (Khi đã hoàn thành xây dựng trụ sở hoạt động).

            I.2. Nhiệm vụ cụ thể

            - Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa trong Đảng bộ và nhân dân về chủ trương xã hội hoá của Đảng và nhà nước về các hoạt động văn hoá, y tế, giáo dục, thể thao.

            - Chỉ đạo các đơn vị thuộc diện chuyển đổi sang đơn vị ngoài công lập tập trung xây dựng đề án, đề xuất về cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động và hỗ trợ kinh phí có thời hạn để thực hiện xã hội hoá đạt kết quả.

            - Rà soát, sắp xếp cán bộ tại các đơn vị thực hiện chuyển đổi sang đơn vị ngoài công lập để có chính sách ưu tiên, ưu đãi, bồi dưỡng đào tạo và lựa chọn cán bộ khi chuyển sang đơn vị ngoài công lập.

            - Xây dựng các đề án, dự án phân kỳ, phân cấp đảm bảo tính khả thi đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá, trước hết là công trình văn hoá lớn, cần tập trung có trọng tâm, trọng điểm như: Bảo tàng tỉnh, Trung tâm văn hoá thông tin tỉnh, Thư viện tỉnh, Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh…

           - Ban hành những cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tài năng văn hoá nghệ thuật, đội ngũ sáng tác, nhà biên khảo, nhà sưu tầm và văn nghệ sĩ, diễn viện, nghệ nhân những người hoạt động văn hoá nghệ thuật, trong đó chú trọng bồi dưỡng lớp văn nghệ sĩ, diễn viên trẻ đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp văn hoá của tỉnh nhằm bảo tồn và phát huy những loại hình văn hóa truyền thống đặc sắc tại địa phương. Cơ chế hỗ trợ đối với tư nhân đã tham gia xã hội hoá các hoạt động văn hoá như các đoàn nghệ thuật tư nhân, bảo tàng tư nhân, cơ chế thu hút đầu tư trong xây dựng các công trình văn hoá, tu bổ khai thác, sử dụng các di tích thắng cảnh…Cơ chế ưu đãi đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn cho lĩnh vực đầu tư văn hoá có điều kiện.

            II. QUY HOẠCH  XÃ HỘI HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO

            II.1.  Quan điểm phát triển:

          - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước về thể dục, thể thao. Trong quá trình xã hội hóa hoạt động thể thao Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời huy động tiềm năng, nguồn lực của mọi lực lượng,  mọi thành phần kinh tế xã hội, cùng tham gia sáng tạo, cung cấp, phổ biến, tạo điều kiện cho các hoạt động TDTT phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, đa dạng hóa chủ thể hoạt động, dân chủ hóa nhưng không thương mại hóa.

- Cần xác định rõ rằng xã hội hoá thể dục - thể thao là quá trình tạo ra các cơ chế, chính sách và điều kiện cần thiết để phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong dân, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp TDTT và tạo điều kiện để toàn xã hội được thưởng thức, hưởng thụ các thành quả của TDTT, nhất là các đối tượng chính sách, người nghèo và những người trước đây khó có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ TDTT.

- Chăm lo cho sự nghiệp thể dục, thể thao phải thật sự trở thành trách nhiệm chung của các cấp uỷ Đảng, cơ quan chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội; là nhiệm vụ của toàn xã hội - trong đó ngành thể dục, thể thao giữ vai trò nòng cốt. Đặc biệt, cần phải nhận thức rõ rằng, xã hội hoá không có nghĩa là Nhà nước cắt giảm đầu tư cho lĩnh vực thể dục - thể thao mà Nhà nước tăng cường đầu tư nhưng thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng hiệu quả hơn, đồng thời có cơ chế hợp lý để khuyến khích sự đóng góp của xã hội về tài chính, vật chất và trí tuệ. Để làm tốt xã hội hoá, cần đổi mới phương thức quản lý của Nhà nước, chuyển một phần công việc của Nhà nước cho nhân dân và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thực hiện nhưng Nhà nước không giảm trách nhiệm, không giảm ngân sách cho các hoạt động TDTT. Đầu tư của Nhà nước tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia và hỗ trợ các đối tượng chính sách. Trong điều hiện thực tiễn của tỉnh Hậu Giang, chỉ có đẩy mạnh xã hội hoá TDTT mới có thể đảm bảo phát triển sự nghiệp TDTT một cách nhanh chóng và bền vững, đồng thời từng bước đưa TDTT thành một ngành kinh tế dịch vụ, có đóng góp xứng đáng vào kinh tế - xã hội của tỉnh.

II.2 Mục tiêu phát triển:

* Trên cơ sở các quan điểm chung ở trên, xã hội hóa TDTT tỉnh cần phải được đẩy mạnh theo mục tiêu sau:

- Đổi mới cơ bản quan điểm nhận thức, giải pháp thực hiện về xã hội hóa TDTT; tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp TDTT của tỉnh; chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể dục, thể thao cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cơ sở ngoài công lập thực hiện; từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp TDTT trực thuộc ngành TDTT tỉnh, huyện thị, sang áp dụng chế độ tự chủ tài chính, tiến tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động như các tổ chức dịch vụ công cộng khác. Phát triển mạnh các cơ sở ngoài công lập với hai loại hình: dân lập, tư nhân. Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của từng lĩnh vực. Tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo luật pháp để thúc đẩy các cơ sở công lập và ngoài công lập phát triển cả về quy mô và chất lượng, xây dựng các cơ sở đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

- Chuyển các cơ sở công lập đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công ích không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận (gọi tắt là cơ chế cung ứng dịch vụ): có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức và quản lý; thực hiện đúng mục tiêu và nhiệm vụ; hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu chi…; thường xuyên nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ, sản phẩm; đảm bảo quyền lợi và cơ hội tiếp cận bình đẳng của người thụ hưởng.

- Thành lập các liên đòan, hiệp hội, hội thể thao theo các quy định trong nứơc,  quốc tế và họat động theo điều lệ của tổ chức xã hội – nghề nghiệp đã được quy định trong Luật thể dục, thể thao.

- Chuyên nghiệp hóa các môn thể thao đã được quy hoạch; phát triển các câu lạc bộ chuyên nghiệp và chuyển giao cho các đơn vị kinh tế quản lý.

- Hình thành các đơn vị kinh tế thể thao, đây là cơ sở để đẩy mạnh xã hội hóa trong các họat động TDTT cho các đối tượng quần chúng, thể thao giải trí.

- Ngành TDTT tỉnh Hậu Giang tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh việc hoàn thiện chính sách, tăng nguồn lực đầu tư, đồng thời đổi mới mục tiêu, phương thức, cơ cấu và nguồn vốn đầu tư; tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa, ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo trên cơ sở đổi mới chế độ miễn, giảm phí theo hướng công khai, hợp lý và cấp trực tiếp tới đối tượng thụ hưởng.

II.3 Các phương án, chỉ tiêu phát triển:

       II.3.1 Xác định mô hình tổ chức xã hội thống nhất về thể thao ở tỉnh Hậu Giang

          Căn cứ các điều 72, 73, mục 2, chương IV của Luật TDTT về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao địa phương và từ nghiên cứu về tính hệ thống và quy trình quản lý của các tổ chức xã hội về thể thao cho thấy hệ thống quản lý của xã hội về thể thao bao gồm các yếu tố thành phần sau:

Hệ thống các mục tiêu quản lý của xã hội về thể thao

 

 

Hệ thống các nguyên tắc và phương pháp quản lý của các tổ chức xã hội về TDTT

 

Hệ thống các tổ chức xã hội về thể thao

 

 

Quy trình quản lý của hệ thống tổ chức xã hội về thể thao

 

 

Các hình thức và nội dung hoạt động của các tổ chức xã hội về TDTT

 

 

 

 

Sơ đồ 6.1 CẤU TRÚC HỆ THỐNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ THỂ THAO

 

- Mục tiêu chung: Tổ chức điều khiển quá trình, phát triển của các lĩnh vực hoạt động thể thao.

          - Mục tiêu cụ thể:

+ Xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển.

+ Huy động nguồn lực xã hội (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin lực).

+ Tác nghiệp chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động.       

               MỤC TIÊU CHUNG

Tổ chức điều khiển quá trình, phát triển của các lĩnh vực hoạt động TDTT

Huy động nguồn lực xã hội (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin lực)

Xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển

Tác nghiệp chuyện môn trong các lĩnh vực hoạt động

Sơ đồ 6.2. MỤC TIÊU QUẢN LÝ  CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI  NGHỀ NGHIỆP VỀ THỂ THAO

MỤC TIÊU CỤ THỂ

 

 

Sơ đồ 6.3 HỆ THỐNG TỔ CHỨC XÃ HỘI VỀ TDTT

 

 HIỆP HỘI CÁC MÔN THỂ THAO

HỘI

(LIÊN ĐOÀN)

(HỘI

(LIÊN ĐOÀN)

HỘI

(LIÊN ĐOÀN)

CÁC CÂU LẠC BỘ

TDTT BAN NGÀNH,

ĐOÀN THỂ ...

Caùc CLB

TDTT do

Lieân ñoaøn

  quaûn lyù

tröïc tieáp 

quaûn lyù

Caùc caâu

laïc boä

TDTT tö

nhaân

Caùc caâu

laïc boä

TDTT

lieân

doanh,

lieân keát

Caùc ñoäi

theå thao

cuûa ban

ngaønh,

ñoaøn theå

Caùc CLB

TDTT cô

sôû (ôû caùc

cô quan,

coâng ty,

xí nghieäp

Caùc CLB

TDTT,

caùc cô sôû

taäp luyeän

ôû caùc khu

vui chôi,

giaûi trí

Trung taâm (cô sôû ñaøo taïo VÑV cuûa Lieân ñoaøn

CAÙC CÂU LẠC BỘ

TDTT TRỰC THUỘC

 

 

   

 

 

* Hệ thống các nguyên tắc và phương pháp quản lý của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao:

          Các nguyên tắc quản lý xã hội nghề nghiệp về thể thao là những quy định, những điều bắt buộc phải thực hiện trong quá trình quản lý; các phương pháp quản lý là các giải pháp, cách thức tổ chức, thực hiện quá trình quản lý. Các vấn đề này sẽ được nghiên cứu tiếp tục để hoàn chỉnh làm cơ sở xây dựng quy chế quản lý xã hội nghề nghiệp về thể thao.

* Quy trình quản lý của hệ thống tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao:

          Là thành tố chính của hệ thống quản lý xã hội nghề nghiệp về thể thao, nó xác định trình tự tổ chức quá trình quản lý và các công cụ để điều khiển quá trình đó và những tiêu chuẩn của mỗi giai đoạn thuộc quy trình quản lý. Các giai đoạn đó là thông qua quyết định tổ chức, thực hiện tác nghiệp chuyên môn, thu thập và xử lý thông tin, tổng kết đánh giá. Các giai đoạn này là các yếu tố cấu thành hệ thống quản lý, chúng phản ánh trình tự những hoạt động cần thiết cho việc đạt đến chất lượng và hiệu quả của xã hội hóa các hoạt động TDTT.

* Các hình thức và nội dung của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao:

          Đây cũng là nội dung nằm trong cấu trúc của hệ thống quản lý xã hội về thể thao, nó được thể hiện qua hệ thống các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao theo các hình thức Liên đoàn, Hội, Liên hiệp hội ... và nội dung hoạt động được thể hiện trong điều lệ của từng tổ chức.

II.3.2. Xây dựng, hoàn thiện chuẩn hóa điều lệ của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao:

*  Các yếu tố điều lệ Liên đoàn, hiệp hội, hội thể thao :

          Qua nghiên cứu các điều lệ, có 10 yếu tố được đưa vào trong điều lệ của các tổ chức xã hội về TDTT. Mỗi yếu tố có những mấu chốt của nó:

  • Tên gọi, tư cách pháp nhân và những quy định pháp lý.
  • Các mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.
  • Quy định về thành viên Hội viên.
  • Quy định đại hội theo nhiệm kỳ, hàng năm.
  • Nhân sự, bộ máy, lề lối làm việc.
  • Ban quản trị.
  • Các tiểu ban.
  • Các mối quan hệ.
  • Tài chính và hoạt động kinh tế.
  • Ap dụng thực hiện điều lệ.

          II.4 .Các giải pháp:

  1. Nhóm giải pháp chung:

          Xây dựng và phát triển các hình thức tổ chức xã hội đa dạng về TDTT. Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu.

          Nâng cao tính tích cực xã hội và năng lực hoạt động xã hội của nhân dân trong công tác TDTT.

          Bảo đảm cho công tác TDTT trở thành hoạt động mang tính liên ngành, trở thành trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, trong đó ngành TDTT giữ vai trò nòng cốt.

Đổi mới phương thức quản lý và đầu tư của Nhà nước.

    1. Các nhóm giải pháp tổng thể đẩy mạnh xã hội hóa TDTT:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, nâng cao nhận thức về xã hội hóa:

+ Để làm tốt công tác xã hội hóa TDTT, nhất là tạo bước đột phá mới trong vấn đề này, thời gian tới cần đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt trong cán bộ và nhân dân, nhằm khẳng định xã hội hóa là chủ trương đúng đắn, là Nhà nước và nhân dân cùng làm, tránh cả hai quan niệm cực đoan chỉ đòi hỏi Nhà nước bao cấp, không huy động sự đóng góp hợp lý của nhân dân hoặc giảm sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, để mặc cho cơ chế thị trường chi phối.

+ Tuyên truyền, vận động và tổ chức để ngày càng có nhiều người tập luyện TDTT, góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất con người Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về hoạt động TDTT, phát hiện và bồi dưỡng các tài năng TDTT của đất nước.

+ Tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, làm rõ các vấn đề về sở hữu, về tính chất hoạt động lợi nhuận và phi lợi nhuận, về trách nhiệm xã hội của các tổ chức, về hình thức xã hội hóa trong mỗi lĩnh vực, để từ đó tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách.

+ Phát động phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng các điển hình xã hội hóa trong từng lĩnh vực.

+ Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, đưa các hoạt động TDTT về cơ sở, thu hút ngày càng nhiều người tập luyện.

III. QUY HOẠCH XÃ HỘI HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH:

Việc tỉnh dành ngân sách thực hiện chương trình quảng bá du lịch và đó sẽ là sự hỗ trợ tốt và kịp thời cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn trước mắt  đến hết năm 2010-2015. Chương trình quảng bá cần có nội dung thống nhất, phạm vi tác động rộng và sử dụng đồng thời nhiều phương tiện truyền thông hơn. Nội dung chính của các chương trình tuyên truyền quảng bá bên cạnh yếu tố tiềm năng còn cần phải lồng ghép các chương trình khuyến mãi của các doanh nghiệp. Do vậy, khác với các giai đoạn trước đây, các doanh nghiệp du lịch ở Hậu Giang cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhau để chương trình khuyến mãi du lịch có nội dung thống nhất, việc hợp tác này sẽ cùng tăng cường sức mạnh chung đồng thời loại bỏ việc cạnh tranh không cần thiết giữa các doanh nghiệp của tỉnh. Về mặt hiệu quả, tương tự như giải pháp. Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật việc triển khai các chương trình quảng bá khuyến mãi du lịch sẽ tận dụng được cơ hội quản bá du lịch, tiết kiệm chi phí thực hiện đồng thời  chuẩn bị tốt cho giai đoạn phục hồi kinh tế và du lịch trong những năm tiếp theo.

Tăng cường các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư.

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, thị trường giảm sút làm nản lòng các nhà đầu tư do đó việc sử dụng các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư như một biện pháp kích cầu đầu tư là  việc làm cần thiết. Những chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư với những ưu đãi mở rộng đặc biệt cho du lịch sẽ tăng khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư của điểm đến.

CHƯƠNG VII

QUY HOẠCH VỀ KINH DOANH,

CUNG ỨNG HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH

            I. QUY HOẠCH VỀ KINH DOANH, CUNG ỨNG HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VĂN HÓA:

I.1 Nghệ thuật biểu diễn

            I.1.1 Mục tiêu chung

-  Củng cố, sắp xếp, kiện toàn lại các đơn vị nghệ thuật bán chuyên nghiệp theo hướng ưu tiên các loại hình nghệ thuật tiêu biểu về truyền thống. Kế thừa và phát triển một số loại hình nghệ thuật hiện đại như ca, múa, nhạc, kịch…, đặc biệt là tại các trung tâm đô thị, nhằm thoả mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật đương đại của công chúng đô thị.

- Thành lập nhà hát nghệ thuật tỉnh Hậu Giang.

- Tập trung xây dựng một số chương trình, vở diễn nghệ thuật đỉnh cao, phản ánh con người và vùng đất có nhiều nét văn hóa dân tộc trong quá trình  đổi mới và hội nhập.

- Phát triển các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng, đưa nghệ thuật về phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc . 

- Có chính sách khuyến khích mọi thành viên trong xã hội tham gia sáng tạo nghệ thuật. Đầu tư kinh phí tổ chức các trại sáng tác, tuyển chọn đội ngũ diễn viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo cơ bản tại các trường nghệ thuật để cung cấp cho các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh.

I.1.2 Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2010 - 2015:

Cần xây dựng 01 đoàn ca múa nhạc chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn: 02 NSND, 10 ĐH, 10 CĐ, 05 TC và nhiều cộng tác viên.

           + Lập dự án, đầu tư xây dựng Trung tâm văn hoá thông tin với 1 sân khấu biểu diễn nghệ thuật kiểu nhà hát hơn 1000 chỗ ngồi tại Tp Vị Thanh, TX Ngã Bảy…

+ Hoàn thiện việc xây dựng thiết chế VHTT từ tỉnh đến cơ sở, trong đó có: sân khấu ngoài trời, nơi biểu diễn nghệ thuật có quy mô lớn (sân vận động) trung tâm huấn luyện và đào tạo VĐV.

- Căn cứ vào Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang của Chính phủ, tuỳ theo điều kiện từng nơi sẽ cho xây dựng một số khu giải trí văn hoá - nghệ thuật quy mô phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng khán giả.

- Tổng số buổi biểu diễn của của khu vực biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp đến năm 2015 tăng lên 100% (từ 83 buổi năm 2009 lên 166 buổi), trong đó số buổi biểu diễn phục vụ, vùng sâu, vùng xa cũng tăng lên 200% (từ 25 buổi vào năm 2009 lên 75 buổi). 

- Tăng cường xã hội hoá hoạt động biểu diễn nghệ thuật, có thêm từ  02 - 03 đoàn nghệ thuật tư nhân ra đời.

- Tăng chỉ tiêu đào tạo các bộ môn nghệ thuật: 

 Bảng 1: Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn giai đoạn 2009-2020

Các chỉ số

2010-2015

2015-2020

Trên đại học

1

1

Đại học

5

10

Cao đẳng

10

15

Trung cấp

17

17

Đại học khác

5

3

Giai đoạn 2016-2020:

Đổi mới hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp theo cơ chế cung ứng dịch vụ biểu diễn, tăng khả năng tạo doanh thu để bù đắp cho hoạt động; thúc đẩy việc hình thành các đoàn nghệ thuật tư nhân. Đến 2020, mỗi huyện, thị đều có nhà văn hoá trung tâm đa chức năng, có sân khấu biểu diễn nghệ thuật với sức chứa khoảng 300 chỗ ngồi.

Về số buổi biểu diễn, đến 2020 tăng 200%. Đối với vùng sâu vùng xa, đến năm 2020 cũng tăng thêm 200% số buổi biểu diễn.

I.1.3 Giải pháp

- Xây dựng và cơ cấu đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp ngày một nâng cao về chất lượng, khuyến khích tạo doanh thu trong hoạt động biểu diễn, hoạt động theo cơ chế lấy thu bù chi.

- Tổ chức thi tài năng sân khấu của tỉnh mang tính thường niên nhằm tìm kiếm và phát hiện tài năng mới. Tổ chức các giải thưởng tôn vinh các nghệ sỹ, diễn viên có đóng góp nổi bật trong từng năm và 5 năm một lần.

- Xây dựng cơ chế ưu đãi riêng (ngoài chính sách chung của Nhà nước) đối với các nghệ sỹ ưu tú, nghệ sỹ nhân dân và các diễn viên trẻ tài năng nhằm tăng cường sức mạnh nhân lực cho các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh.

- Khuyến khích thành lập các đơn vị nghệ thuật tập thể, tư nhân, gia đình hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, có sự quản lý nhà nước về nội dung và chất lượng nghệ thuật, có cơ chế hỗ trợ trong 3 - 5 năm đầu kể từ khi thành lập. 

- Tổ chức các sân khấu nhỏ, câu lạc bộ các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống, các nhóm nghệ thuật gia đình hoạt động bán chuyên nghiệp. Khuyến khích hình thành và phát triển các loại hình biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống ở các vùng, miền; các trung tâm văn hóa truyền thống, các vùng dân tộc.

- Chuyên nghiệp hoá đội ngũ diễn viên, cán bộ trong ngành nghệ thuật biểu diễn. Có giải pháp tích cực, cử chọn các diễn viên, nhạc công, cán bộ có năng lực đi đào tạo về các chuyên ngành sáng tác kịch bản, đạo diễn, biên đạo, hoạ sỹ thiết kế mỹ thuật sân khấu... tại các trường đại học trong và ngoài nước.

- Xây dựng thí điểm mô hình đào tạo kết hợp giữa trường đại học Văn hóa TP.HCM và các nhà hát, sân khấu kịch tại thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo diễn viên, nhạc công theo phương pháp vừa học - vừa hành (theo phương pháp 2 + 2, tức 2 năm học lý thuyết tại nhà trường và 2 năm thực hành tại nhà hát).

 

I.2 Điện ảnh

          I.2.1 Mục tiêu chung

- Triển khai thực hiện Luật Điện ảnh và Nghị định của Chính Phủ hướng dẫn thi hành Luật Điện ảnh. Tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp rạp chiếu phim ở các trung tâm của thị xã, huyện và các điểm khu đô thị nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và cung cấp các sản phẩm phim ảnh có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị.

-  Nâng cao chất lượng chiếu phim lưu động, chú trọng tuyên truyền lồng ghép hướng dẫn xây dựng nếp sống, lối sống văn hoá trong cộng đồng. Đầu tư đồng bộ, trang bị hiện đại hoá thiết bị chiếu phim và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác phát hành và phổ biến phim.

            -  Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý kinh tế cho đội ngũ cán bộ chiếu bóng địa phương, nhất là cán bộ kỹ thuật chiếu phim, tuyên truyền...., thực hiện chính sách ưu đãi, chăm lo đời sống cho đội ngũ làm công tác chiếu phim lưu động

        I.2.2 Mục tiêu cụ thể

          - Giai đoạn đến 2015:

+ Bình quân người dân được xem phim nhựa bình quân 0.5 lượt/người/năm

+ Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ các đội chiếu phim lưu động máy chiếu phim nhựa 35 ly cùng phương tiện vận chuyển ô tô chuyên dùng, xây dựng 01 rạp chiếu phim hiện đại với công nghệ 3D tại Tp Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy.

+ Ngân sách chi cho hoạt động điện ảnh: Nhà nước cấp kinh phí cho chiếu phim nhựa phục vụ đồng bào các xã vùng sâu, vùng xa và các xã đặc biệt khó khăn, đảm bảo mỗi năm phục vụ tối thiểu 05 buổi/ xã. Ngoài ra, hỗ trợ kinh phí cho chiếu phim phục vụ thiếu nhi và các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ: đào tạo lại, đào tạo mới 100% cán bộ kỹ thuật, vận hành có trình độ trung cấp, đáp ứng việc sử dụng công nghệ hiện đại (20 chỉ tiêu) và 30% có trình độ đại học sử dụng thiết bị công nghệ mới tại các rạp (05 chỉ tiêu), đào tạo cán bộ quản lý để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn.

+ Về xã hội hoá hoạt động điện ảnh: Đến năm 2015, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tự đảm bảo từ 30% đến 35% kinh phí hoạt động, các doanh nghiệp tư nhân có quyền mua và phát hành phim tại các rạp.

            Giai đoạn từ 2016-2020:

            Hoàn thành việc nâng cấp, xây dựng thêm 01 rạp 3D và 1 rạp 4D - hình thành trung tâm điện ảnh tại Tp Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp. Một số nhà đầu tư tư nhân (có thể liên doanh) xây dựng các rạp chiếu phim, lập công ty phát hành phim và hãng phim tư nhân.

            I.2.3 Giải pháp

- Nhà nước cấp kinh phí hoạt động chiếu bóng ở những khu vực vùng sâu, vùng xa; tăng dần nguồn thu từ hoạt động chiếu phim ở khu vực thành thị và nông thôn, dần chuyển sang cơ chế cân đối thu chi cho Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thành lập cơ sở kinh doanh, phát hành phim; khuyến khích tổ chức, tập thể, cá nhân xây dựng hoặc liên kết xây dựng rạp chiếu phim ở thành phố, thị xã, thị tứ, các khu công nghiệp.

            - Tạo điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh và cho thuê băng đĩa của tư nhân trên địa bàn tỉnh.

          - Tạo cơ chế cho các rạp, các địa điểm chiếu phim hoạt động theo mô hình đa năng, kết hợp với các hoạt động văn hoá-thể thao khác khai thác mặt bằng: ngoài chiếu phim, các rạp có thể cho thuê làm nơi biểu diễn nghệ thuật, liên hoan ca nhạc, lễ trao giải, lễ kỷ niệm...

      - Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia làm phim, mở hãng phim tư nhân, hoặc liên kết với các hãng phim của các tỉnh bạn cùng đầu tư làm phim.

I.3 Mỹ thuật - nhiếp ảnh

          I.3.1 Mục tiêu chung

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, lý luận phê bình về mỹ thuật - nhiếp ảnh, tăng cường tuyên truyền, thông tin đảm bảo cho nhân dân hưởng thụ những thành quả sáng tạo mỹ thuật có giá trị thẩm mỹ cao.

- Tổ chức đăng cai các cuộc liên hoan ảnh nghệ thuật, triển lãm mỹ thuật khu vực ĐBSCL, Nam sông Hậu, và toàn quốc nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Hậu Giang tới đội ngũ văn nghệ sỹ (trong đó có nghệ sỹ nhiếp ảnh và mỹ thuật) trong cả nước; đồng thời nâng cao năng lực sáng tác, phổ biến tác phẩm của các nghệ sỹ Hậu Giang.

            I.3.2 Mục tiêu cụ thể

            - Giai đoạn 2010 - 2015:

- Mở rộng xã hội hoá lĩnh vực mỹ thuật - nhiếp ảnh. Hình thành và phát triển số câu lạc bộ mỹ thuật do tư nhân thành lập từ 2 - 3 CLB, chủ yếu tại Tp Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy.

-  Tổ chức Triển lãm mỹ thuật ứng dụng định kỳ 2-3 năm/lần. Tổ chức triển lãm Mỹ thuật Hậu Giang theo định kỳ 5 năm/lần, nhiếp ảnh 2 năm/lần, bên cạnh những triển lãm chuyên đề lớn hàng năm.

- Xây dựng Trung tâm giới thiệu và trao đổi nghệ thuật kiêm nhà triển lãm các tác phẩm Văn học nghệ thuật Hậu Giang để tổ chức triển lãm và giao lưu văn hoá giữa những người làm nghệ thuật trên toàn quốc.

- Nâng cao chất lượng sáng tác tranh cổ động và trưng bày triển lãm. Tổ chức triển lãm chuyên đề phục vụ các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, triển lãm mỹ thuật ứng dụng, triển lãm mỹ thuật các dân tộc Kınh, Hoa, Khơmer.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Hoàn thành việc qui hoạch và xây dựng Trung tâm Triển lãm Mỹ Thuật tỉnh tại Tp Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy. Hình thành các gallery tư nhân ở vùng đô thị và khu du lịch, dịch vụ.  Đăng cai tổ chức các triển lãm mỹ thuật-nhiếp ảnh của vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế. Có các sản phẩm mỹ thuật-nhiếp ảnh có giá trị cao về nghệ thuật và thẩm mỹ. Có giải thưởng mang tầm quốc gia và quốc tế.

I.3.3 Giải pháp

- Xây dựng Nhà triển lãm Mỹ thuật - Nhiếp ảnh chuyên dụng trong thiết chế Trung tâm văn hoá thông tin tỉnh.

- Về huy động nguồn lực, nhà nước giành kinh phí đầu tư, đặt hàng tác phẩm và mua tác phẩm đạt giải cao qua các triển lãm, trao giải thưởng cho những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Có chính sách đầu tư thích đáng để đảm bảo có những tác phẩm đỉnh cao.

- Khuyến khích các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh tổ chức các cuộc thi, các giải thưởng mỹ thuật, nhiếp ảnh mang tên doanh nghiệp tài trợ. Khuyến khích tư nhân xây dựng bảo tàng mỹ thuật - nhiếp ảnh.

- Về cơ chế, chính sách: xây dựng cơ chế hỗ trợ nghệ sĩ sáng tác, trưng bày, giới thiệu tác phẩm của mình ở địa phương và Trung ương cũng như triển lãm quốc tế. Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ người yêu thích mỹ thuật, nhiếp ảnh, tổ chức bán đấu giá các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh để gây quỹ sử dụng cho hoạt động phát triển mỹ thuật, nhiếp ảnh. Khuyến khích các tác giả nghiệp dư sáng tác và mở triển lãm mỹ thuật, triển lãm nhiếp ảnh.

- Tăng cường hoạt động giao lưu mỹ thuật - nhiếp ảnh trong khu vực và toàn quốc, tăng cường vai trò của các hội nghề nghiệp, các nhóm cá nhân trong sáng tác và tổ chức hoạt động trưng bày, triển lãm.

      - Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục - Đào tạo thúc đẩy các phong trào dạy và học vẽ trong các trường tiểu học, trung học toàn tỉnh. Hàng năm tổ chức các triển lãm tranh thiếu nhi trong và ngoài địa phương, thông qua đó phát hiện tài năng hội hoạ để bồi dưỡng cho tương lai. Cho phép các hoạ sỹ, nhà nhiếp ảnh có uy tín tại địa phương mở trường, lớp đào tạo, truyền nghề cho những người có nhu cầu học mỹ thuật, nhiếp ảnh.

 II. QUY HOẠCH VỀ KINH DOANH, CUNG ỨNG HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THỂ DỤC THỂ THAO

         II.1 Quan điểm phát triển:

          Chính phủ đã ban hành chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa thể thao, tại Nghị định 73/1999/NĐ-CP, tiếp đó chính phủ ban hành Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa TDTT, trong Nghị định 53/2006/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. TDTT nước ta bắt đầu vận hành theo hướng nhà nước không bao cấp toàn phần, TDTT vừa được nhà nước đầu tư, vừa được nhà nước tạo cơ chế thuận lợi để xã hội và nhân dân đầu tư. Quyền lợi hưởng thụ được mở rộng và đạt chất lượng cao hơn so với thời bao cấp. Thực chất của loại hình kinh doanh, cung ứng hàng hóa dịch vụ văn hóa thể thao và du lịch nhằm phát triển phương thức vận hành TDTT phúc lợi công cộng, tăng nguồn tài trợ phúc lợi, tổ chức động viên nhân dân tự trang trải kinh phí để tham gia các hoạt động TDTT. Trong những năm gần đây kinh doanh tài sản  TDTT ở nước ta đa hình thành, đang phát triển thuận lợi, loại hình này bước đầu đã đạt được các thành tựu rất đáng khích lệ, khiến thị trường TDTT từng bước mở rộng và lớn mạnh, mặc dù mới chỉ ở các thành thị là chính.

           II.2 Mục tiêu phát triển;

         TDTT là một hiện tượng văn hóa xã hội, là một bộ phận của nền văn hóa giáo dục, TDTT thông qua phương tiện hoạt động vận động và trò chơi để tăng cường thể chất nâng cao khả năng vận động làm phong phú đời sống xã hội. Vậy kinh doanh tài sản TDTT thuộc phạm trù kinh tế văn hóa, là phương thức hoạt động kinh tế của chủ thể sử dụng những gì có giá trị tiền tệ của sản phẩm hoạt động thể thao hoặc sản phẩm hỗ trợ hoạt động TDTT nhằm mục tiêu chính là sinh lời cao, sản phẩm hoạt động TDTT nào có giá trị tiền tệ vẫn đồng thời có giá trị văn hóa xã hội. Vì vậy kinh doanh tài sản TDTT có tính đặc thù không chỉ kinh doanh tài sản hữu hình(vật chất) mà cả tài sãn vô hình (tinh thần, phi vật chất) không chỉ chú ý đến mục tiêu sinh lời mà phải cần chú trọng mục tiêu phát triển KT - VH - XH.

             II.3 Các phương án chỉ tiêu:

             II.3,1.  Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh doanh tài sản thể dục thể thao (sản nghiệp).

- Chuyển đổi cơ chế hoạt động TDTT từng bước phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với quy luật phát triển, tạo thêm nguồn kinh phí hoạt động cho ngành TDTT ngoài ngân sách nhà nước;

- Từng bước hình thành thị trường TDTT thống nhất, cạnh tranh lành mạnh; hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT thuộc nhiều thành phần sở hữu để phục vụ nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân;

- Phát triển các cơ sở sự nghiệp TDTT dịch vụ công kết hợp với các cơ sở TDTT phúc lợi công cộng; khuyến khích các cơ sở TDTT tự chủ kinh doanh, tự trang trải kinh phí hoạt động.

            II.3.2. Xác định các lĩnh vực hoạt động kinh doanh TDTT được định hướng phát triển trong giai đoạn đến năm 2010 và phát triển mạnh ở giai đoạn 2015 - 2020:

Căn cứ thực tiễn phát triển thể dục thể thao, có thể phân loại kinh doanh tài sản TDTT một cách khái quát hơn: Kinh doanh tài sản hoạt động TDTT và kinh doanh tài sản hỗ trợ TDTT, hoặc kinh doanh tài sản TDTT vật chất và phi vật chất.

Kinh doanh tài sản hoạt động TDTT bao gồm (tài sản phi vật chất).

  • Thể thao giải trí
  • Biểu diễn thi đấu
  • Môi giới thể thao
  • Nhân lực và đào tạo huấn luyện thể thao
  • Xổ số, cá cược thể thao
  • Truyền thông thể thao
  • Du lịch thể thao
  • Thể thao hồi phục sức khỏe

Kinh doanh tài sản hỗ trợ TDTT bao gồm (tài sản vật chất, hữu hình):

  • Trang phục thể thao
  • Giầy mũ thể thao
  • Thiết bị, dụng cụ thể thao
  • Thực phẩm thể thao
  • Nứơc uống thể thao
  • Kiến trúc thể thao

* Sản xuất và tổ chức dịch vụ sản phẩm vật chất thể dục thể thao (giai đoạn 2010 - 2020) :

- Xây dựng công trình kiến trúc TDTT, các chất phủ mặt sân, thiết bị âm thanh và ánh sáng chuyên dùng…

- Sản xuất thiết bị chuyên dùng cho TDTT (các máy tập, các thiết bị điện tử đo lường và thông tin thành tích, các phần mềm chuyên dùng…)

- Sản xuất dụng cụ tập luyện TDTT (cho từng môn thể thao, dụng cụ trò chơi vận động, dụng cụ TDTT trường học…)

- Sản xuất trang phục, giầy, mũ thể thao (nói chung đồ may mặc dùng cho TDTT).

- Sản xuất thực phẩm chức năng, nước uống cho người tập TDTT; đồ ăn uống cho du lịch thể dục, thể thao.

- Xuất bản in ấn phẩm, DVD trò chơi thể thao; sản xuất đồ lưu niệm thể thao.

- Dịch vụ buôn bán, xuất nhập khẩu hàng hóa, đồ dùng thể dục, thể thao.

           * Dịch vụ sản phẩm phi vật chất thể dục thể thao:

- Dịch vụ marketing (khuyến mãi, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm…)

-  Dịch vụ thi đấu thể thao thể thao nhà nghề).

-  Dịch vụ tập luyện  thể dục, thể thao giải trí - sức khỏe (chi phí hướng dẫn tập luyện, sân bãi, phòng tập…)

-  Dịch vụ khai thác công trình kiến trúc TDTT (cho thuê, hợp đồng sử dụng…).

-  Dịch vụ tư vấn và tư pháp TDTT (tư vấn phát triển cơ thể, phương pháp tập, địa điểm tập, thuê mướn hướng dẫn viên, biên soạn hợp đồng, thuê luật sư…).

-  Dịch vụ tài trợ và quảng cáo (tài trợ cho thể thao nhà nghề và quảng cáo, tài trợ cho thi đấu TDTT quần chúng…).

-  Dịch vụ lao động TDTT (thuê huấn luyện viên, cầu thủ, chuyển nhượng cầu thủ, thuê mướn nhân lực chuyên môn TDTT khác…).

-  Dịch vụ y học thể thao và hồi phục chức năng cơ thể (chữa trị chấn thương, xác định tuổi sinh học, kiểm tra Doping, hồi phục chức năng, dinh dưỡng thể thao, đánh giá sức khỏe…).

-  Dịch vụ thẩm định và chuyển giao công nghệ thể thao (thẩm định năng khiếu thể thao tổng hợp, thẩm định công trình kiến trúc và thiết bị, dụng cụ TDTT, chuyển giao công nghệ Video và phần mềm phân tích kỹ thuật chuyển động thể thao, chuyển giao phương pháp huấn luyện thể thao và phương pháp tập luyện vì sức khỏe…).

-  Dịch vụ đào tạo, tập huấn cán bộ TDTT.

-  Dịch vụ truyền thông thể thao (truyền hình, truyền thanh…).

-  Xổ số và cá cược thể thao, thị trường chứng khoán (cho các môn bóng đá, đua ô tô, xe máy…)

-  Dịch vụ du lịch thể thao (hoạt động du lịch kết hợp với hoạt động TT).

-  Dịch vụ thể thao mạo hiểm (cho các môn thể thao mạo hiểm, leo núi nhân tạo, thể thao dưới nước, X - Games…).

-  Dịch vụ môi giới thể thao và quan hệ công chúng (môi giới chuyển nhượng cầu thủ, thuê huấn luyện viên; môi giới tài trợ; hội nghị và hội thảo hoặc triển lãm mở rộng quan hệ công chúng, khuyếch trương doanh nghiệp và kêu gọi tài trợ…).

-  Dịch vụ chuyển nhượng thương quyền.

-  Dịch vụ bảo hiểm thể thao.

          II.4 Các giải pháp:

          + Khuyến khích tạo điều kiện để phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ thể dục thể thao.

+ Đẩy mạnh các hoạt động tài trợ, quảng cáo trong lĩnh vực TDTT.

+ Tập trung phát triển thị trường sản nghiệp thể thao - phát triển kinh doanh tài sản TDTT:

  • Tìm hiểu đặc tính của kinh doanh tài sản TDTT cá biệt, tiến hành chính sách phát triển đặc thù của lĩnh vực hoạt động kinh doanh đó.
  • Phân tích mức độ liên quan của kinh doanh tài sản TDTT, từ đó xác định chiến lược hợp nhất và liên hoàn giữa các Ngành kinh doanh.
  • Vận dụng cơ sở lý luận của kinh tế học, phát triển phương thức tính toán của giá trị sản lượng thể thao (Gross Domestic Sports Product).
  • Tiến hành điều tra thực tế giá trị sản lượng của kinh doanh tài sản TDTT.
  • Nâng cao trình độ kiến thức cho đội ngũ cán bộ Ngành TDTT, để việc nghiên cứu kinh doanh tài sản TDTT ngày càng phát triển nhanh chóng.
  • Tiến hành học tập kinh nghiệm so sánh với quốc tế và trong nước tìm hiểu sự yếu kém thực tế của sự phát triển của kinh doanh tài sản TDTT để áp dụng cho tỉnh.
  • Kết hợp mật thiết các đơn vị học thuật và các ban ngành, trong nhân dân, cùng nhau nỗ lực nghiên cứu phát triển kinh doanh tài sản TDTT.

- Cải cách quản lý nhà nước trong lĩnh vực TDTT và nhu cầu xã hội hóa TDTT:

- Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP, gồm chính sách giao đất, cho thuê đất; chính sách cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất; chính sách thuế, ưu đãi tín dụng và huy động vốn.

+ Cần tăng cường và đổi mới công tác quản lý nhà nước về TDTT. Những mục tiêu cơ bản của cải cách quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý TDTT trong giai đoạn hiện nay là chấn chỉnh tổ chức, phát triển nguồn nhân lực thể thao, lập lại trật tự trong xây dựng hệ thống tổ chức Nhà nước và tổ chức xã hội về TDTT, quy định rõ thẩm quyền, cơ chế và phạm vi hoạt động của các tổ chức.

+ Rà soát, tách các đơn vị sự nghiệp ra khỏi quản lý nhà nước; Phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các tổ chức liên đoàn, hiệp hội thể thao. Chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao cho các tổ chức xã hội và các cơ sở ngoài công lập thực hiện.

+ Thí điểm thực hiện, tiến tới áp dụng cơ chế phối hợp đồng trách nhiệm, giao kế hoạch và khoán kinh phí hàng năm cho các tổ chức xã hội thực hiện nhiệm vụ phát triển từng môn thể thao.

+ Quy định chặt chẽ, rõ ràng và đơn giản các thủ tục nhằm nhanh chóng, thuận tiện trong việc cấp giấy phép, đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực TDTT.

+ Xây dựng, hoàn thiện mô hình và phương thức hoạt động của tổ chức xã hội về TDTT.

III. QUY HOẠCH VỀ KINH DOANH, CUNG ỨNG HÀNG HÓA, DỊCH VỤ DU LỊCH:

        Quy hoạch 2004 đã đề cập đến định hướng thị trường và sản phẩm du lịch tuy nhiên đây chỉ là một phần trong nội dung định hướng Marketing. Trong Điều chỉnh Quy hoạch  cần xây dựng định hướng marketing du lịch theo mô hình hệ thống marketing - mix. Đây là hệ thống marketing hiện đại, phổ biến trên thế giới hiện nay. Hệ thống marketing - mix là một hệ thống và một quá trình bao trùm từ việc xác định thị trường mục tiêu, phát triển các loại hình sản phẩm cho đến việc xây dựng hình ảnh điểm đến và tuyên truyền quảng bá Du lịch.

           III.1 Thị trường nước ngoài
  • Thị trường trong khu vực Đông Nam Á: đây là thị trường quốc tế quan trọng nhất đối với du lịch Hậu Giang do Hậu Giang dựa và tập trung chủ yếu vào việc khai thác khách du lịch theo đường qua cửa khẩu Hà Tiên và tịnh biên của An Giang đến các tỉnh Nam sông Hậu; qua đường xuyên Á từ Thái Lan, Myanmar...
  • Thị trường Mỹ: thị trường Mỹ tuy không có vị trí địa lý gần với Hậu Giang song lại là thị trường có mối liên hệ sâu sắc với Hậu Giang về lịch sử. Thị trường khách du lịch Mỹ sẽ tập trung chủ yếu và việc khai thác khách du lịch theo các sản phẩm du lịch thăm lại chiến trường xưa, du lịch văn hoá dân tộc …..
  • Thị trường Châu Âu, đặc biệt là thị trường Pháp: cũng là một thị trường có mối liên hệ chặt chẽ với Hậu Giang về mặt lịch sử. Thị trường khách Pháp cũng tập trung khai thác khách du lịch theo các sản phẩm du lịch mang tính chất hồi tưởng lại lịch sử, các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hoá dân tộc.
                       III.2 Thị trường trong nước
  • Thị trường ĐBSCL, Tp Cần Thơ, Tp Hồ Chí Minh: là thị trường cung cấp khách du lịch lớn nhất của khu vực Nam bộ với cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam - Tân Sơn Nhất, sân bay Cần Thơ đưa vào khai thác sẽ tao điểm đến cho khách từ thành phố Hồ Chí Minh với gần 10 triệu dân sẽ là thị trường có nhu cầu rất lớn là thế mạnh của du lịch Hậu Giang đối với những loại hình du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái, tham quan di tích lịch sử, du lịch văn hoá dân tộc …
  • Thị trường khu vực ĐBSCL có mối liên hệ gần gũi và chặt chẽ với Hậu Giang thông qua tuyến quốc lộ 1A và quốc lộ 61. Đặc biệt khu vực Nam sông Hậu hiện nay là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện sẽ là thị trường có nhu cầu lớn đối với các loại hình du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái....
  • Thị trường nội tỉnh: thị trường khách du lịch nội tỉnh là thị trường có quy mô nhỏ (dân số tỉnh Hậu Giang dự kiến năm 2010 chỉ khoảng trên 800.000 (Tám trăm ngàn dân [1]) song việc khai thác thị trường nội tỉnh sẽ dễ hơn đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh.

Du lịch văn hoá là điểm mạnh của Hậu Giang với những di tích lịch sử cách mạng có giá trị trong và ngoài khu vực .

CHƯƠNG VIII

QUY HOẠCH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

TRONG CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA, TDTT VÀ DU LỊCH:

  1. QUY HOẠCH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA:

I.1. Mục tiêu chung:

- Đẩy mạnh hướng nghiên cứu những đề tài có tính ứng dụng cao. Nghiên cứu thực tiễn nhu cầu xã hội đối với các dịch vụ văn hóa. Lập hồ sơ nghiên cứu trung tu các khu di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác khoa học của ngành văn hoá tỉnh; mở rộng, tăng cường và phối hợp có hiệu quả việc hợp tác nghiên cứu khoa học giữa địa phương với các tổ chức Trung ương và Quốc tế.

          I.2 Mục tiêu cụ thể:

- Trong giai đoạn 2010 - 2015:

 - Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của tỉnh về lĩnh vực văn hoá, khoa học nhân văn dự kiến tăng lên 25%, trong đó tăng thêm 02 tiến sĩ, 07 thạc sĩ và 33 cử nhân; Củng cố, kiện toàn các Hội đồng chuyên môn, Hội đồng nghệ thuật và Hội đồng khoa học thuộc Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý.

- Lập đề án xây dựng kế hoạch phát triển từ 2010 – 2015 – 2020 cho các lĩnh vực : Điện ảnh, mỹ thuật, triển lãm, xây dựng tượng đài, khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em, xây dựng các trường đào tạo về văn hóa nghệ thuật tiếp tục thực hiện các chương trình xây dựng mục tiêu về văn hóa gồm : bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc, xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cơ sở và hỗ trợ phát triển điện ảnh.

- Thành lập và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của: Hội khoa học lịch sử, Hội Văn nghệ dân gian....

- Tiến hành trao đổi nghiên cứu khoa học với một số tổ chức khoa học có uy tín ở trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực nghiên cứu di sản văn hoá và nghệ thuật truyền thống.

Giai đoạn 2016-2020:

- Đào tạo thêm 03  tiến sĩ, 10 thạc sĩ và 41 cử nhân.

- Hoàn thành việc xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học về văn hoá. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi nghiên cứu khoa học với các tổ chức, đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước.

I.3 Giải pháp

- Đổi mới cơ chế nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa theo hướng mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Gắn các kết quả nghiên cứu ứng dụng, các đề tài khoa học với các đơn vị sản xuất kinh doanh, các địa phương, cơ sở.

-  Xây dựng chính sách, chế độ, tạo những điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật phục vụ hoạt động văn hoá thông tin.

- Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý cán bộ nghiên cứu khoa học, để phát huy được thế mạnh của họ và khơi dậy tinh thần chủ động, sáng tạo của toàn đội ngũ.

- Tăng cường học tập, tham quan, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương, các cơ quan nghiên cứu ở Trung ương và nước ngoài. Có chính sách để thu hút nhân tài, hợp tác với các chuyên gia giỏi trong cả nước, mở rộng giao lưu khu vực, hợp tác quốc tế, cập nhật các phương pháp và kỹ thuật hiện đại, rút ngắn thời gian và khoảng cách tụt hậu của công tác nghiên cứu.

          II. QUY HOẠCH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CÁC LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO

II.1. Quan điểm phát triển:

  • Khoa học công nghệ TDTT là một lĩnh vực khoa học chuyên ngành khác, nó được hình thành và phát triển trên cơ sở những tiến bộ của khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội - nhân văn.
  • Tính chuyên ngành của khoa học công nghệ TDTT tập trung biểu hiện ở chỗ nó chứa đựng những trí thức, những thông tin nhằm mô tả, giải thích những thuộc tính bản chất, đặc thù của quá trình vận động và phát triển phong trào TDTT; đồng thời khoa học công nghệ TDTT còn dự báo và sáng tạo các giải pháp, các phương pháp và phương tiện để thúc đẩy phong trào TDTT nhanh chóng phát triển. Tính chuyên ngành của khoa học công nghệ TDTT thường chiếm tỷ lệ trọng 60 - 70% trong hệ thống cấu trúc của nó.
  • Đối với ngành TDTT những thành tựu của khoa học quản lý và khoa học xã hội - nhân văn có tầm quan trọng trong việc cung cấp cho ngành những căn cứ khoa học để đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý trong toàn ngành; xác định các nhiệm vụ chiến lược và nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong từng giai đoạn, lập các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn nhằm phát triển các mặt sự nghiệp hoạt động sự nghiệp của ngành.
  • Các kết quả nghiên cứu và ứng dụng các môn khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật chuyên ngành là cơ sở khoa học cho việc đổi mới chất lượng đào tạo cán bộ, tuyển chọn và đào tạo VĐV ưu tú, nâng cao trình độ thể thao, nghiên cứu và ứng dụng trình độ khoa học kỹ thuật TDTT thực sự có khả năng đem lại những biến đổi quan trọng bộ mặt TDTT của tỉnh. Đây là lĩnh vực mà quản lý nhà nước phải quan tâm.

II.2. Mục tiêu phát triển:

  • Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, y học TDTT để thiết thực phục vụ phong trào TDTT quần chúng và nâng cao thành tích thể thao. Chú trọng ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, y sinh học vào TDTT. Tăng cường nghiên cứu lý luận giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm của tỉnh HG. Xúc tiến nghiên cứu xã hội học, kinh tế học TDTT để xác định thêm các căn cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chinh sách TDTT của tỉnh.
  • Tăng cường đầu tư xây dựng tiềm năng khoa học, công nghệ, y học TDTT ngang tầm với một tỉnh mạnh trong nước.
  • Xây dựng cơ chế liên kết giữa khoa học, công nghệ, y học với đào tạo, huấn luyện và thi đấu thể thao.
  • Định kỳ điều tra tình trạng thể chất nhân dân. Xây dựng các giải pháp về TDTT để góp phần nâng cao tầm vóc, thể trạng cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng của tỉnh.
  • Coi trọng việc phổ biến tri thức khoa học, công nghệ, y học TDTT và hướng dẫn tri thức TDTT phổ thông cho quần chúng.

II.3. Các phương án, chỉ tiêu :

II.3.1  Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học:

Tập trung đầu tư các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực thể dục thể thao quần chúng, giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, thể thao thành tích cao và các lĩnh vực khoa học ứng dụng trong ngành thể dục thể thao.

Nội dung thực hiện

* Thể dục thể thao quần chúng

- Nâng cao chất lượng hoạt động  trong đối tượng người lớn tuổi, phụ nữ, người khuyết tật.

- Anh hưởng của thể dục thể thao đến sự phát triển tầm vóc và thể trạng của thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh.

* Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường

- Phát triển các môn thể thao trong trường học nhằm phát hiện năng khiếu thể thao của học sinh.

- Nghiên cứu cải tiến chương trình giáo dục thể chất phù hợp với điều kiện phát triển ở tỉnh .

* Thể thao thành tích cao

- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tổng hợp (chuyên môn, y sinh học, tâm lý, dinh dưỡng, hồi phục…) nhằm nâng cao thành tích của một số môn thể thao trọng điểm ở tỉnh.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống tuyển chọn vận động viên tài năng ở tỉnh mang tính khoa học, hệ thống và đồng bộ.

* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật thể dục thể thao:

- Nghiên cứu ứng dụng các điều kiện, phương tiện tập luyện hiện đại nhằm tăng nhanh thành tích thể thao.

* Các lĩnh vực khoa học ứng dụng trong thể dục thể thao:

- Nghiên cứu cải tiến, nâng cao các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển TDTT ở tỉnh Hậu Giang (công nghệ thông tin, tổ chức quản lý ngành, xã hội hóa thể thao thành tích cao…) 

II.3.2 . Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ phát triển khoa học công nghệ TDTTcủa tỉnh.

- Cải tiến các phương tiện tập luyện phục vụ cho công tác huấn luyện chuyên môn.

- Đầu tư kinh phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác NCKH TDTT.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động TDTT.

II.4 Các giải pháp:

- Ứng dụng các chương trình nghiên cứu và những thành tựu khoa học trong quản lý huấn luyện tuyển chọn và đào tạo VDVV, phát triển y học TDTT, phát triển các môn thể thao mới cũng như khôi phục và phát triển các môn thể thao dân tộc.

-  Phát triển chiến lược về phối hợp với các tỉnh, thành, ngành trong nước và nước ngoài  trong công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ TDTT.

- Quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực về các lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ TDTT: cử đi học các chuyên ngành ở các trường Đại học trong nước và nước ngoài.

- Đầu tư kinh phí xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị… nghiên cứu khoa học TDTT.

- Đầu tư kinh phí tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học TDTT, có thể tiến hành độc lập hoặc phối hợp với các đơn vị trong nước và nước ngoài.

          - Xây dựng bộ phận chuyên trách thực hiện công tác cập nhật thông tin mới về các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực TDTT

III. QUY HOẠCH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CÁC LĨNH VỰC DU LỊCH:

                       III.1 Đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển khoa học công nghệ trong du lịch:
  • Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực khoa học du lịch như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp và thoát nước, xử lý môi trường để làm cơ sở cho các dự án đầu tư xây dựng các công trình phát triển du lịch và các hạng mục đầu tư tiếp theo.
  • Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đến các điểm du lịch
  • Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đầu tư trọn gói vào các khu du lịch với quy mô vừa và  nhỏ.
  • Phối hợp với các sở ngành chức năng trong tỉnh và các vùng phụ cận trong việc lồng ghép các chương trình, các dự án đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, cảnh quan môi trường, khôi phục và phát triển các lễ hội, các hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề để phục vụ phát triển du lịch.
                       Xây dựng các công trình du lịch ở Hậu Giang cần phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về kiến trúc xây dựng,ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với cảnh quan môi trường của từng khu vực
                       III.2 Đầu tư khoa học công nghệ vào việc xây dựng các loại hình du lịch và các cơ sở vui chơi giải trí:
  • Du lịch văn hoá dựa trên các di sản văn hoá của tỉnh có sức hấp dẫn cao đòi hỏi được tập trung phát triển mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên cần có hướng đầu tư nâng cấp trùng tu tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử, đào tạo nâng cao trình độ hướng dẫn viên…Đây là lĩnh vực đầu tư đòi hỏi có sự phối hợp giữa các ngành có liên quan và có sự lồng ghép với các công trình quốc gia. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, giới thiệu các điểm tham quan du lịch, các lĩnh vực và đề tài mới về phát triển du lịch .
  • Du lịch sinh thái gồm cả du lịch văn hoá các vùng dân tộc thường phát triển ở các vùng sâu, vùng xa. Việc hình thành các khu du lịch sinh thái và cơ sở hạ tầng liên quan cần khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư.
  • Du lịch thương mại, công vụ; Đối với loại hình du lịch này cần chú ý khai thác các sản phẩm phục vụ cho du lịch hội nghị, hội họp, hội chợ và kèm theo những sự kiện đặc biệt. Cần chú trọng đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho loại hình này...

CHƯƠNG IX

QUY HOẠCH VỀ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VỀ

VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

  1. QUY HOẠCH VỀ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG.

          I.1  Nâng cao nhận thức về vai trò của ngành VH trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:

          Để lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp và nhân dân hiểu rõ vai trò văn hoá trong lĩnh vực thông tin- truyền thông, cần tích cực tuyên truyền để nhận thức một cách đầy đủ về vai trò của ngành văn hóa. Thống nhất và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội trong mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng sự nghiệp văn hóa ở Hậu Giang. Đây là động lực quan trọng để thực hiện tốt hoạt động phát triển sự nghiệp văn hóa, huy động được sự quan tâm, đóng góp trí lực, nhân lực, vật lực của mọi tầng lớp cán bộ và nhân dân trong tỉnh.

          I.2 Tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền:

          Đưa các chỉ tiêu nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá, nhất là các mục tiêu về xây dựng , xóm, ấp khu phố văn hoá, xây dựng các thiết chế văn hoá và mức hưởng thụ về văn hoá của nhân dân vào Nghị quyết của cấp uỷ, HĐND, kế hoạch của các cấp chính quyền, các ngành đoàn thể để chỉ đạo thực hiện. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả của ban chỉ đạo các cấp. Tiếp tục quán triệt ở tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội về mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Tổ chức tốt các hình thức tuyên truyền vận động, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, kịp thời ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường. Hình thành cơ chế tự quản cộng đồng, phát huy vai trò chủ động sáng tạo, coi “Văn hoá là sự nghiệp của toàn dân”.

          I.3 Tổ chức các hoạt động, hành động cụ thể nhằm phát huy những giá trị văn hoá của tỉnh.      

Đây là những hoạt động thiết thực nhằm huy động sự quan tâm của người dân đối với sự nghiệp văn hóa tỉnh Hậu Giang, khơi gợi niềm tự hào của nhân dân trong tỉnh, đảm bảo không khí vui tươi, đoàn kết trong nhân dân, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi những chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra, hướng tới xây dựng xã hội phát triển hài hoà.

II. QUY HOẠCH VỀ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TDTT

II.1. Quan điểm phát triển:

Thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển thông tin và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Phát triển thông tin và truyền thông phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải được lồng ghép trong các chương trình, hoạt động của thể thao.

II.2. Mục tiêu phát triển:

  • Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông cho ngành TDTT được ưu tiên phát triển, đảm bảo công nghệ hiện đại, quản lý và khai thác hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phải đi trước một bước nhằm tạo cơ sở cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong toàn bộ hoạt động TDTT của tỉnh.
  • Phát triển nguồn nhân lực thông tin và truyền thông trong ngành TDTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông TDTT phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ. Với quan điểm chúng đó, truyền thông TDTT cần có những nguồn nhân lực được đào tạo mang tính chuyên nghiệp theo đặc thù của ngành nghề thể thao.

II.3 Các phương án, chỉ tiêu phát triển:

  • Xây dựng cơ quan ngôn luận của ngành TDTT: báo thể thao, tạp chí thể thao....
  • Quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực về lĩnh vực báo chí, thông tin tuyên truyền TDTT.
  • Tăng cường kinh phí, ngân sách cho hoạt động thông tin tuyên truyền TDTT.
  • Phát triển hệ thống thư viện và phòng truyền thống TDTT:
  • Kết hợp các phương tiện thông tin đại chúng khác.
  • Với các báo cáo khác: lập bộ phận thông tin có tính hướng dẫn dư luận phục vụ phổ biến rộng rãi các chủ trương, biện pháp, nội dung hoạt động để các cơ quan thông tin kịp thời đưa tin, cổ vũ ủng hộ.
  • Với truyền hình:  kết hợp xây dựng chuyên mục TDTT thường kỳ nhằm phục vụ tốt hơn, có định hướng tốt hơn cho phát triển sự nghiệp TDTT.

II.4 Các giải pháp:

II.4.1. Thông tin, tuyên truyền về TDTT là một biện pháp hỗ trợ đắc lực cho các nhiệm vụ chính trị của ngành, Sở cần có chương trình, phương pháp phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền vận động quần chúng đến với TDTT, giáo dục được những đức tính tốt đẹp thông qua thể thao chân chính, nhất là giáo dục cho quần chúng biết cách ứng xử trong thi đấu thể thao cũng như hưởng thụ TDTT; loại trừ những hành vi tiêu cực, thiếu văn hóa, thiếu thanh lịch. Hướng dẫn, phổ biến kiến thức của những môn thể thao quần chúng ưa thích, những hoạt động mới mang tính tích cực cho đời sống cũng như với mục đích giáo dục lý tưởng cao đẹp.

II.4.2. Tăng cường hợp tác với các cơ quan thông tin, báo đài… về công tác thông tin tuyên truyền về TDTT.

II.4.3. Xây dựng được cơ quan ngôn luận của ngành TDTT tỉnh (báo, tạp chí…).

II.4.4. Quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực về lĩnh vực báo chí, thông tin tuyên truyền TDTT.

II.4.5. Tăng cường kinh phí hoạt động thông tin tuyên truyền TDTT

III. QUY HOAÏCH VEÀ THOÂNG TIN VAØ TRUYEÀN THOÂNG DU LCH

                   III.1 Xây dựng hình ảnh điểm đến

Hình ảnh điểm đến là một vấn đề rất quan trọng đối với quá trình phát triển du lịch của một địa phương, việc xác định hình ảnh của điểm đến là vấn đề quan trọng nó quyết định vấn đề marketing liên quan tiếp theo như chiến lược tiếp thị quảng bá, các kênh phân phối, các phương tiện truyền thông...

Đối với Hậu Giang, hình ảnh điểm đến phải nêu bật được những đặc trưng về tiềm năng và thích hợp với thị trường mục tiêu của Hậu Giang. Căn cứ vào tiềm năng du lịch cũng như xu hướng của thị trường mục tiêu, hình ảnh điểm đến của Hậu Giang xác định bởi các nội dung sau :

  • Là một điểm đến với môi trường sinh thái trong lành.
  • Là một điểm đến an toàn và thân thiện đối với mọi du khách.

                   III.2 Xây dựng các định hướng tuyên truyền quảng bá du lịch

Do phạm vi và thị trường sản phẩm của du lịch Hậu Giang còn chưa đa dạng vì thế cần chú trọng đến vấn đề xúc tiến, quảng bá các thị trường mục tiêu với những phương pháp thích hợp cho từng thị trường, cho từng thời điểm thích hợp vào điều kiện thực tế.

Công tác quảng bá du lịch Hậu Giang được xác định theo thị trường mục tiêu gồm các nội dung sau.

  • Hình thành các văn phòng tiếp thị du lịch tại các thành phố lớn như Tp. Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, ….
  • Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như các kênh truyền hình, các báo, tạp chí du lịch.
  • Từng bước quảng bá  hình ảnh du lịch Hậu Giang ra thị trường quốc tế qua các kênh truyền hình nước ngoài và các báo, tạp chí…

III.3. Các giải pháp.

          Phối kết hợp các ngành có liên quan để tuyên truyền và quảng bá các khu và các điểme du lịch. Đặc biệt là công tác Maketting để giúp cho mọi người có đầy đủ thông tin về vùng đất Hậu Giang có truyền thống văn hóa lúa nước lâu đời…

CHƯƠNG X: QUY HOẠCH VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

  1. QUY HOẠCH VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VĂN HÓA.

Quan hệ quốc tế về lĩnh vực văn hóa là nhu cầu tất yếu khách quan. Trong giai đoạn phát triển mới, căn cứ mục tiêu phát triển các lĩnh vực văn hóa thể thao, du lịch và gia đình, họat động hợp tác quốc tế về văn hĩa đĩng vai trị quan trọng v quyết định đến qu trình pht triển kinh tế văn hĩa x hội của tỉnh Hậu Giang; Vì vậy vấn đề xy dựng quan điểm, mục tiêu, phương án và chỉ tiêu cho công tác này được đặt ra như sau:

I.1 Quan điểm, mục tiêu:

- Mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực văn hóa nhằm tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa các nước và các dân tộc hợp tác trao đổi trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, bảo tồn bảo tàn, vật thể và phi vật thể, góp phần phục vụ chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nâng cao trình độ chuyên môn giữa các nước trong và ngoài khu vực.

- Trong công tác mở rộng quan hệ hợp tác về văn hóa với các nước trên thế giới và khu vực, trước hết phải tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu những đặc điểm và khả năng của từng đối tác, từng nước và từng tổ chức xã hội về văn hóa, trên cơ sở để xây dựng kế hoạch và chương trình hợp tác cụ thể.

- Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; đặc biệt là các loại hình văn hóa, ca múa nhạc của đồng bào dân tộc, những lễ hội truyền thống; Mạng lưới thông tin tuyên truyền, thư viện, trung tâm văn hóa và các công trình kiến trúc về văn hóa ...; Thường xuyên tổ chức các hội thảo với một số nước trong khu vực có những nét tương đồng về văn hóa. Tiếp tục nghiên cứu các loại hình nghệ thuật dân tộc, dân gian để phát huy truyền thống văn hóa, thành lập các đoàn nghệ thuật để giao lưu hợp tác với các tỉnh, thành, ngành trong cả nước.

I.2 Các phương án và chỉ tiêu:

-  Phấn đấu trở thành thành viên trong khu vực ASIAN.

-  Bảo tồn các loại hình văn hóa được công nhận là di sản của cả nước và quốc tế.

-  Hợp tác trong công tác đào tạo nguồn nhân lực với các nước trong khu vực và quốc tế.

-  Tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế về lĩnh vực văn hóa, bảo tồn và gìn giữ các loại hình văn hóa đặc trưng, bảo vệ các điểm tham quan du lịch và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường, phát triển các vùng du lịch sinh thái, bảo vệ các loài vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

I.3 Các giải pháp:

Công tác quan hệ quốc tế đòi hỏi ngày càng phải tập trung hơn nữa về chất lượng phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành văn hóa. Các giải pháp và chính sách phát triển QHQT về văn hóa ở tỉnh Hậu Giang:

  • Do ngân sách Nhà nước dành cho văn hóa còn hạn hẹp nên cần thiết phải cân nhắc chỉ tiêu cho hoạt động QHQT đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất, chi phí thấp nhất và thời gian ngắn nhất.
  • Củng cố quan hệ truyền thống, mở rộng tìm kiếm cơ hội mới cho hợp tác đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học hiệu quả và chuyển giao công nghệ mang tính thực tế cao.
  • Chú trọng chất lượng hợp tác đào tạo và các chương trình giao lưu quốc tế văn hóa nghệ thuật cho cán bộ quản lý, nghệ sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, các nhà nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa của tỉnh…
  1. QUY HOẠCH VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ THỂ DỤC THỂ THAO.

Quan hệ quốc tế về TDTT là nhu cầu tất yếu khách quan, thuộc tính vốn có của TDTT. Trong giai đoạn phát triển mới, căn cứ mục tiêu phát triển họat động hợp tác quốc tế, các quan điểm, mục tiêu, phương án và chỉ tiêu cho công tác này được đặt ra như sau:

II.1 Quan điểm, mục tiêu:

- Mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực TDTT nhằm tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa các nước và các dân tộc, góp phần phục vụ chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Chính phủ và nâng cao trình độ chuyên môn, học tập lẫn nhau giữa các nước.

- Trong công tác mở rộng quan hệ hợp tác về TDTT với các nước trên thế giới và khu vực, trước hết phải tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu những đặc điểm và khả năng của từng đối tác, từng nước và từng tổ chức xã hội về TDTT, trên cơ sở đó định ra nội dung, hình thức hợp tác thích hợp và cuối cùng là tổ chức thực hiện.

- Sau khi nghiên cứu khảo sát đối tác, thăm dò khả năng hợp tác những lĩnh vực nào, nói cách khác, định ra nội dung, hình thức hợp tác thích hợp trong lĩnh vực mà ta đang cần và đối tác có khả năng như: đào tạo cán bộ TDTT các loại, đào tạo, huấn luyện VĐV các cấp,

ng thiết bị , dụng cụ TDTT.

II.2 Các phương án và chỉ tiêu:

- Tham gia vào các họat động.

+ Các tổ chức thể thao quốc tế: tham gia với tư cách là thành viên Uy ban Olympic Việt Nam

+ Các sự kiện thể thao: SEAGames, ASIAD, Olympic

+ Các cuộc thi đấu quốc tế được tổ chức tại Việt Nam và ở nước ngoài.

+ Các cuộc biểu diễn thể thao, thể thao giải trí, thể thao du lịch.

- Liên kết, hợp tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài.

+ Liên kết, hợp tác với Hàn Quốc ở các môn thể thao Taekwondo, xe đạp.

+ Liên kết, hợp tác với Trung Quốc ở các môn thể thao: Cờ vua, bóng bàn, cầu lông, bơi lội, điền kinh, cử tạ.

+ Liên kết, hợp tác với Thái Lan: quần vợt, cầu mây.

+ Liên kết, hợp tác với Đài Loan: Judo.

+ Liên kết, hợp tác trong môn Bóng đá: Thái Lan, Nga.

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ tiên tiến: phối hợp với các cơ sở khoa học TDTT (Trường Đại học TDTT TP HCM, Viện khoa học TDTT) thông qua các mối quan hệ của các đơn vị này với nước ngoài.

- Xây dựng hệ thống thông tin tư liệu TDTT để nối mạng với các Trung tâm thông tin của các đơn vị, các nước để khai thác dữ liệu trong các họat động hợp tác quốc tế về TDTT.

II.3 Các giải pháp:

Công tác quan hệ quốc tế đòi hỏi ngày càng phải tập trung hơn nữa về chất lượng phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành TDTT. Các giải pháp và chính sách phát triển QHQT về TDTT ở tỉnh HG:

  • Do ngân sách Nhà nước dành cho TDTT còn hạn hẹp nên cần thiết phải cân nhắc chi tiêu cho hoạt động QHQT đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Củng cố quan hệ truyền thống, mở rộng tìm kiếm cơ hội mới cho hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, vì nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác tổ chức điều khiển quá trình phát triển của các lĩnh vực hoạt động TDTT. Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học hiệu quả và chuyển giao công nghệ mang tính thực tế cao.
  • Chú trọng chất lượng hợp tác đào tạo và các chương trình giao lưu quốc tế TDTT cho cán bộ quản lý, HLV, VĐV, nhà nghiên cứu khoa học của tỉnh.
  • Vận dụng nhuần nhuyễn những quan điểm cơ bản trong công tác đối ngoại về TDTT, linh hoạt đưa ra giải pháp tình thế, tuân thủ quy tắc “đôi bên cùng có lợi” khi xây dựng các mối QHQT để đạt hiệu quả đàm phán quốc tế cao nhất.
  • Hoạt động TDTT không chỉ nhằm phục vụ sức khoẻ cộng đồng mà còn nhằm gây quỹ, huy động vốn, kể cả tìm kiếm lợi nhuận. Để thực hiện vấn đề này cần:

+ Thu hút tài trợ cho các sự kiện thể thao lớn.

+ Tích cực vận dụng QHQT trong quá trình xã hội hóa TDTT

+ Kêu gọi và tư vấn đầu tư nước ngoài vào kinh doanh thể thao, đầu tư vào các cơ sở hạ tầng phục vụ cho thi đấu thể thao, v.v

  • Lựa chọn đối tác phù hợp, có trình độ cao và thiện chí cho các dự án lâu dài.
  • Hoạt động QHQT về TDTT cần được điều chỉnh phù hợp với xu thế chuyên nghiệp hoá trong nhiều môn thể thao đặc biệt là ở một số môn: Bóng đá, Bóng chuyền, Tennis, Cầu lông, Xe đạp Võ thuật...
  1. QUY HOẠCH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ  DU LỊCH

III.1 Tăng cường các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư.

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, thị trường giảm sút làm nản lòng các nhà đầu tư do đó việc sử dụng các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư như một biện pháp kích cầu đầu tư là một việc làm cần thiết. Những chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư với những ưu đãi mở rộng đặc biệt cho du lịch sẽ tăng khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư của điểm đến.

III.2 Mở rộng hợp tác quốc tế và phát triển thị trường du lịch:

Thị trường là nhân tố đặc biệt quan trọng của sự phát triển. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển, đòi hỏi phải không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Thị trường khách du lịch chính của Hậu Giang trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài gồm: Thị trường khách du lịch nội địa, thị trường khách du lịch Đông Bắc Á, ASEAN và các nước Âu, Mỹ.

Coi trọng mở rộng và phát triển thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm và dịch vụ du lịch để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Thị trường ngoài nước: Thị trường ngoài nước rộng lớn và quan trọng nhất của tỉnh Hậu Giang là thị trường các nước Asian, Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á. Sản phẩm chủ yếu là du lịch, tham quan, du lịch văn hóa, sinh thái…

Để mở rộng và phát triển thị trường này đòi hỏi phải tăng cường đầu tư chiều sâu đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch . Đẩy mạnh công tác liên doanh liên kết và tuyên truyền, quảng bá, tiết thị du lịch, phát triển sản xuất mặt hàng mỹ nghệ lưu niệm…

CHƯƠNG XI

QUY HOẠCH VỀ ĐẦU TƯ TÀI  CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

  1. QUY HOẠCH VỀ ĐẦU TƯ TÀI  CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VĂN HÓA.

          I.1 Xây dựng chính sách huy động các nguồn vốn cho hoạt động và đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá.

           Để thực hiện được quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá của tỉnh đến năm 2020. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cả thời kỳ như sau:

 Sử dụng kinh phí quản lý và hoạt động các đơn vị trực thuộc Sở năm 2011 - 2020

Đơn vị tính: 1.000đ

SỐ TT

ĐƠN VỊ

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2020

1

Sở VHTTDL

2.002

2.913

3.991

5.467

7.490

10.262

14.059

34.982

2

Trung tâm VH – TT

2.937

2.937

4.024

5.513

7.552

10.346

14.175

35.271

3

Trung tâm HL&TĐ TDTT

2.358

5.097

6.983

9.567

13.106

17.956

24.599

61.210

4

Thư Viện

1.151

1.335

1.829

2.506

3.433

4.702

6.443

16.032

5

Bảo Tàng

1.667

1.667

2.284

3.129

4.286

5.872

8.045

20.019

6

Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp

2.604

3.918

5.368

7.354

10.074

13.802

18.909

47.052

7

Trường Nghiệp vụ VHTTDL

1.275

1.124

1.540

2.110

2.890

3.959

5.425

15.411

8

Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch

457

853

1.169

1.601

2.193

3.005

4.117

10.244

9

Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng

Căn cứ vào kinh phí được cấp vào năm 2009 – 2010. Dự kiến nguồn kinh phí thực hiện từ  năm 2011-2015 và 2020 được phân kỳ theo từng năm và giai đoạn cụ thể tăng theo tỷ lệ từ 2011-2015 tăng 1.37% từ 2015-2020 tăng tỷ lệ 1.2% được phân bổ cho các đơn vị quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa và các hoạt động để phát triển sự nghiệp văn hóa.

(Xem cụ thể trong bảng phân bổ nguồn kinh phí từ năm 2011đến 2020)

Sử dụng kinh phí cho quản lý và hoạt động các huyện, thị, thành phố

STT

ĐƠN VỊ

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2020

1

Thành phố

Vị Thanh

900

1.600

2.192

3.003

4.114

5.636

7.722

19.215

2

Huyện

Long Mỹ

1.9

1.500

2.055

2.825

3.857

5.284

7.239

18.014

3

Huyện Vị Thủy

800

1.300

1.781

2.440

3.342

4.579

6.274

17.824

4

Huyện

Phụng Hiệp

1.050

1.300

1.781

2.440

3.342

4.579

6.274

17.824

5

Thị xã Ngã Bảy

1.100

1.300

1.781

2.440

3.342

4.579

6.274

17.824

6

Huyện Châu Thành

972

956

1.309.72

1.794

2.458

3.367

4.614

11.481

7

Huyện Châu Thành A

877

1.200

1.644

2.252

3.085

4.227

5.791

14.411

Căn cứ vào kinh phí thực tế được cấp của năm 2009 – 2010 tỷ lệ tăng hàng năm là 1.2%. Dự kiến nguồn kinh phí thực hiện từ  năm 2011-2015 và 2020 được phân kỳ theo từng năm 2011-2015 tăng 1.2% từ 2015-2020 tăng tỷ lệ 1.2% được phân bổ theo các đơn vị huyện, thị, thành phố trong tỉnh trong lĩnh vực văn hóa và các hoạt động để phát triển sự nghiệp văn hóa.

(Xem cụ thể trong bảng phân bổ nguồn kinh phí từ năm 2010 đến 2020)

                                                                                            (đơn vị: triệu đồng)

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Chi mục tiêu QG về Văn hóa

4.119

4.099

2.470

6.459

6.459

7.294

Chi XD cơ bản VHTTDL

1.900

4.155

6.000

6.900

25.820

23.700

Chi sự nghiệp TT

3.910

2.648

1.709

2.284

4.669

5.097

         Hướng huy động các nguồn vốn đầu tư:

         -  Nguồn vốn từ ngân sách địa phương cho cả thời kỳ là: chiếm 70%.

         - Nguồn vốn xã hội hoá, huy động các tổ chức kinh tế- xã hội, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước là: 30%.

 -  Để huy động được các nguồn vốn như trên cần tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương;

 - Bên cạnh việc tiếp tục tăng nguồn chi ngân sách cho sự nghiệp VH để không chỉ đảm bảo chi thường xuyên mà còn đảm bảo cho đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng VH, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá trong một số lĩnh vực VH được pháp luật cho phép như: bảo tồn - bảo tàng, di sản, in ấn phát hành sách, triển lãm nghệ thuật, nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, xây dựng các thiết chế VH cơ sở  nhằm thu hút thêm nguồn vốn đầu tư trong nhân dân.

- Mở rộng hợp tác trong và ngoài nước để thu hút tối đa nguồn vốn của các tổ chức, của ngành VH ở trung ương và nguồn viện trợ quốc tế cho hoạt động VH ở địa phương.

- Bảo đảm tốc độ tăng trưởng ngân sách đầu tư cho hoạt động VHTT ở địa phương phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế-xã hội của tỉnh HG trong giai đoạn 2010-2020.

- Thực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạt động VHTT với phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm" nhằm thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân cho hoạt động văn hoá theo nội dung đề án xã hội hoá các hoạt động Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Văn hoá và Thể dục thể thao được UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt.

- Tích cực khai thác và huy động các nguồn thu qua các hoạt động văn hoá được để lại chi bổ sung cho hoạt động sự nghiệp VHTT, bao gồm: thu qua khai thác di tích, tham quan bảo tàng, đào tạo, biểu diễn nghệ thuật...

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43/CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ trong thời kỳ 2007-2010, Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/05/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế- xã hội trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các công trình văn hoá, tôn tạo bảo tồn các khu di tích lịch sử văn hoá để phục vụ khách du lịch và bán vé thu tiền.

         I.2 Các chương trình ưu tiên đầu tư, các chương trình, dự án trọng điểm:

         * Các công trình văn hoá cấp tỉnh:

     -  Phân kỳ thực hiện:

     - Giai đoạn 2011 - 2013 tập trung xây dựng hoàn thành Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao, Trung tâm Văn hóa tỉnh.

     -  Giai đoạn  2013 - 2015 Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh. Hậu cứ đoàn ca múa tổng hợp,

     - Giai đoạn 2015 - 2020 Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng, Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, trung tâm trưng bày, triển lãm, các công trình khu di tích, cụm di tích Kiến trúc, các di tích khảo cổ thuộc nền văn minh thời kì đầu khai phá đất phương nam.

         * Các công trình văn hoá cấp huyện:

      -  Phân kỳ thực hiện:

      - Giai đoạn 2011 – 2015 Tập trung xây dựng hoàn chỉnh các Trung tâm văn hoá huyện, thị, thành.

* Các công trình văn hoá cơ sở: Xây dựng Trung tâm văn hoá – Thể thao các xã, phường, thị trấn và nhà Văn hóa khu thể thao ấp, khu vực. Ưu tiên đầu tư xây dựng cấp trang thiết bị văn hoá cho các khu văn hoá vùng dân tộc và xã nông thôn mới.

 - Phân kỳ thực hiện:

Trung tâm văm hóa thể thao xã

Giai đoạn 2012 - 2015, xây dựng 21 trung tâm văn hóa, thể thao xã

+ Năm 2012: xây dựng 02 trung tâm văn hóa, thể thao (thành phố Vị Thanh: 01; thị xã Ngã Bảy: 01);

+ Năm 2013: xây dựng 03 trung tâm văn hóa, thể thao (huyện Long Mỹ: 01; huyện Phụng Hiệp: 01; huyện Vị Thủy: 01);

+ Năm 2014: xây dựng 04 trung tâm văn hóa, thể thao (huyện Châu Thành: 01; huyện Châu Thành A: 01; thành phố Vị Thanh: 01; thị xã Ngã Bảy: 01);

+ Năm 2015: xây dựng 05 trung tâm văn hóa, thể thao (huyện Châu Thành: 01; huyện Châu Thành A: 01; huyện Long Mỹ: 01; huyện Phụng Hiệp: 01; huyện Vị Thủy: 01);

Giai đoạn 2016 - 2020 xây dựng 20 Trung tâm văn hóa thể thao xã

+ Năm 2016: xây dựng 03 trung tân văn hóa thể thao xã (huyện Long Mỹ: 02, huyện Châu Thành A: 01);

+ Năm 2017: xây dựng 04 Trung tâm văn hóa thể thao xã (huyện Long Mỹ: 02, huyện Châu Thành: 01, huyện Châu Thành A: 01);

+ Năm 2018: xây dựng 04 Trung tâm văn hóa thwr thao xã (thành phố Vị Thanh: 01, thị xã  Ngã Bảy: 01, huyện Long Mỹ: 01, huyện Phụng Hiệp: 01);

+ Năm 2019: xây dựng 04 nhà văn hóa (thị xã Vị Thanh: 01, thị xã  Ngã Bảy: 01, huyện Long Mỹ: 01, huyện Phụng Hiệp: 01);

+ Năm 2020: xây dựng 05 trung tam văn hóa xã (huyện Long Mỹ: 01, huyện Châu Thành: 02, huyện Châu Thành A: 02).

 Năm 2021 đến 2025: xây dựng khép kín các trung tâm văn hóa, thể thao xã (các huyện, thị tành phố còn lại).

Xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao ấp:

 

Giai đoạn 2012 - 2017, xây dựng mới 122 nhà văn hóa khu thể thao ấp, trong đó có 27 nhà thông tin tạm bợ được xây mới lại, cụ thể như sau:

+ Năm 2012: đầu tư xây dựng 13 nhà văn hóa khu thể thao, trong đó: thành phố Vị Thanh: 01 (xây mới lại); thị xã Ngã Bảy: 02 (xây mới lại); huyện Vị Thủy: 02 (trong đó, 01 xây mới lại); huyện Phụng Hiệp: 04 (trong đó, 01 xây mới lại); huyện Châu Thành: 01 (xây mới lại); huyện Châu Thành A: 03 (trong đó, 01 xây mới lại).

+ Năm 2013: đầu tư xây dựng 18 nhà văn hóa khu thể thao , trong đó: thành phốVị Thanh: 01 (xây mới lại); thị xã Ngã Bảy: 01 (xây mới lại); huyện Vị Thủy: 04; huyện Phụng Hiệp: 07; huyện Châu Thành: 01; huyện Châu Thành A: 04 (trong đó, 01 xây mới lại).         

+ Năm 2014: đầu tư xây dựng 21 nhà văn hóa khu thể thao, trong đó: thành phố Vị Thanh: 01 (xây mới lại); thị xã Ngã Bảy: 01 (xây mới lại); huyện Vị Thủy: 05; huyện Phụng Hiệp: 08; huyện Châu Thành: 01; huyện Châu Thành A: 05 (trong đó, 02 xây mới lại).         

+ Năm 2015: đầu tư xây dựng 22 nhà văn hóa khu thể thao, trong đó: thành phố Vị Thanh: 01 (xây mới lại); thị xã Ngã Bảy: 01 (xây mới lại); huyện Vị Thủy: 05; huyện Phụng Hiệp: 08; huyện Châu Thành: 02; huyện Châu Thành A: 05 (trong đó, 02 xây mới lại).         

+ Năm 2016: đầu tư xây dựng 23 nhà văn hóa khu thể thao, trong đó: thành phố Vị Thanh: 02 (xây mới lại); thị xã Ngã Bảy: 01 (xây mới lại); huyện Vị Thủy: 05; huyện Phụng Hiệp: 08; huyện Châu Thành: 02; huyện Châu Thành A: 05 (trong đó, 02 xây mới lại).         

+ Năm 2017: đầu tư xây dựng 25 nhà văn hóa khu thể thao, trong đó: thành phố Vị Thanh: 02 (xây mới lại); thị xã Ngã Bảy: 01 (xây mới lại); huyện Vị Thủy: 05; huyện Phụng Hiệp: 09; huyện Châu Thành: 02; huyện Châu Thành A: 06 (trong đó, 02 xây mới lại).

 Giai đoạn 2018 đến 2025 khép kín nhà văn hóa khu thể thao các ấp còn lại.

        II.  QUY HOẠCH VỀ ĐẦU TƯ TÀI  CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH THỂ DỤC THỂ THAO:

II.1. Quan điểm:

Tài chính TDTT là một bộ phận của nền tài chính Quốc gia, là hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện trong việc hình thành, phân phối, quản lý và sử dụng quỹ tiền tệ trong hoạt động TDTT.

Tài chính TDTT là quỹ tiền tệ của công tác TDTT, là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển sự nghiệp TDTT là hệ thống chế độ chính sách trong các hoạt động TDTT.

II.2. Mục tiêu:

Đổi mới phương thức quản lý để tăng cường phát triển, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính. Thực hiện đa dạng hóa nguồn tài chính, đảm bảo nâng cao đời sống cho cán bộ và tái sản xuất mở rộng.

Hoàn thiện chính sách tài chính, tiếp tục cải cách thu chi nội bộ nhằm đảm bảo cân đối ngân sách vững chắc.

Thực hiện chính sách tài chính công bằng, hiệu quả, công khai minh bạch các nguồn thu và chi ngân sách của trường và trung tâm, các khoản thu ngoài ngân sách (công đoàn, học phí…), tạo lập môi trường tài chính lành mạnh, minh bạch nhằm giải phóng và phát triển nguồn lực tài chính, bồi dưỡng và mở rộng nguồn thu ngân sách, thu hút các nguồn vốn bên ngoài, các tổ chức tài trợ.

II.3 Các phương án và chỉ tiêu :

II.3.1 Phương án nguồn tài chính cho ngành TDTT:

Căn cứ trên hiện trạng nguồn kinh phí hoạt động cho ngành TDTT được trình bày căn cứ trên những định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh HG.

- Dự kiến nguồn vốn đầu tư, nguồn kinh phí hoạt động cho ngành TDTT tỉnh do ngân sách nhà nước cấp.

- Dự kiến nguồn kinh phí tự cân đối được sử dụng từ khoản thu trong các hoạt động của ngành chiếm tỷ lệ 20  - 30 % so với kinh phí do ngân sách cấp.

- UBND tỉnh nhất trí và tạo điều kiện cho ngành TDTT xây dựng đề án và thực hiện chính sách tạo vốn bằng các hình thức để đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động cho các mục từ 1 – 10 của phần 2 bảng quy hoạch.

Bảng 1:  Phân phối tỷ lệ ngân sách

Các chỉ tiêu

2008

2010

2015

2020

Tỉ lệ được cấp cho ngành TDTT so với ngân sách chung của toàn tỉnh (%)

0.5

0.6

0.6

0.7

Huy động nguồn tài chính từ xã hội (% huy động / kinh phí ngành TDTT)

30

50

70-80

>80

Căn cứ trên hiện trạng nguồn kinh phí hoạt động cho ngành TDTT được trình bày căn cứ trên những định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang.

  1. Dự kiến nguồn vốn đầu tư, nguồn kinh phí hoạt động cho ngành TDTT tỉnh do ngân sách nhà nước cấp.
  2. Dự kiến nguồn kinh phí tự cân đối được sử dụng từ khoản thu trong các hoạt động của ngành chiếm tỷ lệ 20  - 30 % so với kinh phí do ngân sách cấp.
  3. UBND tỉnh nhất trí và tạo điều kiện cho ngành TDTT xây dựng đề án và thực hiện chính sách tạo vốn bằng các hình thức để đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động.

II.3.2. Phương án nguồn tài chính cho các lĩnh vực hoạt động TDTT:

Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể thông qua hiện trạng và dự báo theo các mốc thời gian, kinh phí sự nghiệp cần đảm bảo cho ngành TDTT gồm những phần phải chi sau:

- Tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: Cán bộ HLV, VĐV là biên chế và hợp đồng dài hạn trong các cơ quan ban ngành, các tổ chức xã hội có thụ hưởng từ nguồn NSNN được hưởng lương và các khoản phụ cấp theo lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

- Phụ cấp:

+ Phụ cấp độc hại nguy hiểm: VĐV, HLV được hưởng trợ cấp độc hại nguy hiểm theo quy định tại văn bản số 226/BTCCBCP ngày 19/12/2000 về việc thực hiện Quyết định số 90/1999/QĐ-BLĐTBXH.

+ Phụ cấp trách nhiệm: VĐV, HLV được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Chế độ tập luyện: Tiền công tập luyện, chế độ bảo hiểm được hưởng theo quy định tại Quyết định 234/QĐ-TTg ngày 18/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chế độ đối với HLV, VĐV thể thao.

- Khen thưởng: Chế độ khen thưởng cho VĐV, HLV đạt thành tích trong các giải thi đấu được hưởng theo quy định tại Quyết định 234/QĐ-TTg ngày 18/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chế độ đối với HLV, VĐV thể thao.

- Trang thiết bị: Thông tư số 01-TT/LB ngày 10/11/1990 về một số chế độ đối với giáo viên, VĐV, HLV thể thao. Quy định cụ thể về việc cấp phát trang phục tập luyện cho VĐV, giáo viên, HLV thể thao.

- Dinh dưỡng:

+ Thông tư số 103/2004/TTLT/BTC-UBTDTT ngày 05/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với VĐV, HLV thể thao (đội tuyển quốc gia: 60.000đ/ngày; đội trẻ: 45.000đ/ngày).

+ Quyết định số 67/2008/QĐ-TTg ngày 26/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc chi chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với VĐV, HLV thể thao thành tích cao (thực hiện cho VĐV có khả năng giành huy chương vàng tại các đại hội thể thao lớn như Olympic, Ashiad, Sea Games).

- Học tập: VĐV được ưu tiên xét tuyển các trường chuyên ngành TDTT, đi học nước ngoài theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Nghiên cứu khoa học: Các chính sách, chế độ, cơ chế thực hiện thao quy định của Bộ khoa học công nghệ.

- Các điều kiện đảm bảo: Cơ sở vật chất phục vụ cho TDTT như các công trình TDTT, sân bãi nhà tập, công viên, khu văn hóa thể thao…

- Các chính sách xã hội: Giải quyết công ăn việc làm cho VĐV khi không còn tham gia thi đấu, nhà đất và các chính sách phúc lợi xã hội khác.

- Tổ chức các cuộc thi đấu cấp Tỉnh, cấp Quốc gia, và các giải quốc tế mở rộng hoặc đăng cai các giải Vô địch khu vực, châu lục và thế giới.

- Kinh phí đi thi đấu các cu

ộc thi đấu bắt buộc trong nước, và các cuộc thi đấu quốc tế.

- Kinh phí cho phong trào thể thao quần chúng.

- Kinh phí sửa chữa, chống xuống cấp

II.3.3. Phương án chế độ chính sách ngành trong những năm sắp đến.

    1. Chế độ chính sách đối với mảng hoạt động phong trào
  • Để làm nền tảng và hậu thuẫn tốt cho việc đào tạo, xây dựng và phát triển lực lượng thể thao nâng cao, nhà nước cần quan tâm ban hành các chủ trương, chính sách và chế độ thoả đáng cho những cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm việc theo dõi, hướng dẫn công tác huấn luyện chuyên môn TDTT từ cấp thành phố đến các địa phương, cơ sở, và chế độ bồi dưỡng cho lực lượng VĐV các môn thể thao. Trong khi đó chế độ tiền lương, phụ cấp đắt đỏ .v.v.. của nhà nước ban hành thời kỳ cũ cũng như mức lương mới được điều chỉnh gần đây nhất cũng chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về cá nhân của người được hưởng lương.
  • Đẩy mạnh việc bồi dưỡng, đào tạo thương xuyên để nâng cao trình độ về nhiều mặt cho đội ngũ làm công tác phong trào nhằm phát huy khả năng hiệu quả trong tổ chức hoạt động. Thông qua đó để thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời và thỏa đáng, động viên tích cực về vật chất lẫn tinh thần cho tập thể và cá nhân trong khu vực HCDN và các đoàn thể, tổ chức quần chúng có thành tích tiêu biểu xuất sắc. Tất nhiên về chế độ khen thưởng cũng phải được cải tiến, điều chỉnh cho phù hợp nhằm tăng sự kích thích và tác dụng.
    1. Chế độ chính sách đối với mảng hoạt động thể thao nâng cao.
  • Khác với hoạt động thể thao phong trào, đội ngũ nâng cao là lực lượng trực tiêp dành những thành tích thể thao đỉnh cao trong thi đấu và có thuận lợi đã được nhà nước đầu tư nhiều.
  • Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu về xây dựng và phát triển đội ngũ này trong những năm trước mắt và về chiến lược lâu dài ngoài yêu cầu trang bị các phương tiện dụng cụ về khoa học kỹ thuật- nghiệp vụ chuyên môn tiên tiến hiện đại. Bên cạnh đó về chế độ chính sách cũng phải được bổ sung, cải tiến phù hợp với yêu cầu tổ chức hoạt động.

+ Chế độ về dinh dưỡng thể thao phải được áp dụng thực hiện đầy đủ theo yêu cầu tiêu chuẩn định lượng phát triển của Thể thao Việt Nam trong những năm trước mắt và từng bước vận dụng thí điểm hoặc thực hiện từng phần tiêu chuẩn định lượng của các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế.

+ Đảm bảo đầy đủ chế độ trang bị phương tiện vật chất, dụng cụ TDTT trong tập luyện và thi đấu kể cả những dụng cụ, phương tiện khoa học và hiện đại.

+ Thực hiện các chính sách, chế độ thống nhất cho các đối tượng có cùng trình độ và cùng tính chất nhiệm vụ về nghĩa vụ và quyền lợi cơ bản.

+ Đảm bảo chế độ tiền lương và tiền thưởng cũng như những bảo trợ chung về mặt xã hội thỏa đáng tạo thành chính sách đòn bẩy nhằm thúc đẩy hoạt động ngày càng có hiệu quả cao.

II.4 Các giải pháp:

II.4.1. Chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn tài chính:

Khai thác triệt để các nguồn từ đào tạo, nghiên cứu khoa học, huấn luyện, VĐV. Tăng cường thương mại hóa các sản phẩm TDTT. Chủ động tìm nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước, nguồn đầu tư của nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Quản lý tài chính TDTT theo cơ chế quản lý doanh nghiệp. Tăng nguồn thu từ các hoạt động tổ chức (sự kiện, cá cược thể thao, giải trí thể thao…)

 II.4.2. Xây dựng và hoàn thiện các nhóm chính sách liên quan trực tiếp đến các hoạt động  TDTT

Sơ đồ: Hoàn thiện các nhóm chính sách.

TIEÀN

         TIỀN LƯƠNG

  • PHỤ CẤP
  • BỒI DƯỠNG
  • KHEN THƯỞNG
  • TRANG B
  • DINH DÖÔÕNG
  • PHUÏC VUÏ
  • NHAØ ÑAÁT
  • NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC
  • HOÏC TAÄP

Vaät chaát

Ñieàu kieän ñaûm baûo

Tinh thaàn

Khen thöôûng

Ñôøi soáng

 

II.4.3. Chính sách, chế độ trong các hoạt động TDTT:

- Đổi mới chính sách, quy định cơ cấu tiền lương: đảm bảo mức thu nhập cho cuộc sống của cán bộ, HLV, VĐV kể cả những chi phí đào tạo nâng cao trình độ, tập huấn của VĐV:

+ Lương và các khoản phụ cấp theo lương

+ Phụ cấp tập luyện

+ Chế độ tập luyện

+ Dinh dưỡng đặc biệt cho VĐV cấp cao

+ Khen thưởng

- Đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động TDTT:

+ Hệ thống sân bãi nhà tập và trang thiết bị cho TDTT cấp cao.

+ Hệ thống sân bãi nhà tập trang thiết bị cho các hoạt động phong trào.

+ Chế độ cấp phát trang thiết bị cá nhân đảm bảo cho tập luyện và thi đấu phù hợp với quy định quốc tế.

- Nâng cao đời sống tinh thần:

+ Đảm bảo cho người làm công tác TDTT được hưởng chế độ phúc lợi xã hội đầy đủ.

+ VĐV, HLV đạt thành tích cao ở các đại hội thể thao lớn được ưu tiên thụ hưởng các chính sách xã hội như mua nhà ở với giá ưu đãi và các chế độ khác đảm bảo cuộc sống khi hết thời gian thi đấu

- Xây dựng cơ chế quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cho các đơn vị, cá nhân, tổ chức xã hội trong lĩnh vực TDTT.

- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hạch toán và minh bạch các nguồn thu, chi tài chính.

- Xây dựng cơ chế quản lý tài chính đảm bảo sự cân đối giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Gắn việc đổi mới chính sách chi tiêu công với việc thực hiện mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa đối với những hoạt động có điều kiện để tập trung ngân sách cho lĩnh vực trọng tâm.

- Thực hiện triệt để chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế về tài chính thể thao với lộ trình bước đi hợp lý, mở rộng hợp tác tài chính thể thao và quan hệ tài chính quốc tế.

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kế toán, nâng cao hiệu quả hoạt động, thanh tra, kiểm tra và giám sát tài chính.

- Xây dựng hệ thống thiết chế theo thông lệ quốc tế về các lĩnh vực kinh tế – tài chính để hội nhập khu vực quốc tế.

- Đa dạng hóa và tăng các nguồn thu, trong đó tăng dần tỷ trọng các nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước trong tổng các nguồn thu.

- Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, trong đó đặc biệt các hoạt động liên kết với các doanh nghiệp để tạo nguồn thu.

- Thí điểm cổ phần hóa một số cơ sở TDTT để huy động các nguồn vốn phát triển của xã hội.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước.

III. QUY HOẠCH VỀ ĐẦU TƯ TÀI  CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH DU LICH

III.1 Tăng cường ngân sách đầu tư hạ tầng du lịch

Tăng cường ngân sách địa phương cùng nguồn vốn từ Trung ương (tuy nhiên nguồn vốn địa phương phải là chủ đạo) để đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cấp các di tích lịch sử - văn hoá.

Bảng 2: Dự kiến các chỉ tiêu ngành du lịch đến năm  2015, 2020.

                                                                                   Đơn vị: triệu đồng

Hạng mục

2010

2015

2020

TĐ11-15

TĐ 16-20

Giá trị sản suất

+ Khách sạn

+ Mua bán hàng hóa

+ Hướng dẫn du lịch

+ Dịch vụ khác

Giá trị tăng thêm

+ Khách sạn

+ Ăn uống

+ Mua bán hàng hóa

+ Hướng dẫn du lịch

+ Dịch vụ khác

Lao động (người)

133 027

  23 395

  11 386

  15 309

    2 308

  70 808

  14 037

  40 314

    1 366

  13 013

    2 077

    2 025

594 451

107 702

  54 803

  82 361

  10 041

320 013

  64 621

169 772

    6 576

  70 007

    9 037

    3 565

3 056 128

  566 856

  301 194

  462 444

    50 857

1 652 494

340 114

837 389

36 143

393 078

45 771

 6 580

34,9%

35,7%

36,9%

40,0%

34,2%

35,2%

35,7%

33,3%

36,9%

40,0%

34,2%

12,0%

38,7%

39,4%

40,6%

41,2%

38,3%

38,9%

39,4%

37,6%

40,6%

41,2%

38,3%

13,0%

Bảng 3: Quy hoạch và đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích tiêu biểu, các điểm tham quan du lịch có giá trị nổi bật đến 2015 - 2020

Số

TT

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC KHU DU LỊCH

Nội dung

Vốn đầu tư (Tỷ đồng)

Nhu cầu
SD đất (ha)

1

Di tích lịch sử

Địa điểm Nhà làm việc của Tỉnh ủy Cần Thơ tại căn cứ Bà Bái (Căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ)

- Khu bảo tàng ngoài trời:

- Không gian mô phỏng

- Khu đón tiếp khách:

- Bãi đỗ xe

- Các công trình phụ trợ khác:

5 tỷ

2

Di tích lịch sử

Địa điểm khu lưu niệm Khởi Nghĩa Nam Kỳ tại làng Phú Hữu

- Nhà nghỉ dưỡng khu công viên, đường, trồng cây xanh, dịch vụ khác…

1 tỷ

3

Di tích lịch sử địa điểm cơ quan Liên tỉnh Ủy Cần Thơ (1938-1940)

- Nhà nghỉ dưỡng khu công viên, đường, trồng cây xanh, bến bãu, dịch vụ khác….

1 tỷ

4

Di tích lịch sử

Địa điểm chiến thắng Tầm Vu

- Khu đón tiếp khách, kiêm trưng bày hình ảnh hiện vật các dịch vụ phục vụ.

- Các công trình phụ trợ.

1 tỷ

5

Di tích lịch sử

Địa điểm lưu niệm Chiến Thắng 75 Tiểu Đoàn địch năm 1973.

- Khu tham quan, đường, công viên cây xanh, bến bãi

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về sân, điện, nước và các dịch vụ khác

3 tỷ

6

Di tích lịch sử

Trụ sở Ủy ban Liên hiệp Đình chiến Nam Bộ

Khu tham quan, đường, công viên cây xanh, bến bãi

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về sân, điện, nước và các dịch vụ khác

1 tỷ

7

Di tích lịch sử

Địa điểm Mỹ-Diệm tàn sát đồng bào khi lập khu Trù mật

Vị Thanh – Hỏa Lựu

- Bãi đỗ xe, Khu tham quan, đường, công viên cây xanh.

- Các công trình phụ trợ … và các dịch vụ khác.

1 tỷ

8

Di tích lịch sử

Đền Thờ Bác Hồ

 - Xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện nước, bến bãi, Khu tham quan, đường, công viên cây xanh và các dịch vụ khác.

1 tỷ

9

Di tích lịch sử

Địa điểm Chiến Thắng Vàm Cái Sinh

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện nước, bến bãi, Khu tham quan, đường, công viên cây xanh và các dịch vụ khác.

1 tỷ

10

Di tích lịch sử - Văn hóa

Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ (1965-1968)

-    Xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện nước, bến bãi, Khu tham quan, đường, công viên cây xanh và các dịch vụ khác.

1,5 tỷ

11

Di tích lịch sử - Văn hóa

Tòa Thánh Long Châu

- Xây dựng nhà, cây xanh, đường và các dịch vụ phục vụ.

1 tỷ

12

Di tích lịch sử - Văn hóa

Địa điểm Chiến Thắng Chày Đạp

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện nước, bến bãi

- Khu tham quan, đường, công viên cây xanh và các dịch vụ khác.

1 tỷ

13

Di tích lịch sử - Văn hóa

Căn cứ Thị Xã Ủy Vị Thanh

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện nước, bến bãi

- Khu tham quan, đường, công viên cây xanh và các dịch vụ khác.

1,5 tỷ

14

Di tích lịch sử - Văn hóa

Địa điểm thành lập Ủy ban MTDTGPMNVN – tỉnh Cần Thơ

 - Xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện nước, bến bãi

- Khu tham quan, đường, công viên cây xanh và các dịch vụ khác.

1,5 tỷ

15

Di tích lịch sử - Văn hóa

Địa điểm thành lập Tiểu Đoàn Tây Đô

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện nước, bến bãi

- Khu tham quan, đường, công viên cây xanh và các dịch vụ khác.

1,5 tỷ

16

Các điểm du lịch sinh thái

Huyện Vị Thủy, Phụng Hiệp, TX Ngã Bảy, huyện Long Mỹ

  • Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường, điểm dừng chân khôi phục và tôn tạo các loại động thực vật

- phục hồi các vường cây ăn trái…

10 tỷ

III.2. Nguồn vốn đầu tư

                       +Cơ cấu nguồn vốn đầu tư.

                     Các nguồn vốn đầu tư chính. Nguồn vốn đầu tư bao gồm các nguồn vốn cơ bản sau:

Bao gồm nguồn vốn ngân sách Trung ương và nguồn vốn ngân sách địa phương. Các nguồn vốn này được sử dụng nhằm mục đích phát triển cơ sở hạ tầng, kích cầu tiêu dùng, tuyên truyền quảng bá, hỗ trợ phát triển…

Bao gồm vốn tích luỹ của các doanh nghiệp du lịch, vốn vay ngân hàng và các nguồn khác, vốn đầu tư tư nhân, vốn liên doanh trong nước, vốn đầu tư FDI nước ngoài, các nguồn vốn khác… Các nguồn vốn sẽ tập trung vào các lĩnh vực đầu tư xây dựng các khu du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch và do chủ đầu tư quyết định trên cơ sở các dự án được phê duyệt.

  • Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Là nguồn vốn từ các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu để phát triển các khu du lịch dịch vụ cao cấp.

III.3. Cơ cấu phân bổ nguồn vốn đầu tư

+ Vốn ngân sách nhà nước:                                              20%, trong đó

                Ngân sách trung ương                                                               10%

                Ngân sách địa phương                                                              10%

+ Nguồn vốn ngoài ngân sách                                          60%, trong đó

                Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp du lịch                             10%

                Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác                                   20%

                Vốn đầu tư tư nhân                                                                   20%

                Vốn liên doanh trong nước                                                                 10%

+ Vốn đầu tư FDI nước ngoài                                                          10%

           +  Các nguồn vốn khác                                                                10%

PHẦN THỨ SÁU: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH; CÁC BAN, NGÀNH VÀ UBND CÁC HUYỆN, THỊ TRONG TỈNH

1. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch:

a) Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị, chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc thẩm quyền quản lý hành chính và chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác VHTTDL ở xã, phường, thị trấn trên cơ sở quy hoạch ngành VHTTDL tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn 2025.

b) Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, xây dựng các chính sách liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch theo hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương.

c) Chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp (Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân, Người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, các Hội, liên đoàn của tỉnh…) để chỉ đạo tổ chức và triển khai các hoạt động VHTTDL ở cấp xã, phường, thị trấn theo nội dung đã được Chủ tịch UBND Tỉnh phê duyệt.

d) Chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế hoạt động Trung tâm Văn hóa Thể thao ở xã, phường, thị trấn.

      - Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế thành lập và hoạt động của các CLB VH, TDTT… làng thông tin văn hóa TDTT, khu phố văn hóa TDTT, gia đình văn hóa TDTT.

e) Trên cơ sở nội dung được phê duyệt, căn cứ các quy định hiện hành, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh cân đối kinh phí từ ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương nếu có) để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch.

2. Sở tài nguyên và môi trường.

-  Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định về quy hoạch đất đai dành cho VHTTDL  thiết lập các chế tài thực hiện các quy định này.

- Trước mắt phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai và thực hiện việc chỉ đạo của UBND tỉnh về việc xây dựng nhu cầu sử dụng đất và lập kế hoạch điều chỉnh, sử dụng đất của các ngành VHTTDL  2010- 2015 và 2030.

3. Sở Tài chính.

- Bố trí vốn và hướng dẫn thực hiện kế hoạch theo quy định của Bộ tài chính và các ngành có liên quan.

- Chủ trì phối hợp với các Sở VHTTDL, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế tỉnh và các ngành có liên quan khác, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển theo hướng xã hội hoá các loại hình VHTTDL (công lập, ngoài công lập) trên địa bàn cấp xã, trình UBND phê duyệt.

4. Sở Kế hoạch-Đầu tư.

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và đầu tư thực hiện các đề án thuộc nội dung chương trình đã được phê duyệt.

5. Sở Nội vụ.

Căn cứ vào quy định khung của cơ quan thẩm quyền, chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan, xây dựng văn bản hướng dẫn thành lập và hoạt động của các loại hình: Trung tâm Văn hóa - TDTT, Trung tâm Văn hoá - Giáo dục Cộng đồng và TDTT, Nhà Văn hoá TDTT ở cấp xã, phường, thị trấn và các chế độ chính sách kiêm nhiệm - hợp đồng với các đối tượng làm công tác VH và TT ở cấp xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

6. Sở Xây dựng.  Phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan, xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình, quy phạm và các mẫu thiết kế các công trình VH và TT và các thủ tục khác ở cấp xã.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường đảm bảo chỉ tiêu, chất lượng đã đề ra.

- Hướng dẫn các trường học có kế hoạch phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn (theo địa bàn trú đóng) xây dựng và phát triển phong trào VH và TT trong và ngoài học đường.

8. Chủ tịch UBND các huyện, thị.

- Trên cơ sở nội dung chương trình đã được phê duyệt, lập kế họach 5 năm và kế hoạch hàng năm của địa phương để triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của chương trình thuộc phạm vi của địa phương mình quản lý, bố trí cán bộ chuyên ngành VHTTDL cho phù hợp với từng loại hình ở xã, phường, thị trấn sao cho đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

9. Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hậu Giang, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Người Khuyết tật tỉnh... phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vận động và tổ chức cho nhân dân trên các địa bàn xã, phường, thị trấn trực thuộc tham gia thưc hiện và hoàn thành các mục tiêu đã được đề ra trong quy hoạch này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và xây dựng quy hoạch phát triển sự nghiệp VHTTDL tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 định hướng 2030 có thể rút ra các kết luận sau:

Tỉnh Hậu Giang - nơi có trên 3 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một vùng văn hóa truyền thống. Trong đó dân tộc Khơmer vốn là một dân tộc có nhiều nét văn hóa độc đáo. Hậu Giang lại giáp ranh với Sóc Trăng, Bạc Liêu về phía Đông Nam nên có nhiều điều kiện để phát triển, đặc biệt giáp TP Cần Thơ, Vĩnh Long ở phía bắc, đông bắc rất thuận lợi trở thành thành phố công nghiệp năng động nhưng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Qua nghiên cứu thực trạng VHTTDL của tỉnh Hậu Giang cho thấy bức tranh toàn diện về tất cả các lĩnh vực hoạt động VHTTDL trong quá trình phát triển sự nghiệp VHTTDL của tỉnh có những mặt đạt được, những mặt chưa đạt được, những ưu - khuyết điểm; từ đó đã nêu bật lên các nguyên nhân, những ảnh hưởng đã gây nên sự trì trệ trong quá trình phát triển. Từ những khía cạnh trên, rút ra trong giai đoạn phát triển mới các bài học kinh nghiệm cho sự phát triển VHTTDL của tỉnh Hậu Giang.

Hậu Giang là vùng đất có nền văn hoá lâu đời. Tỉnh có nhiều di tích lịch sử trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ... và rất nhiều các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, con người nơi đây rất hiếu khách và nhân hậu. Tất cả những nét đó tạo nên một Hậu Giang vừa thơ mộng vừa oai hùng lại đa dạng về bản sắc văn hóa. Với nguồn tài nguyên di sản lịch sử - văn hoá độc đáo, phong phú, tài nguyên nhân văn dồi dào, tốc độ tăng trưởng GDP với mức khá, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh trong giai đoạn tới là những cơ hội lớn và là tiền đề để lĩnh vực VHTTDL có những tiến bộ quan trọng. Do đó, quy hoạch phát triển sự nghiệp VHTTDL Hậu Giang đến năm 2020 định hướng 2030 là việc làm quan trọng và mang tính cấp thiết.

Cơ sở vật chất của ngành VHTTDL hiện nay chưa tương xứng với tầm vóc, vị trí của tỉnh. Ngành VHTTDL phát triển còn thiếu quy hoạch dài hạn, chưa khai thác hết thế mạnh phát triển của từng vùng, miền, lĩnh vực. Tuy nhiên, sự phát triển với tốc độ cao sẽ tạo đà cho ngành khắc phục khó khăn, rút ngắn thời gian tụt hậu và phát triển theo kịp với xu thế chung của cả nước.

Quy hoạch phát triển ngành VHTTDL Hậu Giang tập trung khai thác những thế mạnh đặc thù và cơ hội phát triển của địa phương, thống nhất và hoà hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh đến 2015 và định hướng đến 2030. Quy hoạch phát triển ngành VHTTDL đảm bảo cân đối, hài hoà các mục tiêu về chính trị, kinh tế và văn hoá, các yếu tố vùng lãnh thổ và đặc thù phát triển của từng lĩnh vực văn hoá thông tin TDTT cũng như có tính đến những điểm yếu, thách thức của ngành trong quá trình phát triển.

Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển sự nghiệp VHTTDL Hậu Giang là nhiệm vụ khó khăn, vất vả, không chỉ đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý giỏi, đội ngũ làm văn hoá chuyên nghiệp và say nghề… mà còn đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải có quyết sách phù hợp, đúng lúc và kịp thời nhằm thu hút nguồn nhân lực, vốn đầu tư và toàn xã hội tham gia. Đó là những nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp phát triển VHTTDL tỉnh Hậu Giang thực sự trở thành "nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” tỉnh Hậu Giang.

        - Từ đánh giá thực trạng, căn cứ vào quan điểm phát triển của tỉnh, đồng thời căn cứ vào các cơ sở Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản của Đảng, Nhà nước, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã định hướng cho phát triển sự nghiệp VHTTDL đến năm 2020-2025; xác định các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, các phương án, chỉ tiêu phát triển. Nếu thực hiện được các mục tiêu này thì VHTTDL tỉnh Hậu Giang sẽ trở thành một trong những trung tâm mạnh của cả nước, góp phần nâng cao sức khỏe, thể trạng, tầm vóc và làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh của nhân dân trong tỉnh, xứng tầm với vị trí của tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để giúp tỉnh Hậu Giang có điều kiện phát triển văn hoá như qui hoạch, đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm giúp tỉnh một số nội dung như sau:

1. Đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ nguồn vốn có mục tiêu để đầu tư xây dựng các thiết chế, công trình văn hoá quan trọng của tỉnh: Bảo tàng, thư viên  trung tâm Văn hóa, TDTT tỉnh, Khu du lịch sinh thái, các di tích lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

2. Đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh tỉnh Hậu Giang: các nghi lễ của đồng bào dân tộc.

3. Đề nghị UBND tỉnh sớm phê duyệt quy hoạch để tổ chức triển khai trong thực tiễn hoạt động văn hoá thể thao và du lịch.

4. Về cơ chế chính sách, đề nghị:

      - Có cơ chế chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân dân gian có công sưu tầm, gìn giữ, truyền dạy các giá trị văn hoá phi vật thể, các chuyên gia nhà khoa học, HLV, VĐV tiêu biểu của tỉnh Hậu Giang nói riêng và của cả nước nói chung. Có chính sách để ghi công, tôn vinh các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội có công bảo vệ, tu bổ, gìn giữ các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, đóng góp vào việc đầu tư xây dựng các công trình TDTT…

      - Có chính sách ưu đãi, khuyến khích cho các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội đầu tư xây dựng, khai thác phát huy các công trình văn hoá, thể dục thể thao và du lịch, nhất là ở các huyện xã, vùng sâu vùng xa, vùng kháng chiến củ.

     - Xây dựng các chính sách, chế độ khen thưởng thích đáng cho các nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên, HLV, VĐV khi được phong tặng các danh hiệu của quốc gia, của tỉnh và được giải trong các kỳ hội diễn và thi đấu TDTT của quốc gia và quốc tế./.

 

 

* Để xem thêm chi tiết, tải về tại đây
1. QUY HOACH HAU GIANG MOI.doc_20210913150349.doc

Hiển thị văn bản tạm thời không có.
Đang online: 1
Hôm nay: 894
Đã truy cập: 5433968
Bạn chưa có đủ quyền truy nhập portlet này.