Thực hiện Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hậu Giang về việc quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp tỉnh. Nay, Sở KH&CN Hậu Giang thông tin về Đề tài “Nghiên cứu, chế tạo máy gieo hạt đa năng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” do ThS. Nguyễn Ngọc Hoàng làm chủ nhiệm và Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long chủ trì thực hiện đề tài. Đề tài dự kiến nghiệm thu trong tháng 01/2023.
Hình 1. Sơ đồ cấu tạo máy gieo hạt đa năng
(1) Động cơ, (2) liên kết khung máy, (3) hệ thống điều khiển thủy lực,
(4) Cụm gieo hạt, (5) khung liên kết cụm gieo, (6) bộ phận phay đất
I. Thông tin chung về nhiệm vụ
1. Tên Đề tài: Nghiên cứu, chế tạo máy gieo hạt đa năng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
2. Mục tiêu nhiệm vụ:
Nghiên cứu, chế tạo mẫu máy gieo hạt đa năng với khả năng gieo được nhiều loại hạt (họ đậu, bắp) với chức năng làm đất cơ bản, rạch hàng, gieo hạt, lấp đất, làm việc theo hàng đáp ứng tốt điều kiện đất đai Hậu Giang.
Đưa máy vào thực tiễn phục vụ kỹ thuật luân canh hoặc thâm canh cây màu tại một huyện của tỉnh Hậu Giang nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và chuyển giao vào sản xuất.
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Ngọc Hoàng
4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long
5. Tổng kinh phí thực hiện: 555.101.000 đồng
Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH: 514.901.000 đồng
Kinh phí từ nguồn khác: 40.200.000 đồng
6. Thời gian thực hiện: 24 tháng
Bắt đầu: tháng 02 năm 2019
Kết thúc: tháng 01 năm 2020
Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): tháng 11 năm 2022
7. Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ:
- ThS. Nguyễn Ngọc Hoàng
- TS. Hoàng Bắc Quốc
- TS. Nguyễn Thế Cường
- ThS. Đặng Minh Tâm
- ThS. Dương Thị Tú Anh
- ThS. Trần Tấn Hậu
- ThS. Trần Thị Anh Thư
- ThS. Đào Ngọc Tuấn
- KS. Lê Văn Đời
- KS. Trần Văn Tuấn
II. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu
- Thời gian: tháng 01 năm 2023
- Địa điểm: Sở Khoa học và Công nghệ
III. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ
1. Về sản phẩm khoa học
1.1. Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:
- Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài.
- Máy gieo hạt đa năng có công suất 15 - 20HP, số hàng gieo từ 2 - 4 hàng, bề rộng làm việc 1,2m, năng suất 0,5 - 1 ha/ngày, số người vận hành 01 người. Gieo được hạt bắp, đậu với chức năng xới đất cơ bản, rạch hàng, gieo hạt, lấp đất, tỉ lệ sót hạt <5%.
- 02 Báo cáo chuyên đề: (1) Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa ứng dụng máy gieo hạt đa năng và sản xuất truyền thống; (2) Kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá cơ giới hóa trong sản xuất màu (bắp, đậu) ở Hậu Giang.
- Bản vẽ thiết kế máy gieo hạt đa năng (Theo tiêu chuẩn TCVN 0008:1993; TCVN 7285:2003).
- Quy trình kỹ thuật sử dụng máy gieo hạt đa năng.
- 02 Bài báo và đào tạo 03 Đại học.
1.2. Danh mục sản phẩm khoa học đã được ứng dụng (nếu có):
STT |
Tên sản phẩm |
Thời gian dự kiến ứng dụng |
Cơ quan dự kiến ứng dụng |
Ghi chú |
1 |
Máy gieo hạt đa năng GHĐN-HG4
|
10-11/2022 |
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long
|
Ứng dụng gieo đậu nành |
2 |
Máy gieo hạt đa năng GHĐN-HG4 |
|
Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành A, Hậu Giang |
Xin ý kiến của Sở KH&CN Hậu Giang |
3 |
Máy gieo hạt đa năng GHĐN-HG4 |
Sau khi kết thúc nghiệm thu |
Ban Chủ nhiệm đề tài |
- Ứng dụng xây dựng mô hình và chuyển giao vào sản xuất. - Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để thương mại hóa |
2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:
Tạo ra một mẫu máy mới với giải pháp gieo hạt màu gồm phay đất - rạch hàng - gieo hạt - lấp đất với khoảng cách hàng gieo và loại hạt giống thay đổi linh hoạt, phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất màu trên nền đất lúa tại tỉnh Hậu Giang và là cơ sở để nghiên cứu phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất; đẩy nhanh ứng dụng cơ giới hóa các khâu khác trong canh tác cây màu góp phần tăng năng suất lao động, tạo thêm việc làm mà còn góp phần cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động cho người lao động.
3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:
3.1. Hiệu quả kinh tế
Những hiệu quả vượt trội của máy gieo hạt trong sản xuất, tiết kiệm thời gian, chi phí, giải phóng sức lao động là những yếu tố giúp cho việc ứng dụng máy gieo hạt nói riêng và ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển nói chung.
Máy có kết cấu đơn giản, dễ sử dụng, điều chỉnh và bảo dưỡng. Đối với gieo bắp, máy có thể thay thế cho 10 - 12 lao động thủ công, tiết kiệm chi phí gieo hạt > 50%, thời gian thu hồi vốn nhanh; đối với gieo đậu nành, máy có thể thay thế cho 23 - 25 lao động thủ công.
3.2. Hiệu quả xã hội
Đưa máy vào thực tiễn phục vụ kỹ thuật luân canh hoặc thâm cây màu (cụ thể là bắp và đậu nành) trên nền đất lúa tại tỉnh Hậu Giang và mở rộng ra các vùng tương tự ở đồng bằng sông Cửu Long, đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh dịch chuyển nguồn nhân lực ra khỏi ngành và địa phương. Ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo hạt sẽ đẩy nhanh ứng dụng cơ giới hóa các khâu khác trong canh tác cây màu góp phần tăng năng suất lao động, tạo thêm việc làm mà còn góp phần cải thiện điều kiện làm việc, an toàn cho người lao động.