Cơ cấu tổ chức - Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hậu Giang

 

,

Ngày 05-06-2021

LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ TỈNH HẬU GIANG

         

           CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

1. Đại hội (Đại hội toàn thể hoặc Đi hi đi biểu).

 

2. Ban Chấp hành, gồm đại diện cơ quan Liên minh, lãnh đạo một số sở, ngành, ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, một số hợp tác xã thành viên.

 

3. Ban Thường vụ gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các ủy viên Ban Thường vụ; Thường trực gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch chuyên trách.

 

4. Ủy ban Kiểm tra.

 

5. Cơ quan Liên minh.

 

6. Các thành viên của Liên minh là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, tổ hợp tác ngành, lĩnh vực và các tổ chức khác với tên gọi khác nhau trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

 

I. Đại hội

1. Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên minh. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5 năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số uỷ viên Ban chấp hành hoặc ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số thành viên chính thức đề nghị.

2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số thành viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.

3. Đại hội được tổ chức theo hình thức đại hội đại biểu thì slượng, cơ cấu và tỷ lệ đại biu chính thức tham dự đại hội do Ban Chấp hành Liên minh quyết định, trong đó đại biểu chính thức gồm: đại biểu đương nhiên là các ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm, đại biểu chỉ định do Ban Chấp hành Liên minh quyết định (slượng không quá 10% tổng sđại biểu chính thc tham dự đại hội), đại biểu được bầu tham dự đại hội từ các tổ chức thành viên, số lượng theo tỷ lệ quy định của Ban Chấp hành.

4. Đại hội bất thường của Liên minh được tổ chức khi chưa kết thúc nhiệm kỳ do Ban Chấp hành triệu tập theo đề nghị của ít nhất 2/3 ủy viên Ban Chấp hành Liên minh hoặc ít nhất trên 1/2 thành viên chính thức đề nghị. Đại hội được tiến hành để giải quyết những vấn đề cấp bách về tổ chức, hot đng của Liên minh hoặc những vấn đề quan trọng khác vượt quá thẩm quyền của Ban Chấp hành.

5. Khi đến thời hạn tổ chức đại hội nhiệm kỳ hoặc có nhu cầu tổ chức đại hội bt thường, Liên minh phải báo cáo, xin phép Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Nội vụ trước 30 ngày. Khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Liên minh mới được phép tổ chức Đại hội.

6. Nhiệm vụ của Đại hội:

a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ qua.

b) Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình hành động, kế hoạch phát triển của Liên minh nhiệm kỳ tiếp theo trên cơ sở Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Nghị quyết nhiệm kỳ của Đảng bộ tỉnh và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.

c) Thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu cần).

d) Thông qua báo cáo kết quả và phương hướng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tra.

e) Thông qua báo cáo tài chính.

g) Bầu Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra.

h) Bầu Đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

k) Một snội dung khác (nếu cần).

l) Thông qua Nghị quyết Đại hội.

7. Thể thức bầu, nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:

a) Các quyết nghị của Đại hội có thể biểu quyết bng hình thức giơ tay hoc bỏ phiếu kín. Hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.

b) Việc biu quyết phải được quá 1/2 (một phn hai) đại biu chính thức có mt tán thành.

c) Trường hp vng mặt, đại biu được quyn gửi ý kiến tham gia bng văn bản và ý kiến đó có giá trị như đại biểu có mặt tại Đại hội.

 

II. Ban Chấp hành

 

1. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa 2 kỳ Đại hội được bu tại Đại hội; slượng ủy viên Ban Chp hành do Đại hội quyết định.

2. Trong quá trình hoạt động, nếu số lượng ủy viên Ban Chấp hành thiếu so với ủy viên Ban Chấp hành quy định của đại hội thì Ban Chấp hành được bu bổ sung nhưng không quá 1/3 số lượng ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quy định.

3. Khi người đại diện của Liên minh hoặc người đại diện của tổ chức thành viên là Ủy viên Ban chấp hành không còn giữ chức vụ trong tổ chức mình thì đương nhiên không giữ chức Ủy viên Ban chấp hành; người kế nhiệm sẽ được Ban Chấp hành xem xét bầu b sung.

4. Ban Chấp hành có quy chế hoạt động riêng, các quyết định và nghị quyết của Ban Chấp hành được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số ủy viên có mt biểu quyết tán thành.

5. Ban Chấp hành họp thường kỳ 6 tháng một lần để xem xét, đánh giá tình hình hoạt động của Liên minh, bàn bạc và quyết định các giải pháp cần thiết để thực hiện các quyết định, nghị quyết của Liên minh. Khi cần thiết, Ban Chấp hành có thể họp bất thường theo triệu tập của Chủ tịch Liên minh hoặc có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành đề nghị.

6. Ban Chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Tổ chức chỉ đạo, thực hiện Nghị quyết Đại hội và Điều lệ Liên minh, các nhiệm vụ do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh giao.

b) Quyết định chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu phát triển dài hạn, hàng năm của Liên minh.

c) Bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch trong số các ủy viên Ban thường vụ; thông qua quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra.

d) Bầu bổ sung, miễn nhiệm ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ủy ban Kiểm tra.

e) Lãnh đạo việc chuẩn bị các nội dung của Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường và thông qua các báo cáo trình Đại hội.

f) Triệu tập Đại hội theo quy định của Điều lệ.

 

III. Ban Thường vụ

 

1. Ban Thường vụ cơ quan lãnh đạo của Liên minh giữa hai kỳ họp Ban thường vụ gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và một số ủy viên, slượng ủy viên Ban Thường vụ do Ban chấp hành Liên minh quyết định.

2. Ban Thường vụ họp thường kỳ 03 (ba) tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường, nhim kỳ của Ban Thường vcùng với nhiệm kỳ của Ban Chấp hành.

3. Nhiệm vụ và quyn hạn Ban Thường vụ

a) Tổ chức chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của cơ quan lãnh đạo cấp trên và các Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Ban Chấp hành và Điều lệ này.

b) Công nhận và khai trừ tư cách thành viên.

c) Chuẩn bị chương trình, nội dung Hội nghị Ban Chấp hành và Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường.

d) Triệu tập và chủ trì các kỳ họp thường kỳ và bt thường của Ban Chp hành.

e) Xét khen thưởng, kỷ luật thuộc thẩm quyền và đề nghị cấp trên khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.

 

IV. Thường trc

 

1. Thường trực gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch chuyên trách.

2. Thường trực có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Điều hành, giải quyết công việc thường xuyên của Liên minh.

b) Chuẩn bị các nội dung, chương trình kế hoạch hoạt động của Ban Thường v.

c) Quyết định thành lập tổ chức bộ máy giúp việc, nhân sự cơ quan Liên minh ; quyết định cơ cấu tổ chức, nhân sự các đơn vị trực thuộc Liên minh theo quy định phân cấp quản lý về tổ chức, cán bộ của Tỉnh.

d) Quản lý sử dụng tài chính, tài sản của Liên minh theo quy định pháp luật hiện hành.

e) Tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan Liên minh.

 

V. Chủ tch, Phó chủ tch

 

1. Chủ tịch Liên minh do Ban chấp hành bầu ra. Nhiệm kỳ của Chủ tịch là 05: năm theo nhiệm kỳ của Đại hội.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch:

a) Là người đại diện pháp nhân của Liên minh trước pháp luật trong các mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

b) Là người lãnh đo cao nhất của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ, chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh về toàn btổ chức, hot động của Liên minh, chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành mọi hoạt động của Liên minh trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Điều lệ này và quy định của Nhà nước;

c) Là người triệu tập và chủ trì các hội nghị của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ, Thường trực Liên minh;

d) Ký các Nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các Quyết định thuộc thẩm quyền của Liên minh.

e) Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh và trước pháp luật về công tác tổ chức, bộ máy, cán bộ, hoạt động của cơ quan Liên minh theo quy định của Nhà nước.

3. Phó Chủ tịch là người giúp việc Chủ tịch, trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhim trước Chủ tịch về lĩnh vực công tác của Liên minh theo sự phân công của Chủ tịch Liên minh.

 

VI. Cơ quan Liên minh

 

1. Cơ quan Liên minh gồm Thường trực Liên minh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch chuyên trách và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc giúp việc.

2. Về tổ chức, hoạt động của cơ quan Liên minh và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của cơ quan Liên minh được thực hiện theo Luật Công chức, Luật Viên chức và các văn bản pháp luật hiện.

3. Bộ máy giúp việc của cơ quan Liên minh gồm các phòng, ban, đơn vị trực thuộc. Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc làm việc dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực, thực hiện theo Quy chế làm vic của cơ quan Liên minh.

 

VII. Ủy ban kiểm tra

 

1. Ủy ban Kiểm tra do Đại hội bầu, Ủy ban Kiểm tra gồm Chủ nhiệm và một số y viên, số lượng ủy viên do Đại hội quyết định, trong đó có một số là ủy viên là ủy viên Ban chấp hành, một số không phải là ủy viên Ban chấp hành. Chủ nhiệm y ban Kim tra là Ủy viên Thường vụ.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban kiểm tra

a) Xây dựng quy chế làm việc Ủy ban kiểm tra, thông qua Ban Chấp hành.

b) Giám sát và kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết của Ban Chấp hành đối với các thành viên của Liên minh.

b) Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của cá nhân, của tổ chức có liên quan đến đơn vị thành viên, tham mưu giải quyết, báo cáo Ban Chấp hành xem xét, quyết định.

c) Bảo vệ quyền lợi hợp pháp các thành viên.

d) Kiểm tra, giám sát tài chính của Liên minh, báo cáo tại các kỳ họp của Ban Chấp hành, tại hội nghị hàng năm và báo cáo trước Đại hội.

e) Kiến nghị với Ban Chấp hành các hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá nhân các thành viên khi có sai phạm.

Đang online: 1
Hôm nay: 555
Đã truy cập: 254537
THÀNH VIÊN