Lúc 20h50 ngày 23/9/2024, BSCKI. Mai Phương Duy, trực khoa Khám bệnh-Cấp cứu tổng hợp bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang tiếp nhận một bé trai 50 tháng tuổi từ Giồng Riềng-Kiên Giang, vào viện vì khó thở do nhét dị vật vào 2 bên mũi, tình trạng bé quấy khóc, than khó thở, đau mũi, môi hồng, Spo2 khoảng 97-98%, được chẩn đoán: Dị vật đường thở 2 bên mũi, bé được Bác sĩ nội trú Nguyễn Thị Diểm Trinh cùng ekip trực Cấp cứu tổng hợp sử dụng hệ thống nội soi tai mũi họng gắp dị vật là 2 hạt chuỗi to, nằm sâu trong khe mũi dưới 2 bên. Sau khi lấy, kiểm tra thấy niêm mạc mũi 2 bên nguyên vẹn, không trầy xước. Bé được theo dõi tại phòng cấp cứu 1h. Hiện tại, bé tỉnh táo, không khó thở, hết quấy khóc được cho xuất viện trong đêm. Người nhà cho biết, cách nhập viện 1h, bé nhét 2 hạt chuỗi vào trong mũi, người nhà phát hiện có kêu bé thở mạnh ra nhưng hạt chuỗi không ra, dị vật rơi vào sâu hơn, bé than khó thở nhiều, đau mũi, quấy khóc nên người nhà đưa bé đến bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang.
Dị vật đường thở 2 bên mũi
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Diểm Trinh, BS nội trú chuyên khoa I-Tai Mũi Họng khoa Liên chuyên khoa BV Sản Nhi tỉnh Hậu Giang, dị vật đường thở là một tình trạng vật là rơi vào đường thở gây hẹp hoặc tắc hoàn toàn đường dẫn khí. Trẻ sẽ đột ngột thấy khó thở hoặc không thở được, có thể tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng nặng nề do tổn thương các cơ quan do thiếu oxi nếu không được cấp cứu kịp thời. Đối với dị vật mũi nằm sâu trẻ nên được lấy dị vật thông qua nội soi tai mũi họng sẽ giúp quan sát rõ, an toàn, hạn chế tối thiểu tổn thương các cấu trúc bên trong mũi sau khi thực hiện thủ thuật.
Dị vật là 2 hạt chuỗi to, nằm sâu trong khe mũi dưới 2 bên
Dị vật đường thở là một cấp cứu khẩn cấp cần được xử lý kịp thời. Việc sơ cứu đúng cách sẽ giúp trẻ chỉ trong thời gian rất ngắn.
Biện pháp phòng ngừa:
+ Cha mẹ có con nhỏ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ phải luôn cảnh giác quan sát trẻ chơi.
+ Không cho trẻ ngậm đồ chơi, thức ăn trong miệng
+ Trận trọng khi cho trẻ ăn thức ăn trơn, dễ hóc như thạch, hạt trân châu
+ Loại bỏ sạch sẽ các hạt của hoa quả dễ gây hóc như hạt nhãn, chôm chôm, cà na,…
+ Tránh dùng thuốc dạng viên cho trẻ dưới 4 tuổi
+ Tránh mọi hình thức cưỡng ép, bịt mũi trẻ khi cho trẻ ăn để ép trẻ nuốt thức ăn, đặc biệt là chất lỏng.
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ dị vật đường thở phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Tin/ảnh: BS Nội trú Nguyễn Thị Diểm Trinh