Hiển thị chi tiết bài tin - Bệnh viện Sản Nhi

 

TẮM NẮNG Ở TRẺ EM, PHỤ HUYNH ĐÃ LÀM ĐÚNG

Ngày 28-10-2024 - Lượt xem: 45

1. Thói quen tắm nắng cần thay đổi

 

Việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh nhằm giúp cơ thể bé tổng hợp vitamin D và tránh còi xương luôn được nhiều phụ huynh tin tưởng. Cách phơi nắng thường gặp là thực hiện trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 8 giờ sáng (lúc này nắng dịu và không làm nóng trẻ), khi phơi phải cởi toàn bộ quần áo của con cho ánh nắng trực tiếp chiếu lên da giúp các tiền vitamin D trên bề mặt của da chuyển thành vitamin D hoạt tính. Tuy nhiên đây quan điểm sai lầm, thiếu căn cứ khoa học cho thấy sự chưa hiểu đúng về thời gian, cách tắm nắng đúng và hiệu quả còn tồn tại trong phần lớn người chăm sóc trẻ.

2. Tắm nắng cho bé từ góc độ khoa học

Theo công bố từ các nhà khoa học trên thế giới, tắm nắng trước 9h sáng hay sau 4h chiều không có tác dụng giúp cơ thể sản sinh vitamin D. Thông tin này được xây dựng dựa vào các kết quả nghiên cứu về sự khác biệt của tác động sinh học giữa các loại tia khác nhau có trong ánh nắng mặt trời. Các tia này bao gồm các loại tia cực tím (UV) là UVA và UVB, bên cạnh đó còn có UVC nhưng đã bị tầng ozone hấp thụ hết. Theo lý giải của các chuyên gia, trong ánh nắng mặt trời chỉ có UVB là tia duy nhất giúp kích thích tiền tố 7-dehydrocholesterol vitamin D dưới da chuyển hóa thành vitamin D. Tia này có bước sóng khá ngắn (290-320nm), trước 9h sáng hay sau 4h chiều bị hấp thu gần như hoàn toàn bởi tầng ozone, khi tia nắng chiếu thẳng góc với mặt đất (vào giữa trưa), tia UVB hoạt động mạnh nhất. Tuy nhiên, ở khoảng thời gian này, nhiệt độ nắng rất gắt không phù hợp cho cả người lớn lẫn trẻ em. Chưa kể, nếu phơi nắng trong khoảng thời gian này, bé sẽ phải chịu thêm tác động của tia UVA (ngoài tia UVB) nên càng hại cho sức khỏe gấp bội.

3. Tác hại nếu tắm nắng sai thời điểm, không đúng cách.

Cụ thể tia UVA tồn tại mọi lúc khi có ánh nắng mặt trời, có bước sóng dài nhất, có thể xuyên qua da tới tận lớp hạ bì làm tổn thương tế bào đáy, là nguyên nhân hàng đầu gây bỏng da, lão hoá da, sạm da và tăng nguy cơ ung thư da....

Ngoài ra, tia UV nói chung cũng có nguy cơ gây các bệnh về mắt, trong đó bao gồm đục thuỷ tinh thể. Việc tắm nắng không đúng cách có nguy cơ khiến trẻ sơ sinh dễ bị ung thư da và lão hoá da sau này. Hơn nữa, nếu nơi tắm nắng cho bé có không khí ô nhiễm, trẻ hít phải nhiều khói bụi, vi khuẩn và mắc các bệnh lý do nhiễm khuẩn.

4. Lời khuyên từ chuyên gia

Khuyến cáo mới nhất từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ chỉ ra, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bởi làn da lúc này rất mỏng và nhạy cảm,  dễ bị tác động bởi tia UV. Nhiều nước trên thế giới khuyên người dân không nên cho trẻ dưới 2 tuổi tắm nắng.

.

Thế nhưng, để tắm nắng mà tạo đủ 1000 IU vitamin D mỗi ngày cho bé là chuyện gần như không thể. Vì lý do trên, các tổ chức Y tế hiện nay khuyến cáo nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoặc sữa công thức <1 lít/ngày, kết hợp uống thêm Vitamin D 400 IU/ngày sẽ tốt cho sự phát triển của xương , có thể uống kéo dài ít nhất đến 12 tháng tuổi, và nếu có điều kiện có thể cho trẻ uống đến 2 tuổi, đồng thời hạn chế nguy cơ tổn thương da do tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Đặc biệt cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời dù ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.


Tin cùng chuyên mục

Chi tiết tìm kiếm


Bài viết đã xuất bản.

Về 0 kết quả bài viết

Văn bản

Về 0 kết quả văn bản
Đang online: 1
Hôm nay: 288
Đã truy cập: 52030